Lưu ngay có nên học nghề cắt may hàng đầu 2023

Học nghề may liệu có nhiều cơ hội việc làm dành cho bạn? Học may có khó không và chi phí học may bao nhiêu? Cùng Kênh Tuyển Sinh tìm hiểu sâu về nghề may.

Có nên chọn học nghề may và chi phí học may là bao nhiêu? - Ảnh 1

Học nghề may bạn có thể làm những công việc nào?

1. Tìm hiểu về nghề may

Nghề may là một nhánh nhỏ trong toàn bộ ngành công nghiệp dệt, may rộng lớn hiện nay. Đây là công việc ra đời nhằm đáp ứng các nhu cầu về may mặc, sản xuất quần áo,… phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Học nghề may có khó không?

Nghề may là công việc không quá xa lạ với tất cả chúng ta. Hình ảnh những cô thợ may trong tiệm, công nhân may trong nhà máy là những gì chúng ta thường nghĩ đến khi nhắc đến công việc này. Và chính bởi những hình ảnh thân thuộc đó nên nhiều người cho rằng nghề may đơn giản và không cần học quá nhiều. Đây là suy nghĩ không sai nhưng chưa hoàn toàn chính xác.

Theo đó, nghề may không phải là công việc quá khó. Công việc này có thể dành cho mọi lao động nữ phổ thông từ đủ 18 tuổi. Với công việc này, bạn có thể bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất như cắt, khâu, may, đính khuy, dập,… Tuy nhiên, nghề may không chỉ có vậy, nếu học chuyên sâu hơn, bạn sẽ còn được làm quen với những kỹ thuật may phức tạp hơn, những quy trình nâng cao hơn,…

Vì vậy, câu trả lời dành cho câu hỏi này là nghề may đơn giản nếu bạn chỉ học những thứ cơ bản. Kiến thức chuyên sâu về nghề may sẽ khó và phức tạp hơn nên hãy theo đuổi nếu thực sự có quyết tâm.

3. Học may bao lâu ra nghề?

Đây cũng là câu hỏi phổ biến với những người có ý định theo đuổi nghề may trong tương lai. Trên thực tế, không có mốc cố định nào dành cho việc học nghề may cả. Theo đó, có những người học chỉ chưa đến một năm đã có thể thành thạo và chuẩn bị ra nghề nhưng cũng có người học cả năm cũng không thể nắm vững các kỹ thuật đơn giản nhất.

Thông thường, một học viên sẽ học các kỹ thuật may trong vòng 3-5 tháng và mất thêm khoảng 1 năm để thành thạo với nghề. Đây cũng là khoảng thời gian các trung tâm, khóa dạy may lựa chọn để đào tạo học viên. Bạn có thể căn cứ vào đó để được tư vấn lộ trình phù hợp nhất.

4. Vừa học vừa làm nghề may có được không?

Câu trả lời là hoàn toàn được. Theo đó, bạn có thể vừa làm công việc khác để cải thiện thu nhập và vừa dành thời gian học nghề may. Tuy nhiên, thời điểm học và làm phải không được trùng nhau. Cùng với đó, hãy chắc chắn bản thân có đủ thời gian thực hành và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe. Vừa học vừa làm nghề may có được không?

Đó là với những người đang làm công việc khác nghề may. Còn đối với những bạn muốn vừa học và vừa làm may cùng một lúc thì câu trả lời là không. Bạn cần dành ít nhất 3 tháng để nắm được các kỹ thuật cơ bản trong cắt may. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể nhận những công việc cơ bản tại nhà để thực hành thêm vì các công ty, xí nghiệp may thường không nhận thợ ít kinh nghiệm như vậy. Tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn sẽ thêm nhiều cơ hội tốt hơn nên đừng quá lo lắng mà hãy học tập nghiêm túc, chỉn chu để tiết kiệm thời gian nhé

5. Chi phí học may quần áo là bao nhiêu?

Hiện nay, mức chi phí học may quần áo không cố định mà phụ thuộc vào khóa học, kỹ thuật cũng như trung tâm bạn muốn theo học. Ở thời điểm hiện tại, mức phí phổ biến dành cho các khóa học may quần áo thường là:

Khóa học cắt, sửa quần áo cơ bản có mức phí từ 1.000.000 đồng/ khóa.

Khóa học may cơ bản, may đồ trẻ em,… có mức phí từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng/ khóa.

Khóa học may chuyên nghiệp, nâng cao với các kỹ thuật thiết kế, may đầm công sở, đồ thời trang có mức phí từ 7.000.000 -15.000.000 đồng/ khóa.

Khóa học may nâng cao áo dài, đầm dạ hội, váy cưới,… có mức giá từ 20.000.000 đồng/ khóa học.

Với các mức chi phí trên, bạn có thể tham khảo và lựa chọn hình thức phù hợp nhất với bản thân trước khi tham gia. Mức này có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy thuộc vào thời gian học, các kỹ thuật giảng dạy, đảm bảo công việc sau khi học nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi tham gia.

6. Học nghề may có thể làm gì?

Sau khi hoàn thành khóa học may, bạn có thể có ba lựa chọn dành cho bản thân là:

Mở cửa hàng, tiệm may cá nhân và nhận may đo, thiết kế quần áo.

Làm nhân viên tại các cửa hàng may, công ty may lớn.

Làm công nhân may tại các nhà máy, khu công nghiệp.> Những ngành nghề nào có thể bị ‘xóa sổ’ hoàn toàn vào năm 2030?

> Client và Agency – Làm sao phân biệt? Nên lựa chọn làm ở đâu?

Theo Jobsgo