Một quyển nhật ký gói gọn tất cả tâm tư, tình cảm và những gì xảy ra trong ngày là “tài sản” quý giá nhất của mỗi cô gái. Ngày nay, khi công nghệ phát triển hơn, chúng ta có thêm nhiều lựa chọn như viết trên điện thoại, laptop… Dù chọn cách nào, viết nhật ký vẫn là hoạt động mang đến nhiều lợi ích. Từ nâng cao trí nhớ đến giảm trầm cảm, dưới đây là 7 tác động tích cực của viết nhật ký đối với đời sống tinh thần của chúng ta.
Cải thiện trí nhớ
Theo báo cáo của Forbes, nhiều nghiên cứu cho thấy việc viết nhật ký giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu, bộ não của bạn càng nhận thức nhiều về sự căng thẳng, năng lượng nó dành cho việc ghi nhớ càng ít hơn. Vậy nên, viết nhật ký có thể giúp bạn tạm quên đi những điều không vui, sau đó nhận ra đâu là điều thực sự cần thiết để bạn dành thời gian và tâm sức vào.
Nhật ký giúp giảm lo âu
Mặc dù chúng ta đều hiểu rằng nhật ký có thể giảm thiểu lo âu nhưng đến khi nghiên cứu của trường Đại học Michigan được công bố năm 2017, suy nghĩ ấy càng được khẳng định. Theo nghiên cứu, viết nhật ký có thể giảm cảm giác lo lắng cho những ai đang băn khoăn hay có khuynh hướng quan trọng hóa vấn đề. Tiến sĩ Jason Moser, giáo sư tâm lý học và Giám đốc Phòng thí nghiệm sinh lý học lâm sàng của Đại học bang Michigan cho biết: “Viết ra cảm xúc bên trong có thể làm cho tâm trí không còn nghĩ về những việc làm bạn căng thẳng, khiến sự lo lắng bị đốt cháy. Kỹ thuật này giúp “đánh lạc hướng” bộ não, giúp nó làm việc tốt hơn”.
Nhật ký giúp bạn có giấc ngủ ngon
Theo báo cáo của tạp chí Time, một nghiên cứu năm 2013 đã theo dõi chất lượng giấc ngủ của những người tham gia sau khi yêu cầu họ viết nhật ký về trải nghiệm đau thương. Kết quả cho thấy nhóm viết nhật ký thường xuyên có xu hướng cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Chưa hết, vết thương thể chất ở những người này có xu hướng hồi phục nhanh hơn những người không thể giải tỏa u uất trong lòng. Vậy nên, khi không thể giải bày cùng ai, hãy tâm sự với chính mình bằng cách viết nhật ký. Tuy không thể giải quyết cặn kẽ vấn đề nhưng cách này sẽ giúp bạn tạm thời không nhớ tới chuyện buồn và có giấc ngủ ngon hơn.
Nhật ký có khả năng giảm triệu chứng trầm cảm
Nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí Affective Disorders là nghiên cứu đầu tiên cho thấy nhật ký có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người bị rối loạn trầm cảm nặng (MDD). Khi kết thúc nghiên cứu, những người bị MDD thực hành viết nhật ký có tỷ lệ suy giảm trầm cảm rất lớn. Bổ sung cho ý kiến này, tạp chí Greater Good University của Đại học California Berkeley đã chỉ ra rằng viết về những điều bạn biết ơn có thể cải thiện sức khỏe tâm thần, ngay cả ở những người bị rối loạn nặng.
Nhật ký giúp bạn sáng tạo hơn
Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa tần suất nhớ lại ước mơ và khả năng sáng tạo. 125 người tham gia đã được yêu cầu ghi lại ước mơ của mình bằng nhật ký. Dựa vào đó, họ sẽ được tính điểm số trong Bài kiểm tra về Tư duy Sáng tạo (TTCT). Trong quá trình quan sát, đã có sự gia tăng đáng kể về sức mạnh sáng tạo của những người này. Kết quả cho thấy việc liên tục tái hiện mơ ước trong nhật ký có thể thúc đẩy các khía cạnh của sự sáng tạo bằng cách “nới lỏng” khuôn mẫu của các tư duy rập khuôn. Nhật ký không gói gọn trong một quyển sổ tay ghi lại cảm xúc. Nó có thể được viết dưới dạng một bảng kế hoạch, danh sách điều cần làm hay một bản thảo ghi lại các ý tưởng. Việc ghi chép ngay những điều nảy ra trong đầu sẽ giúp khả năng sáng tạo được tăng lên đáng kể.
Nhật ký giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn
Nếu muốn nhanh chóng hoàn thành danh sách mục tiêu, thay vì chỉ đơn thuần liệt kê chúng trong đầu, hãy viết mọi thứ xuống. Một nghiên cứu từ Đại học Dominican California cho thấy những người viết ra mục tiêu của họ có khả năng biến chúng thành sự thật hơn những người không làm. Tương tự như việc tái hiện giấc mơ đã đề cập ở trên, viết mục tiêu bạn muốn ra giấy có thể giúp bạn ghi nhớ chúng lâu hơn. Mỗi ngày, bạn phải đối mặt với rất nhiều thứ. Vì vậy, nếu chỉ giữ mục tiêu trong suy nghĩ, bạn có thể sẽ quên béng chúng đi. Trái lại, việc ghi chép giúp bạn tự nhắc nhở và động viên bản thân nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cải thiện khả năng lãnh đạo
Viết nhật ký có vẻ không liên quan đến phát triển kỹ năng lãnh đạo, nhưng có một điều đáng ngạc nhiên là: “Việc dành ít nhất mười phút mỗi ngày để ghi lại những suy nghĩ của bạn có thể kích thích sự phản chiếu quan trọng, giúp bạn cảm giác được sự di chuyển của thế giới xung quanh. Điều này là tố chất cần thiết của một người lãnh đạo”, Eric J. McNulty, Phó Giám đốc Sáng kiến Lãnh đạo Quốc gia cho biết.
—
Xem thêm:
Nhật Ký Tiểu Thư Jones về nàng độc thân 50 tuổi
Chuyên gia tâm lý Dr Pepper: “Phụ nữ ơi, hãy thay đổi vì những giá trị mình xứng đáng nhận được.”
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!