{Tìm hiểu} Dây đau xương chữa đau xương khớp có tốt không?

Dây đau xương là vị thuốc nam quen thuộc với người mắc bệnh xương khớp. Bởi, dược liệu này có công dụng chống viêm, giảm đau… hiệu quả, được sử dụng trong các bài thuốc đông y. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc về công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý về dược liệu này. Để rõ hơn về vị thảo dược này mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Dây đau xương là cây gì?

Tên gọi khác: Khoan cây đằng, cây đau xương, Tục cốt đằng.

Tên khoa học: Tinospora Sinensis Merr

Họ: Tiết đề

Cái tên Dây đau xương được bắt nguồn từ chính hình dáng và công dụng. Bởi, cây mang đến tác dụng giúp giảm đau cho người mắc bệnh xương khớp. Đây được xem là vị thuốc quý xuất hiện nhiều trong các bài thuốc cổ phương và được lưu truyền rộng rãi cho đến tận hôm nay.

2. Đặc điểm thảo dược

Để nhận biết dược liệu, độc giả có thể dựa vào các đặc điểm sau:

2.1. Đặc điểm hình dáng

Cây thân leo, cành dài và có xu hướng rủ xuống đất. Khi cây mới phát triển, cành có lông tơ, nhẵn. Lá cây hình trái tim, chiều rộng 8-10cm, chiều dài 10-12cm, mặt dưới màu trắng nhạt, mặt trên màu xanh có đường gân rõ ràng.

Hoa của cây Dây đau xương có màu trắng, nở thành từng chùm. Quả thì có hình bán cầu, hóp lại, khi chín có màu đỏ, chảy ra dịch nhầy.

2.2. Phân bố

Thảo dược này mọc nhiều ở nơi có khí hậu nhiệt đới, ưa thời tiết như Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…

3. Cách thu hái và bảo quản dược liệu

Dây đau xương có thể thu hái quanh năm, nhưng khi hái nên chọn phần thân già của cây. Sau khi thu hái nên thái nhỏ thân để phơi khô hoặc sấy, được sử dụng để sắc thuốc uống hoặc ngâm rượu.

Trong quá trình sử dụng, nên bảo quản dược liệu đã khơi khô ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc. Thỉnh thoảng có thể đem ra phơi nắng. Nếu phát hiện dược liệu bị hư hỏng thì không nên sử dụng nữa.

4. Thành phần hóa học

Theo các tài liệu, Dây đau xương có chứa nhiều hoạt chất Alkaloid.

Ngoài ra, cành của loại dược liệu này còn có thành phần Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B – hoạt chất có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giảm đau nhanh chóng.

5. Dây đau xương chữa được bệnh gì?

Trong Đông y, cây đau xương có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, dược liệu có công dụng khu phong, trừ thấp, mạnh gân hoạt cốt. Do đó, được sử dụng trong các bài thuốc với công dụng:

  • Chữa đau nhức xương khớp
  • Điều trị bệnh phong tê thấp
  • Đau vai gáy
  • Chữa tê dại, chấn thương tụ máu
  • Điều trị sốt rét
  • Chữa bệnh tràn dịch khớp gối, tê bì chân tay
  • Có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh gout
  • Giảm đau mỏi cơ gân

6. Dây đau xương chữa xương khớp có hiệu quả không?

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, Dây đau xương chứa nhiều hoạt chất tốt cho tình trạng đau nhức xương khớp. Cụ thể, hoạt chất Akaloid có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm cực nhạy.

Ngoài ra, hoạt chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinesid A, B có tác dụng chống viêm cực hiệu quả. Do vậy, người xưa thường sử dụng thảo dược này trong bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng sưng đỏ.

Thêm nữa, dược liệu này còn có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi cơn đau nhức, tê mỏi chân tay khi ngồi lâu một tư thế. Đồng thời, hạn chế sự tổn thương tới hệ xương khớp do mang vác vật nặng, làm việc quá sức, cải thiện triệu chứng viêm khớp, phong tê thấp…

Nhờ những đặc tính trên, Dây đau xương được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh lý xương khớp như: Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy…

7. Các bài thuốc chữa bệnh từ Dây đau xương

Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sử dụng cây đau xương dưới đây:

7.1. Chữa đau thần kinh tọa

Nguyên liệu: Chuẩn bị Dây đau xương, Kê huyết đằng, cành lá Kim ngân và Ngũ vị tử, mỗi loại 15g.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào trong ấm thuốc, sắc cùng với 750ml nước. Sắc cho đến khi còn 500ml nước thì tắt bếp. Bài thuốc này uống liên tục trong 15 ngày, các triệu chứng đau thần kinh tọa sẽ được cải thiện.

7.2. Chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp

Cách 1:

Chuẩn bị: Lấy lá Dây đau xương đem rửa sạch.

Thực hiện: Giã nát lá sau đó trộn với một ít rượu rồi vắt lấy nước cốt để uống. Phần bã còn lại đem đun nóng rồi chườm vào các vùng sưng để giảm bớt cơn đau.

Cách 2

Chuẩn bị: Thân của cây đau xương, cắt thành từng khúc nhỏ.

Thực hiện: Đem sao vàng nguyên liệu đã chuẩn bị hoặc có thể sử dụng thân cây đã được phơi khô ngâm với rượu trắng, chia theo tỉ lệ 1:5. Mỗi ngày chia 3 lần, uống theo liều lượng vừa đủ. Trường hợp người bệnh không uống được rượu có thể đem sắc lấy nước uống.

7.3. Chữa đau lưng mỏi gối, thấp khớp

Nguyên liệu:

12g Dây đau xương

20g củ mài

20g Cẩu tích

16g Tỳ giải

16g Đỗ trọng

16g Bổ cốt toái

12g rễ cỏ xước

12g Thỏ ty tử

Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc với 1,5l nước. Đun sôi cho tới khi nước trong ấm chỉ còn 1 lít. Sử dụng nước thuốc sắc uống thay nước lọc. Áp dụng bài thuốc này đều đặn 15-20 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

7.4. Chữa thấp khớp mạn tính

Chuẩn bị: Cây đau xương, lá lốt, tang chi, rễ gấc, Thiên niên kiện mỗi vị 20g; thân cây trâu cổ, rễ cỏ xước, dây rung rúc, rễ tầm xuân, Phục linh mỗi vị 20g.

Thực hiện: Sắc tất cả các nguyên liệu trên với nước 2 lần, sau đó lấy khoảng 400ml nước thuốc. Tiếp tục đun nhỏ lửa để nước cô lại thành cao lỏng. Mỗi lần uống, lấy một ít cao hòa với rượu hoặc nước lọc, ngày uống 3 lần.

7.5. Chữa trật khớp, bong gân

Chuẩn bị: Lá cây đau xương, hồi hương, đinh hương, vỏ sồi, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế, quế, vỏ núc nác.

Thực hiện: Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm lên chỗ đau. Tuy nhiên, không nên đắp trong giai đoạn đầu khi mới bị bong gân.

7.6. Chữa phong tê thấp

Chuẩn bị: Dây đau xương, rễ cỏ xước, Cam thảo, Cốt khí củ, đơn gối hạc, lá lốt, rễ tầm, mỗi loại 20g.

Thực hiện: Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống, sử dụng đều đặn trong vòng 1 tháng đến khi triệu chứng thuyên giảm.

8. Mua Dây đau xương ở đâu? Giá bao nhiêu?

Cây đau xương là vị thuốc quen thuộc, vì vậy độc giả có thể tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc đông y trên toàn quốc. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian mua hàng, bạn có thể đặt mua online, tuy nhiên hình thức mua hàng này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, nên chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn.

Hiện nay, dược liệu này được bán ở khoảng 100.000 – 125.000VNĐ /1kg khô. Tùy thuộc vào vùng miền, thời điểm mà giá có thể thay đổi, tuy nhiên không chênh lệch nhiều.

9. Lưu ý khi sử dụng Dây đau xương

Sử dụng cây đau xương có ưu điểm là giúp giảm đau nhức xương khớp, không gây tác dụng phụ và hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi sử dụng bài thuốc có thành phần dược liệu này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chỉ nên sử dụng dược liệu này khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Bảo quản dược liệu dễ bị ẩm mốc, khi thấy có biểu hiện mốc người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng.

Ngoài ra, nếu sử dụng đơn độc loại dược liệu này thì không đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các phương pháp thu hái, chế biến còn thô sơ nên không lấy hết được các hoạt chất trong cây này.

Với những thông tin trên đây, khi gặp phải cơn đau xương khớp mà trong nhà có sẵn loại cây này thì chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng như thế nào cho hợp lý. Tuy nhiên, để việc cải thiện tình trạng bệnh xương khớp đạt hiệu quả cao và bền vững, độc giả nên tìm hiểu và bổ sung các sản phẩm thảo dược.

Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0343 44 66 99 để được dược sĩ tư vấn một cách cụ thể và chi tiết.

Xem thêm:

  • 3 cách giảm đau nhức xương khớp mùa mưa lạnh – Tham khảo để khắc phục trong mùa đông lạnh
  • Cây thiên niên kiện – Thêm 1 loại thảo dược quý cho người bệnh xương khớp
  • Chữa đau vai gáy bằng lá lốt – Bài thuốc dân gian đơn giản nhưng lại rất hiệu quả