Người Việt mình hay quan niệm xếp 6 bát trên mâm cúng để cho đủ mâm, nhưng thực chất đó lại là cách làm sai.
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng các vong linh được thả khỏi cổng địa ngục để quay về trần gian. Vậy nên Rằm tháng 7 không chỉ là ngày Rằm thông thường mà nó còn là ngày Xá tội vong nhân và đồng thời là ngày lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ. Chính vì thế mà vào ngày này, người Việt rất coi trọng việc thờ cúng để cầu cho cả gia đình bình an, xua đuổi mọi vận xui đeo bám.
Rằm tháng 7 âm lịch được gọi là lễ Vu Lan nhằm báo hiếu ông bà tổ tiên, tưởng nhớ đến người thân đã khuất.
Lễ Vu Lan vốn là một phong tục đẹp trong văn hóa Phật giáo. Theo đó, lễ này bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của bồ tát Mục Kiều Liên. Lúc còn sống, mẹ của ông làm nhiều điều ác, thậm chí xúc phạm chư Tăng nên khi chết bị đày xuống địa ngục làm con ma đói. Thương xót mẹ nhưng không có cách nào cứu được, ông đã được đức Phật chỉ cách phải cúng chư Tăng vào dịp Rằm tháng 7. Ngoài ra còn phải nhờ phước lực của mười phương chư Tăng mới cứu được mẹ thoát khỏi những khổ đau nơi địa ngục.
Sau khi làm theo lời dạy của Đức Phật, mẹ của bồ tát Mục Kiều Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng, ai muốn báo hiếu cha mẹ cũng nên làm theo cách này, từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Mâm cúng lễ Vu Lan có thể chuẩn bị đồ mặn hoặc đồ chay tùy gia đình. Nhưng theo quan điểm của Phật giáo nên làm cỗ chay. Cũng không cần chuẩn bị mâm cúng hoành tráng, mà quan trọng hơn cả là đồ cúng lễ phù hợp với hoàn cảnh gia đình, được thực hiện trang nghiêm và thành tâm.
Mâm cúng lễ Vu Lan có thể chuẩn bị đồ mặn hoặc đồ chay tùy gia đình.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) chia sẻ trên báo Lao Động: “Trong ngày cúng Lễ Vu Lan (rằm tháng 7) bao giờ cũng phải cúng tổ tiên nhà mình. Người ta thường chuẩn bị đồ cúng “trên chay dưới mặn”. Tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mặn. Các món được chuẩn bị tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, hoặc nấu các món ăn khi xưa ông bà tổ tiên của mình thích.
Nếu người nào là trưởng tộc, thì chỉ cúng xôi và thủ lợn, đuôi lợn và 9 bát xếp chồng lên nhau, 9 đôi đũa. Nếu không có lợn thì cúng gà.
Nếu là con trưởng trong nhà thì cúng 1 mâm cơm. Tùy tâm, có ít cúng ít, nhiều cùng nhiều, nhưng không thể thiếu là 7 cái bát chồng lên nhau.
Nếu không phải con trưởng thì cúng 1 mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 cái bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường. Các gia đình nhớ là phải xếp bát chồng lên nhau.
Nhiều Người Việt lâu nay thường lầm tưởng xếp 6 cái bát, để các cụ ngồi thành một mâm, thực ra không phải vậy. Số lượng bát cúng tùy thuộc vào việc bạn là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc”.
Ngoài ra để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp người đã khuất, quan niệm dân gian cho rằng vào lễ Vu Lan, con cháu nên làm việc thiện, bố thí cho người nghèo, giúp đỡ người khốn khổ. Để tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất núi, thế hệ sau nên nhắc nhở cho con cháu sống noi gương theo truyền thống hiếu đạo của người Việt.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!