Có nên uống kẽm và vitamin E cùng lúc? Những lưu ý khi dùng vitamin E – iCare Pharma

Tác dụng của kẽm và vitamin E

1. Tác dụng của kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, có vai trò trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm sức khỏe hệ miễn dịch, khả năng sinh sản, tăng trưởng và chữa lành vết thương. Đây là khoáng chất vi lượng dồi dào thứ hai trong cơ thể chỉ sau sắt. Cơ thể không thể tạo ra và lưu trữ kẽm, vì vậy bạn cần bổ sung kẽm hàng ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc chất bổ sung.

Tác dụng của kẽm bao gồm:

– Tăng cường hệ miễn dịch

– Giảm viêm

– Ổn định lượng đường trong máu

– Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương

– Hỗ trợ khả năng sinh sản

– Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh

– Hỗ trợ vị giác

– Hỗ trợ khả năng chú ý

– Tăng cường khả năng trao đổi chất

– Làm đẹp da

– Tốt cho mắt

– Hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ.

Lượng bổ sung kẽm khuyến nghị hàng ngày:

– Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày

– Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày

– Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày

– Phụ nữ có thai: 15 – 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

2. Tác dụng của vitamin E

Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với thị lực, sinh sản và sức khỏe của máu, não và làn da. Do vitamin E cũng có đặc tính chống oxy hóa nên có thể bảo vệ các tế bào của bạn chống lại tác động của các gốc tự do, đây là các phân tử được tạo ra khi cơ thể phân giải thức ăn hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá và chất phóng xạ. Các gốc tự do có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, ung thư và các bệnh khác.

Tác dụng của vitamin E bao gồm:

– Làm đẹp da

– Ngăn ngừa bệnh tim mạch

– Hỗ trợ thị lực

– Cải thiện cơ khớp

– Tăng cường sức đề kháng

– Cân bằng nội tiết tố

– Giúp tóc khỏe đẹp

– Ngăn ngừa gãy móng.

Lượng bổ sung vitamin E khuyến nghị hàng ngày:

– Từ 1 tới 3 tuổi: 6 mg/ngày (~ 9 IU/ngày)

– Từ 4 tới 8 tuổi: 7 mg/ngày (~ 10,4 IU/ngày)

– Từ 9 tới 13 tuổi: 11 mg/ngày (~ 16,4 IU/ngày)

– Từ 14 tuổi trở lên: 15 mg/ngày (~ 22,4 IU/ngày)

– Phụ nữ có thai: 15 mg/ngày (~ 22,4 IU/ngày)

– Phụ nữ đang cho con bú: 19 mg/ngày (~ 28,5 IU/ngày).

Có nên uống kẽm và vitamin E cùng lúc?

Kẽm hoàn toàn có thể uống cùng lúc với vitamin E. Vitamin E và các loại vitamin khác đều là những chất chống oxy hóa tốt mà cơ thể, không tự tổng hợp được. Khi uống chung với kẽm sẽ làm tăng hiệu quả chống lại gốc tự do từ đó bảo vệ làn da và cơ thể khi được kết hợp với nhau.

Tuy nhiên, khi bổ sung cùng lúc kẽm và vitamin E, cần xem xét tổng liều lượng của cả 2 chất dinh dưỡng này không được vượt quá lượng dung nạp cần thiết của cơ thể, nếu không có thể gây ra những tác dụng phụ. Không bao giờ bổ sung nhiều hơn 40 miligam kẽm mỗi ngày và giới hạn vitamin E ở mức 1.000 miligam hoặc 1.500 đơn vị quốc tế mỗi ngày.

Nhiều loại vitamin tổng hợp đã chứa kẽm và vitamin E, vì vậy hãy kiểm tra nhãn để xem hàm lượng của từng chất dinh dưỡng trong loại vitamin tổng hợp bạn dùng. Sau đó, xem xét liều lượng kẽm và vitamin E trong bất kỳ chất bổ sung nào bạn tiêu thụ. Trừ khi được bác sĩ chỉ đụng dùng thêm, nếu không tổng lượng tiêu thụ trong ngày từ tất cả các nguồn, bao gồm cả thức ăn và chất bổ sung, chỉ cần đáp ứng mức cho phép hàng ngày được khuyến nghị.

Không nên uống kẽm với gì?

Nhiều người muốn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cùng một lúc. Tuy nhiên, một số tương tác có khả năng xảy ra và ngăn cản sự hấp thu của các chất. Vì vậy, để uống kẽm đúng cách, bạn cần lưu ý khi sử dụng kẽm chung với các khoáng chất khác như canxi, sắt, magie.

Canxi có khả năng làm tăng bài tiết kẽm do cạnh tranh với nhau tại các thụ thể, làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Tương tự, bổ sung kẽm và sắt cùng lúc cũng làm cho khả năng hấp thu kẽm giảm xuống khi hàm lượng sắt cao trên 25mg/ngày. Do đó, bạn nên bổ sung các chất này cách nhau ít nhất 2h. Lưu ý, đối với sắt và kẽm thì bạn nên uống kẽm trước vì sắt gây cản trở quá trình hấp thu của kẽm.

Ngược lại, cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hiệu quả hấp thu. Ví dụ, uống kẽm chung với vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thu các chất này, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Ngoài ra, phytates – thành phần có trong bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, các loại đậu và một số thực phẩm khác, có khả năng liên kết với kẽm và ức chế sự hấp thu khoáng chất này. Do đó, nếu bạn sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ các thực phẩm này trong vòng 2h sau khi uống kẽm.

Lưu ý khi uống vitamin E

– Không được lạm dụng vitamin E. Việc lạm dụng loại vitamin này để làm đẹp có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt với những đối tượng sử dụng vitamin E liều cao. Một số trường hợp tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây ra tử vong.

– Không sử dụng vitamin E trong thời gian quá dài. Phụ nữ ngoài 30 có thể làm đẹp bằng cách bổ sung vitamin E khoảng 1, 2 tháng. Sau đó ngừng thuốc một thời gian rồi mới uống tiếp.

– Những người khỏe mạnh thì không nên bổ sung vitamin E tổng hợp, mà chỉ cần bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại dầu thực vật sẽ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E cho cơ thể. Cụ thể như: mầm lúa mì, đậu nành, dầu hướng dương mầm thóc, giá đỗ, một số loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, và nhiều loại trái cây,…

– Một số đối tượng bị bệnh da khô, tóc gãy rụng hoặc một số bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, hay mỡ máu, người có chỉ định của bác sĩ mới nên bổ sung vitamin E.

– Cần đọc kỹ hướng dẫn trường khi sử dụng, tuân theo chỉ định về liều dùng và thời gian sử dụng của bác sĩ. Đặc biệt cẩn trọng với loại vitamin E dạng dung dịch.

– Những người da nhờn sử dụng Vitamin E dạng bôi có thể gây ra mụn. Loại này chỉ hữu ích đối với những người da khô hoặc da bị lão hóa.

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-nen-uong-kem-va-vitamin-e-cung-luc-nhung-luu-y-khi-dung-vitamin-e-d305771.html