Công thức hóa học của giấm là gì? Hướng dẫn cách làm đơn giản tại nhà

Giấm ăn ắt hẳn không còn xa lạ với chúng ta ngày nay, nó được sử dụng trong nấu ăn với các công thức khác nhau. Vậy ngoài được dùng trong nấu ăn, loại nguyên liệu này còn có ứng dụng nào khác không? Công thức hóa học của giấm như thế nào? Đón đọc bài viết sau để tìm lời giải cho các thắc mắc trên nhé.

Giấm ăn là gì?

Giấm là một loại chất lỏng có vị chua với thành phần chính là axit axetic (nồng độ từ 2 – 5%). Nó được hình thành nhờ sự lên men của rượu etylic (C2H5OH). Đó là sự chuyển hóa ethanol cùng oxy.

Công thức hóa học là CH3COOH và là một loại axit yếu.

Chúng đã được làm ra và sử dụng từ hàng nghìn năm trước như từ khoảng 5000 năm TCN, người Babylon đã dùng chún quả trà để làm ra nó và rượu. Các vết tích của giấm cũng đã được tìm thấy từ 3000 năm TCN tại Ai Cập cổ đại.

Tìm hiểu công thức hóa học của giấm ăn

Công thức hóa học của giấm

Công thức hóa học của giấm

Cách phân loại giấm ăn

Giấm ăn hiện nay có rất nhiều loại khác nhau và có thể phân loại dựa trên nguyên liệu sản xuất như:

Loại giấm

Đặc điểm

Công dụng trong nấu ăn

Giấm trắng

  • Trước kia được lên men từ các thực phẩm như khoai tây, củ cải đường, mật ong đường hoặc váng sữa. Ngày nay, đã thay bằng rượu ngũ cốc và được bổ sung thêm một số thành phần dinh dưỡng khác như men, phophat.
  • Có nồng độ axit axetic từ 4 – 7% và 93 – 96% nước. Ở những loại dùng cho mục đích công nghiệp còn lên đến 20% CH3COOH.
  • Có màu trắng trong suốt, mùi hương mạnh và vị hơi chua cho tới chua gắt.
  • Cùng với đường giúp giảm độ mặn cho món ăn
  • Tăng độ mềm cho thịt khi dùng để ướp
  • Khử mùi tanh cho cá
  • Kéo dài thời gian bảo quản cá, giúp chúng không bị ươn
  • Giúp cá không bị nát, bở khi thêm vào nồi cá kho

Giấm táo

  • Lên men từ quả táo tươi với nồng độ axit axetic tư 4 – 8%
  • Trên thị trường hiện nay có hai loại phổ biến

+ Dạng nước: dùng trong thời gian ngắn

+ Dạng bột: dùng công nghệ hiện đại để tách nước từ giấm táo dạng nước, có hạn sử dụng lâu hơn.

  • Ngoại quan: màu vàng nhạt, vị chua thành dịu và thoảng hương táo.
  • Tăng vị đậm đà cho món thịt nướng
  • Giúp bánh nướng tăng độ giòn xốp, hương thơm
  • Loại bớt hóa chất khi sử dụng để rửa trái cây
  • Rút ngắn thời gian luộc trứng và giúp vỏ trứng không bị nứt khi làm nước để luộc
  • Tăng thêm hương vị cho bánh kẹo

Giấm gạo

  • Lên men từ gạo với nồng độ CH3COOH cao hơn so với các loại giấm khác
  • Vị chua dịu, không quá gắt
  • Có màu trong suốt đến màu vàng nhạt, đen hoặc đỏ tùy thuộc vào loại gạo sử dụng

+ Màu đen: làm từ gạo nếp đen, cao lương hoặc hạt kê. Hương vị đậm như mùi khói.

+ Màu đỏ: lên men bằng việc nuôi cấy từ Monascus purpureus với hương vị đặc trưng

  • Dùng trong cá món gỏi, làm một số loại sốt chua ngọt và ngâm rau củ quả
  • Giúp bảo quản thịt lâu hơn
  • Đối với giấm gạo đỏ thường sử dụng trong món mì, súp hoặc hầm do có vị ngọt nhưng hơi chát.

Giấm rượu

  • Sản xuất từ các loại rượu như vang đỏ, cherry, sâm banh,…
  • Có vị chua ngọt dịu, nồng độ axit thấp hơn so giấm trắng
  • Khử thực phẩm có mùi tanh
  • Tạo hương vị, mùi thơm cho món ăn
  • Cân bằng vị mặn cho món ăn
  • Sử dụng cho một số loại sốt như mayonnaise, sốt bơ,…

Giấm Balsamic

  • Điều chế từ rượu nho và được ủ trong thùng gỗ tới 50 năm
  • Giá thành cao
  • Có màu đen, vị ngọt, rất thơm
  • Làm nước sốt trộn salad hya rưới lên các món khai vị
  • Tăng hương vị cho sườn nướng
  • Giúp rau củ có màu xanh tươi ngon khi cho vào nước luộc
Có rất nhiều loại giấm ăn hiện nay

Có rất nhiều loại giấm ăn hiện nay

>>>XEM THÊM: Thạch tín là chất gì? Đặc điểm, ứng dụng và tác hại cần biết

Những công dụng tuyệt vời của giấm ăn hiện nay

Bên cạnh việc làm gia vị cho món ăn thì giấm còn có nhiều công dụng khác phải kể đến như:

  • Kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  • Các nguyên tố vi lượng trong giấm cần thiết cho các quá trình trao đổi chất, chống lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh tật.
  • Là loại thực phẩm có tính kiềm sinh lý nghĩa là khi vào cơ thể sẽ sản sinh phản ứng kiềm giúp trung hòa một lượng thức ăn tính axit. Từ đó, giúp duy trì sự cân bằng độ pH trong môi trường cơ thể.
  • Tác dụng kháng khuẩn và làm đẹp da nhờ chứa các vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Diệt cỏ dại.
  • Ngăn ngừa kiến.
  • Khử mùi hôi cống, lỗ thoát nước.
  • Tẩy các vết hoen gỉ của kim loại.
  • Giúp giữ hoa tươi lâu hơn.
  • Tẩy các vết bẩn trên quần áo.
Sử dụng giấm ăn để kháng khuẩn, rửa sạch các vết bẩn trên quần áo,...

Sử dụng giấm ăn để kháng khuẩn, rửa sạch các vết bẩn trên quần áo,…

Lưu ý khi sử dụng giấm ăn an toàn, hiệu quả

  • Do thực phẩm này có tính axit cao, do vậy không nên sử dụng nó quá nhiều hoặc thường xuyên
  • Có thể gây hỏng men răng khi dùng quá nhiều, đặc biệt là giấm trắng
  • Sử dụng không đúng cách, sai liều lượng khi dùng chung với một số loại thuốc kiểm soát đường máu, trị tim mạch,… có thể gây ra tác dụng phụ
  • Không sử dụng giấm nguyên chất lên da vì có thể gây tổn thương. Cần pha loãng và kiểm tra mức độ dị ứng trước khi dùng,…

Những đối tượng không nên ăn giấm

  • Người đang điều trị với các loại thuốc như sulfathiazole,…
  • Khi đang uống các loại thuốc có tính kiềm hay thuốc giãn cơ dạ dày
  • Người bị thương ở xương
  • Những người bị viêm mật, viêm loét và viêm mạc dạ dày quá nhiều

Hướng dẫn cách làm giấm ăn đơn giản ngay tại nhà

1. Đối với giấm dừa

Nguyên liệu:

  • Dừa tươi: 1 lít
  • Chuối xiêm: 5 quả
  • Rượu trắng: 100ml
  • Nước lọc 1,5 lít
  • Hũ thủy tinh sạch

Cách làm:

  • Chuối bóc vỏ, cắt nhỏ và cho vào hũ. Cho thêm rượu trắng, nước dừa tươi và nước lọc đã khuấy đều vào. Đậy nắp chặt và đặt hũ nơi khô thoáng, tránh ánh nắng, không xê dịch hũ trong suốt quá trình ủ. Đợi trong 2 tháng để con giấm hình thành
  • Sau khoảng 2 tháng, đổ phần nước để sử dụng. Tuy nhiên, cần lọc lại và có thể đun sôi để giấm được trong hơn. Có thể cho thêm 1 lít nước dừa, 100 ml rượu trắng và 1,5 lít nước lọc vào hũ giấm cái tiếp tục làm mẻ mới.
Cách làm giấm dừa đơn giản tại nhà

Cách làm giấm dừa đơn giản tại nhà

2. Giấm gạo

Nguyên liệu:

  • Gạo: 1kg
  • Men bia: 500g
  • Nước lọc: 1,5 lít
  • Trứng gà tươi: 2 quả
  • Đường tinh: 400g
  • Vải lọc: 1 miếng
  • Hũ thủy tinh sạch

Cách làm:

  • Vo gạo và nấu cơm bình thường. Sau đó, ngâm cơm với phần nước lọc đã chuẩn bị rồi cho vào tủ lạnh để qua đêm
  • Lấy phần cơm ra, lọc kỹ phần nước. Khuấy đều phần nước cơm với đường theo tỷ lệ 4 nước, 2.5 đường. Đun sôi nước đường khoảng 20 phút rồi để nguội hoàn toàn.
  • Trộn men bia vào hỗn hợp trên và cho vào hũ, ủ nơi khô thoáng, tránh ánh sáng khoảng 1 tuần.
  • Sau 1 tuần, lấy nước giấm ra khỏi hũ, lọc lại một lần nữa để sản phẩm được trong. Tách lấy 2 lòng trắng trứng, cho nước giấm đã được lọc vào, đun sôi và có thể sử dụng.
Giấm gạo được làm như thế nào

Giấm gạo được làm như thế nào

Trên đây là những thông tin về giấm ăn là gì, công thức hóa học của giấm cũng như công dụng của nó và một số cách làm đơn giản tại nhà mà VietChem muốn chia sẻ đến các bạn. Giờ quý bạn đọc có thể dễ dàng làm ra chúng để sử dụng rồi phải không? Thường xuyên đón đọc cái bài viết mới trên vietchem.com.vn tìm hiểu những điều thú vị khác trong cuộc sống quanh chúng ta.