Thế giới động vật màu xanh kỳ lạ – ThienNhien.Net | Con người và Thiên nhiên

ThienNhien.Net – Thiên nhiên đã tạo nên một thế giới những loài động vật khoác trên mình màu xanh đẹp đến kỳ lạ.

1. Chim sẻ xanh

250414_dongvatxanh1Chim sẻ xanh là loài chim có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, nhiều nhất là ở Hoa Kỳ và miền nam Canada. Chúng có bộ lông màu hoa oải hương xanh rất đặc trưng. Với sải cánh dài từ 34 – 43 cm và khối lượng trung bình 92,4g.

Chim sẻ xanh có khối lượng và khích thước lớn hơn các loài chim sẻ khác một chút. Chúng là loài chim ăn tạp, thức ăn ưa thích là hạt cây sồi, động vật chân đốt và cả động vật có xương nhỏ.

Chúng thường sống thành cặp một chim trống và một chim mái. Chim mái đẻ khoảng 7 trứng mỗi lần, trứng cũng có màu xanh dương hoặc màu nâu nhạt và có đốm. Chúng chủ yếu sống ở các rừng sồi, rừng thông và rừng cây vân sam.

2. Cá Voi xanh

250414_dongvatxanh2

Cá voi xanh là động vật lớn nhất trên trái đất hiện nay. Chúng có cơ thể dài đến 30m và nặng gần 170 tấn. Cá voi xanh được tìm thấy ở hầu hết các đại dương trên trái đất, với cơ thể khổng lồ chúng là loài khá bí hiểm và khó tiếp cận.

Tuy sống ở biển nhưng cá voi xanh lại là động vật có vú và chúng không săn mồi mà chỉ thích ăn các loại nhuyễn thể nhỏ. Ngày nay do bị khai thác quá nhiều, số lượng cá thể cá voi xanh trên toàn thế giới đã sụt giảm còn không đến 2.000 cá thể.

3. Sứa xanh

250414_dongvatxanh3

Sứa xanh là loài nổi bật nhất trong các loài sứa vì đa số các loài sứa đều trong suốt không màu hoặc nếu có màu thì cũng rất nhạt. Hơn nữa sứa xanh còn có kích thước vượt trội, con trưởng thành có thể đạt kích thước tối đa là 30cm trong khi các loài sứa khác chỉ dài 15cm.

Sứa xanh được tìm thấy chủ yếu ở biển Bắc, biển Ailen, và biển Scotland. Ngày nay sứa xanh vẫn còn là một loài bí ẩn đối với các nhà khoa học, chúng ta biết được rất ít thông tin về loài sinh vật này.

4. Ếch xanh

250414_dongvatxanh4

Ếch xanh hay còn có tên khác là ếch phi tiêu độc chỉ được tìm thấy trong các khu rừng ở Brazil. Chúng chỉ dài khoảng 3 – 4,5 cm, nặng chưa đến 8g và con cái thường to hơn con được nửa cm. Da của nó có màu xanh và có lẫn các chấm đen. Bên dưới lớp da sặc sỡ là các tuyến chất độc thần kinh loại cực mạnh.

Chất độc của chúng là các alkaloid làm tê liệt hệ thần kinh thậm chí là gây tử vong với đối phương. Màu xanh trên da của chúng càng độc tức là chất độc dưới da càng nhiều, đây cũng là một cách để chúng cảnh báo với kẻ thù.

Mỗi mùa sinh sản sẽ có khoảng 5 – 10 chú ếch con ra đời. Chất độc của chúng được người dân bản địa lấy và bôi lên các mũi tên dùng cho săn bắt nên chúng được gọi là ếch phi tiêu.

5. Sao Biển xanh

250414_dongvatxanh5

Sao biển xanh sống ở vùng nước nông của vùng biển nhiệt đới Ấn Độ – Thái Bình Dương. Chúng có màu xanh lam đậm toàn thân, và đường kính cơ thể có thể đạt đến kích thước tối đa là 30cm.

Sao biển xanh có 5 cánh tay nhỏ và dài hơn cánh tay của các loài sao biển khác. Chúng thường trú ngụ dưới các rạn san hô và các bụi cỏ dưới đáy đại dương. Sao biển xanh di chuyển khá chậm chạp chỉ đi được 8,1cm/ phút. Thức ăn yêu thích của chúng là bọt biển và các loại tảo.

6. Cá Bột xanh

250414_dongvatxan6Cá Bột xanh có hình bầu dục, cơ thể dẹt và mỏng. Chúng chủ yếu được tìm ở vùng biển Ấn Độ Dương và có kích thước không quá 23cm. Cá Bột xanh sống ở vùng nước nông đặc biệt là khu vực có nhiều rạn san hô, nơi chúng có thể dễ dàng ẩn nấp.

Chúng có màu sắc rất sặc sỡ với màu xanh lam là chủ yếu, ngoài ra còn có thêm màu vàng và đen. Chúng là loài hiền lành, chỉ ăn cỏ và tảo biển. Chúng có cuộc sống đơn độc, ít khi gặp cả đàn với số lượng cá thể lớn.

7. Kỳ nhông xanh

250414_dongvatxanh7

Kỳ Nhông xanh là loài chỉ được tìm thấy ở vùng đông bắc Hoa Kỳ và một số vùng thuộc Canada. Chúng có cơ thể khá mảnh mai và dài từ 8 – 14cm trong đó phần đuôi chiếm gần một nửa.

Kỳ nhông xanh thường sống ẩn nấp ở dưới lớp lá rụng, hoặc trong các đầm lầy.

Kỳ nhông xanh thường đẻ trứng vào các hốc đá, hoặc những nơi gần hồ nước. Mỗi con cái sẽ đẻ khoảng 10 trứng sau một lần giao phối, trung bình một năm chúng giao phối đến 50 lần. Sau một tháng trứng sẽ nở thành nòng nọc, và 3 tuần tiếp theo sau đó nòng nọc sẽ phát triển thành những con kỳ nhông con hoàn chỉnh.

8. Tôm hùm xanh

250414_dongvatxanh8

Thực tế tôm hùm xanh là một thể đột biến của tôm hùm bình thường. Theo các nhà khoa học, cứ 2 triệu con tôm hùm bình thường thì sẽ cớ một con tôm hùm xanh. Tuy nhiên chúng chỉ khác với tôm hùm bình thường về màu sắc vỏ còn toàn bộ cơ thể chúng giống như những con tôm hùm không bị đột biến khác.