Làm sao để phần biệt sứa độc và không độc? Có rất nhiều loại sứa khác nhau, một số loại mang lại những chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít loại chứa nhiều độc tố, gây ra những nguy hại cho sức khỏe nếu bạn vô tình ăn phải hoặc tắm đụng phải chúng.
Tại vùng biển của Việt Nam, 2 loại sứa độc hay xuất hiện phổ biến nhất là sứa bắp cày (hay còn gọi là sứa xanh) và sứa lửa (hay còn gọi là sứa đỏ).
2.1 Đặc điểm nhận diện sứa độc
Đặc điểm nhận diện 2 loại sứa độc này dễ dàng nhất là dựa vào màu sắc của chúng:
a) Sứa bắp cày:
Sứa bắp cày thường có màu ánh xanh lẫn với màu nước biển. Chúng sống trôi nổi ở vùng ven bờ biển tại nước ta, khi thời tiết xấu, sóng biển lớn chúng thường có xu hướng di chuyển vào gần bờ để trú ngụ.
Sứa bắp cày có dáng hình hộp, kích thước từ 2-20 cm (không kể xúc tu), tròn như cái chậu úp, màu sắc trong suốt hơi ánh xanh với 15 xúc tu dài (có thể tới 20cm – 3m).
Trên cơ thể sứa bắp cày có hàng nghìn nang trâm chứa nọc độc, chúng có khả năng tấn công hệ tim mạch, hệ thần kinh ngoại biên và biểu bì gây trụy tim dẫn đến tử vong. Vì thế bạn cần lưu ý và quan sát kỹ khi tắm biển.
Sau khi thời tiết xấu qua đi, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh sứa bắp cày nằm ngay trên bãi cát có màu ánh xanh rõ rệt. Tuyệt đối không được đụng hoặc sử dụng để làm thức ăn
b) Sứa lửa:
Con Sứa lửa cũng là một trong những loài sứa độc thường gặp tại nước ta. Đặc điểm nhận diện chúng nhanh nhất thường dựa vào màu sắc. Tuy nhiên màu sắc chúng cũng tùy loại và môi trường sống khác nhau.
Sứa lửa có thân hình dài, mỏng giống những nắp chai, cơ thể chúng có màu trong suốt, nhưng các xúc tua chứa nọc độc có màu xanh, hồng tím hoặc cam, hoặc đỏ tùy theo vùng nước sống của chúng. Màu cam và đỏ là phổ biến nhất.
Sứa lửa hay nổi lập lờ trên măt nước nên rất khó phát hiện ra chúng, vì thế khi tắm bạn cần lưu ý cẩn thận, những vùng tắm biển cảnh báo sứa độc thì không nên tắm bởi nọc độc của sứa lửa rất mạnh, có thể làm hoại tử vết thương và kích thích giải phóng histamin rất nhanh gây shock phản vệ.
2.2 Dấu hiệu nhận biết khi bị sứa “chích”
Cả 2 loài sứa bắp cày hoặc sứa lửa đều thường xuất hiện vào cuối xuân đến hết thu. Đây cũng là mùa du lịch biển của nước ta phát triển mạnh. Sau đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sứa chích để nhanh chóng xử lý vết thương.
a) Dấu hiệu
- Khi sứa đốt sẽ nóng, đau rát, vùng da bị đốt bị phồng, rộp lên.
- Vùng bị chính sẽ ngứa ran, hoặc tê bì, gây cảm giác khó chịu, chúng có thể nôi mẩn đỏ
- Để lâu hơn vùng da khu vực này chuyển sang màu đỏ hoặc tím
b) Triệu chứng
- Vùng chích đa nhứt, toàn thân, yếu cơ, vã mồ hôi, sốt và buồn nôn, chóng mặt, khó thở.
- Các biến chứng nặng hơn có thể là suy thận, nhồi máu cơ tim, viêm phổi dẫn đến tử vong.
2.3 Cách xử lý khi sứa chích tại biển
Khi bị sứa chích ngay trong lúc đang tắm biển, cơ thể có những dấu hiệu trên thì cần bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, hạn chế cử động để tránh đau nhứt và di chuyển nhẹ nhàng vào bờ ngay lập tức.
Sau đó tiến hành xử lý vết thương ngay tại biển và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Cách xử lý vết thương theo những cách như sau:
a) Cách 1:
Sử dụng nước biển để rựa nhẹ nhàng, loại bỏ những nang trâm còn dư, giảm bớt độc tố. Tuyệt đối không được kỳ cọ mạnh làm tổn thương vùng da và lan rộng vết thương.
b) Cách 2:
Có thể sử dụng giấm chua để rửa sạch vết thương. Giấm chua sẽ làm những nang trâm chưa bắn độc tố bị triệt tiêu và loại bỏ
c) Cách 3:
Sử dụng những vật dụng có thể gắp, cạo nhẹ những nang trâm còn trên vùng da sau khi đã rửa bằng nước biển. Làm thật nhẹ nhàng.
d) Cách 4:
Ngâm vùng da trong nước nóng khoảng 40 – 45 độ C trong 20 – 45 phút. Việc này vừa giúp giảm đau vừa giúp ngăn chặn sự lây lang của độc tố.
Sau khi sử lý ở những bước cơ bản xong nhanh chóng đưa đến cơ sở y tết gần nhất để khám và điều trị tốt nhất.
VẺ ĐẸP CỦA CON SỨA BIỂN
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!