Công suất RMS là gì? Sự khác biệt của RMS và công suất PMPO?

Bạn thường gặp những ký hiệu như công suất RMS, PMPO trên các thiết bị như loa karaoke, loa hội trường,… Nhưng không hiểu ý nghĩa của chúng và ứng dụng như thế nào. Vậy thực chất công suất RMS là gì? Công suất PMPO là gì? Ý nghĩa và cách vận dụng hai loại công suất này của loa trong viêc phối ghép thiết bị? Cùng Lạc Việt Audio tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Tham khảo thêm:

  • Nguồn Phantom 48V là gì? Dòng micro nào sử dụng bộ nguồn này?
  • Loa bị nổ lụp bụp? Nguyên nhân, cách khắc phục như thế nào?
  • 5 nguyên nhân loa bị mất treble và cách khắc phục đơn giản nhất

Công suất RMS là gì?

Công suất RMS là gì? Công suất RMS viết tắt của cụm từ Root Mean Squared là công suất thực hay công suất tiêu thụ hiệu dụng của các thiết bị điện tử âm thanh như amply karaoke hay loa mà các nhà sản xuất quy định.

Công suất RMS là mức mà các thiết bị nếu hoạt động ở công xuất này thì sẽ hoạt động được lâu dài và bền bỉ trong điều kiện thông thường. Đây cũng là một trong những thông số cực quan trọng mà chúng ta cần quan tâm khi phối ghép các thiết bị như cục đẩy công suất hay amply với các dòng loa khác nhau.

Công suất RMS là khái niệm được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, đo lường và các thiết bị điện tử. Nó để chỉ giá trị trung bình của bình phương các giá trị đo tức thời trong một khoảng thời gian nhất định. Với dòng điện xoay chiều thì công suất RMS hiệu dụng P được tính theo công thức:

P = I² . R hoặc P = U²/R

Trong đó I là cường độ dòng điện sử dụng, U là hiệu điện thế và R là điện trở của các thiết bị.

Công suất RMS của loa là gì?

Như vừa tìm hiểu khái niệm công suất RMS là gì thì chúng ta có thể khẳng định được công suất RMS của loa chính là công suất suất thực của chiếc loa đó. Tức là công suất loa chạy tín hiệu Pink Noise (từ20Hz-20kHz) liên tục trong 8 giờ (lưu ý đây là chạy thí nghiệm để đo sức chịu đựng của loa).

Như vậy giờ bạn đã biết công suất loa RMS là gì rồi, bạn chỉ cần hiểu đơn giản đó là công suất thực. Và khi hoạt động ở công suất này, loa có thể hoạt động bền bỉ và lâu dài nhất.

Công suất PMPO là gì?

Công suất PMPO là gì? PMPO là viết tắt của cụm từ Peak Music Power Output có nghĩa là công suất đỉnh hay công suất cực đại của thiết bị âm thanh mà bạn sử dụng. Nhiều người thường gọi công suất PMPO với một tên gọi quen thuộc hơn đó là công suất Peak.

Gọi là công suất cực đại mà thiết bị có thể đạt được nhưng khi hoạt động ở công suất PMPO thì chỉ sau khoảng thời gian cực ngắn (tầm 1-2 giây) và vượt ngưỡng giới hạn là lập tức thiết bị sẽ bị cháy hỏng.

Công suất PMPO thường có giá trị rất lớn so với công suất RMS. Thông thường là lớn gấp 20-50 lần tùy hãng sản xuất. Tuy nhiên công suất PMPO lại không thực sự có ý nghĩa nhiều trong việc chọn lựa các thiết bị âm thanh. Vì chúng ta sẽ chẳng dùng thiết bị với mức công suất này để chúng nhanh hỏng cả. Công suất PMPO là mức giới hạn để người dùng sử dụng và nó cũng được nhiều hãng làm chiêu trò quảng cáo marketing đánh tới tâm lý người dùng cần sản phẩm công suất cao.

Sự khác nhau giữa công suất PMPO và công suất RSM của loa là gì?

Điểm khác biệt quan trọng nhất của hai loại công suất này đó chính là công suất RMS của loa cho phép loa hoạt động ổn định và bền bỉ ở mức công suất này. Còn công suất PMPO chỉ cho phép loa hoạt động trong một khoảng thời gian cực ngắn (chẳng hạn như phần cao trào của bài hát).

Công suất PMPO (thường gọi là công suất ảo) có giá trị lớn hơn rất nhiều công suất thực RMS. Chẳng hạn nếu một dòng loa có công suất đỉnh lên đến 1000W thì thực tế công suất thực RMS chỉ ở ngưỡng 40-50W mà thôi.

Công suất loa RMS có ý nghĩa trong việc lựa chọn thiết bị loa và các thiết bị phối ghép cùng trong khi công suất PMPO thì không.

Ý nghĩa của công suất RMS trong việc lựa chọn các thiết bị âm thanh

Để có một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, chất lượng thì việc lựa chọn các thiết bị phù hợp với nhau rất quan trọng. Từ hệ thống karaoke gia đình cho đến những dàn âm thanh hội trường, sân khấu chuyên nghiệp đều cần quan tâm tới vấn đề này.

Và việc đầu tiên chúng ta cần lưu ý đó chính là công suất RMS. Tại sao công suất RMS lại có ý nghĩa quan trọng như vậy?

  • Thứ nhất, công suất RMS sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng và độ bền của hệ thống. Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, bền bỉ và lâu dài.
  • Thứ hai, công suất RMS giúp chúng ta tránh được hiện tượng quá tải hay cháy nổ hoặc bị méo tiếng, vỡ tiếng hay rè.
  • Công suất RMS là công suất cần biết ngay từ đầu để chọn dòng loa có công suất cho phù hợp với diện tích, không gian. Đảm bảo được chất lượng âm thanh.
  • Ngoài ra nhiều hãng sản xuất âm thanh còn công bố mức công suất Programme – là mức công suất đỉnh của mức trung bình RMS. Tức là mức công suất mà loa thường xuyên hoạt động.

Như vậy công suất RMS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phối ghép thiết bị âm thanh. Vậy nguyên tắc để chọn công suất RMS giữa các thiết bị như thế nào là chuẩn? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé!

Nguyên tắc chọn công suất RMS của loa, amply, cục đẩy công suất phù hợp

Để dàn âm thanh của bạn hoạt động tốt, ít lỗi và không xảy ra các hiện tượng đáng tiếc thì bạn cần lựa chọn các thiết bị có công suất RMS cho phù hợp. Nguyên tắc chọn như sau:

  • Khi chọn amply thì công suất của amply tối ưu nên gấp từ 1.5-2 lần công suất RMS của loa (lưu ý là phải tính ở cùng mức trở kháng). Nếu không ít nhất công suất của amply phải bằng với công suất loa RMS mới đảm bảo hoạt động của 2 thiết bị. Nếu bạn chọn amply có công suất nhỏ hơn công suất RMS của loa thì khi hết hợp có thể gây cháy 2 thiết bị.
  • Khi chọn cục đẩy cho loa thì phải đảm bảo công suất của cục đẩy phải lớn hơn công suất RMS của loa. Rất nhiều trường hợp cháy loa là do lựa chọn công suất đẩy nhỏ hơn công suất loa RMS. Theo nguyên tắc ưu tiên thì bạn nên chọn cục đẩy có công suất bằng với công suất Program của loa. Tuy nhiên quy tắc này không phải đúng với tất cả các dòng loa chẳng hạn như loa sub hay các dòng loa nghe nhạc như loa âm trần, loa treo tường,…

Ví dụ cụ thể khi chọn thiết bị phù hợp với công suất RMS của loa

Để bạn hiểu hơn về các chọn công suất RMS phù hợp thì chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ nhỏ như sau:

Chẳng hạn bạn đang có chiếc loa sẵn ở nhà với công suất RMS là 500W, trở kháng là 8Ohm. Nếu bạn muốn mua amply hay cục đẩy cho loa thì nên chọn như sau:

Amply có công suất RMS từ 500-1000W (điều kiện trở kháng 8Ohm)

Cục đẩy có công suất RMS từ 500-1000W ở chế độ 8Ohm (vì đa số dòng đẩy hiện nay đều hỗ trợ 2 mức trở kháng là 4Ohm hoặc 8Ohm nên bạn cần phân biệt rõ để chọn thiết bị cho phù hợp.

Nếu bạn muốn kết hợp các thiết bị phù hợp về công suất RMS rồi nhưng lại có trở kháng khác nhau thì có thể dùng các phương pháp ghép loa nối tiếp hoặc song song để đạt được trở kháng như mong muốn.

Một vài điều thú vị về công suất RMS của loa và công suất PMPO

Đơn vị đo công suất RMS là gì? Tất nhiên là Watt (W) rồi vì thực chất công suất RMS và công suất PMPO cũng chỉ là công suất mà thôi.

Làm thế nào để đo được công suất RMS và công suất PMPO của loa? Cách đơn giản nhất là bạn dùng đồng hồ đo điện tử vạn năng rồi áp dụng theo công thức mà chúng tôi giới thiệu bên trên để xác định nhé! Tuy nhiên có đo thì đo công suất RMS của loa thôi chứ không ai lại đo công suất PMPO sau đó thiết bị hỏng cả.

Một sự thật là đa số những nhà bán hàng luôn cố tình để khách hàng thấy công suất PMPO (công suất ảo) vì nhiều khách hàng nghĩ công suất thiết bị càng lớn sẽ càng tốt. Đây là một cách để maraketing nên nếu bạn là người tiêu dùng thì nên phân biệt rõ được hai loại công suất này để không bị lừa nhé!

Trên đây là bài viết giới thiệu về hai khái niệm công suất RMS là gì, công suất PMPO là gì cũng như ý nghĩa, cách chọn công suất RMS của loa và các thiết bị cho phù hợp. Mong rằng với những thông tin mà Lạc Việt Audio chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được công suất loa RMS là gì cũng như chọn lựa được các thiết bị phù hợp nhất cho dàn âm thanh của mình. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích khác nữa nhé! Hẹn gặp các bạn vào những bài viết sau!