Gợi ý Top con bò kêu như thế nào hàng đầu 2023

Cũng như những thói quen xấu khác, những con bò có vẻ giống những người bạn đồng hành lặng lẽ. Đó là lý do chúng ít bị nhận ra và chúng có thể tồn tại mà không bị ai “chiếu tướng”, để rồi mang lại những ảnh hưởng xấu trong suốt cuộc đời chúng ta. Thật ra, ít ai trong chúng ta thừa nhận mình đã kiếm cớ này cớ nọ. Thay vào đó, chúng ta vẫn xem chúng như những sự giải thích đúng đắn, hợp lý cho những tình huống thường là – và thật tiện lợi làm sao – vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta.

Không phải chúng ta “lề mề” mà chúng ta chỉ “trễ một cách đúng điệu”, hoặc hay hơn, chúng ta là nạn nhân của “sự bất ổn khó lường của giao thông”. Bạn đã nhận ra rằng chúng ta dễ dàng lệ thuộc một cách vô thức vào những thói quen xấu này như thế nào chưa?

Những sự biện minh của chúng ta đã trở thành “sự gạn lọc hợp logic”, nỗi lo sợ vô lý trở thành “biện pháp phòng ngừa hợp lý”, và kỳ vọng thấp kém trở thành “một cái nhìn thực tế trong cuộc sống”. Chúng ta phủ nhận việc mình hài lòng ở vị trí thứ hai; chúng ta chỉ cố tỏ ra mình là người thực tế để né tránh sự thất vọng. Chúng ta không bao giờ thừa nhận rằng mình đã cố gắng hợp lý hóa sự tầm thường của bản thân, mà thích xem chúng như việc thiết lập các mức độ khả thi cho những kết quả có thể chấp nhận được.

Đó là lý do nhiều người trong chúng ta khó tin được rằng mình có bất cứ con bò nào trong cuộc sống. Đối với chúng ta, những lời bào chữa của bản thân không có vẻ gì giống như ta đang tìm cớ chối bỏ trách nhiệm; trái lại chúng chẳng qua chỉ là những lý lẽ tốt. Bạn thấy chưa? Không phải mọi con bò đều rống lên inh ỏi để ta nhận biết chúng, và nhiều con trong số đó cứ âm thầm có mặt mà không ai hay.

Sau khi chia sẻ hình tượng này với bạn đọc khắp nơi trên thế giới và lắng nghe những lời biện minh và những “sự giãi bày hợp lý” của họ, tôi đi đến kết luận rằng nhiều người trong chúng ta không sẵn sàng từ bỏ những con bò của mình.

Tất cả những lời giãi bày mà chúng ta thường viện ra để khỏi phải thay đổi đều nghe rất lọt tai. Những lời ấy có vẻ bùi tai và tạo cảm giác chẳng tội tình gì cho lắm. Đó là lý do mà chúng ta phải gạt bỏ chúng đi nếu muốn thành công.

Tôi biết điều này có vẻ khó nghe. Có lẽ bạn sẽ thấy dễ nghe hơn nếu tôi bảo các bạn “thay đổi thái độ”, “chỉnh sửa hành vi” hoặc “điều chỉnh các thói quen xấu” thay vì đòi bạn giết những con bò của mình. Nhưng tôi nhận thấy rằng nếu thật sự muốn thành công trong cuộc sống và thể hiện hết khả năng của bản thân, chúng ta cần phải thành thật một cách tàn nhẫn với chính mình. Và điều này bắt đầu bằng việc gọi tên chính xác các sự việc chức không phải những cái tên đã được “nói giảm nói tránh” hoặc nghe cho có vẻ êm ái dễ chịu.

Vì vậy, mỗi “con bò” đại diện cho một lời biện minh, một cái cớ, một sự bào chữa, một lời nói dối, sự hợp lý hóa, nỗi sợ, và niềm tin sai lầm đã trói buộc chúng ta vào cuộc sống tầm thường và ngăn cản chúng ta sống thật sự xứng đáng. Buồn thay, chúng ta thường có nhiều “bò” hơn số lượng chúng ta muốn nhìn nhận.

Nhìn chung, những con bò của chúng ta thuộc hai nhóm: nhóm các lời biện bạch và nhóm các thái độ hạn chế. Nhóm biện bạch bao gồm những lời bào chữa, những cái cớ, và những lời nói dối đơn thuần. Trong khi đó, nhóm thái độ hạn chế có xu hướng biểu trưng cho những nỗi lo sợ, những sự hợp lý hóa, và các niềm tin sai lầm.

Những sự biện bạch thường được sử dụng để giải thích vì sao chúng ta không làm những gì phải làm hay đáng ra nên làm. Sự khác biệt chính giữa những lời biện giải và các thái độ hạn chế là trong hầu hết trường hợp, thậm chí chúng ta không tin vào những lời biện giải của chính mình. Chúng ta thừa biết những chuyện đó không đúng sự thật tí nào cả. Chẳng qua đó chỉ là một cách dễ dàng để biện bạch cho sự tầm thường của chính mình và để giữ “thể diện” cho mình ta thôi.

“Xin lỗi vì tôi đến trễ. Bạn biết không, đường với sá! Đến là kinh!”

Tuy nhiên, điều khiến chúng ta trễ không phải chuyện giao thông mà là chúng ta đã không cố gắng đến đúng giờ; và để che đậy sự khó chịu hoặc tội lỗi, chúng ta đưa ra lời biện bạch. Rõ ràng việc sử dụng những lời biện bạch đã làm cho bạn không thành thật với chính mình và thường không thành thật với người khác.

Những lời biện bạch như vừa rồi đã trở nên dễ được chấp nhận hơn sự thật. Chúng ta đổ lỗi cho giao thông vì chúng ta không muốn thừa nhận rằng đã không thể dứt ra được mười lăm phút cuối cùng của chương trình ti vi ở nhà. Cái đó đâu có hay ho gì, đúng không? Chúng ta cũng không gọi điện thoại lên công ty để nói rằng “Hôm nay tôi xin nghỉ vì tôi đã hứa đưa con bé nhà tôi đi chơi dã ngoại với nhà trường.” Thay vào đó chúng ta xin nghỉ phép “bệnh”.

Nhưng cùng với tất cả những con bò, chúng ta đang phải trả giá cho những lời biện bạch dễ nghe này. Cái giá đó là chúng ta biết mình không có can đảm đối mặt với hậu quả của việc nói ra sự thật.

Tôi mà biện bạch ư? Đâu có!

Biện bạch là những con bò phổ biến nhất. Và đó là cách dễ dàng để bào chữa cho sự tầm thường thông qua việc đổ thừa cho một vật tế thần, và nhờ đó lách được trách nhiệm cho những sự việc mà đáng ra thuộc về chúng ta.

Biện bạch là một cách nói “Tôi sai, nhưng đó không thật sự là lỗi của tôi”.

  • “Tôi không thăng tiến trong công việc vì tôi gặp toàn những ông chủ không đếm xỉa đến năng lực của tôi.”
  • “Tôi thi rớt vì giáo viên chẳng cho chúng tôi đủ thời gian ôn bài”.
  • “Cuộc hôn nhân của tôi thất bại vì vợ/chồng tôi chẳng màng đến chuyện hiểu tôi”.
  • “Công ty thất bại không phải lỗi của tôi. Trong bối cảnh kinh tế như thế này thì ngay cả công ty lớn cũng còn lao đao”.

Đổ trách nhiệm về một tình huống cho người khác có lẽ dễ hơn là phải đối mặt với nó và tự mình gánh trách nhiệm. Những lời biện bạch như trên cho phép chúng ta chuyền quả bóng trách nhiệm cho người khác. Những tình huống chúng ta tránh né có thể là bị điểm kém, bị từ chối, gặp xung đột, trở nên đơn độc, hoặc bị chỉ trích. Và chẳng có gì sai nếu bạn không muốn lâm vào những tình huống chẳng có gì thú vị như thế. Tuy nhiên, lẩn lút hoặc tránh né thường khiến chúng ta mất cơ hội sửa chữa những khó khăn thực sự mà chúng ta cần giải quyết.

Những lời biện bạch nàh chỉ giúp chúng ta thoát khỏi trách nhiệm, đặt chúng ta vào vai trò nạn nhân, và trút lỗi sang người khác. Khi nào còn cho rằng đây là lỗi của người khác thì bạn chẳng việc gì phải ra tay cải thiện tình hình. Dù sao, đó đâu phải lỗi của bạn – bạn chỉ là nạn nhân.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Camilo Cruz – Ngày xưa có một con bò – NXB Trẻ 2012

—————————

Các bài liên quan:

  • Chuyện ngụ ngôn về một con bò – Phần I
  • Chuyện ngụ ngôn về một con bò – Phần cuối
  • Đừng cho rằng mọi con bò đều kêu Ụm… bò… ò – Phần cuối
  • Bò nào cũng từng là Bê – Phần I
  • Bò nào cũng từng là Bê – Phần cuối
  • Bò cũng có ba, bảy loại – Phần I
  • Bò cũng có ba, bảy loại – Phần cuối
  • Nguồn gốc: Bò ở đâu ra?
  • Không nên nhận bất cứ con bò nào người ta tặng cho mình!
  • Làm sao loại bỏ bất kỳ con bò nào?
  • Chỉ có một cách để giết một con bò – Phần I
  • Chỉ có một cách để giết một con bò – Phần cuối
  • Duy trì một khu vực không có bò