Bé ăn thô sớm có hại dạ dày hay không?
Nếu mẹ dạo một vòng quanh các diễn đàn xã hội ngày nay, mẹ sẽ nhận thấy hai chiều hướng đối lập nhau rõ rệt về việc cho bé ăn dặm thô từ sớm. Một hướng bảo vệ quan điểm tới tận 2 tuổi mới cho bé ăn cơm, ăn thô, còn trước đó chỉ mon men hết bột sang cháo. Hướng thứ 2 thì ngược lại, con sẽ được học cách ăn thô sớm từ sau 6 tháng tuổi. Câu hỏi bé ăn thô sớm có hại dạ dày hay không được các mẹ hết sức quan tâm.
Vậy hướng đi nào là đúng đắn cho mẹ và bé?
Liệu bé ăn thô sớm có hại dạ dày hay không?
Thời điểm khi Kiến bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ Kiến cũng đã thử áp dụng rất nhiều phương pháp cho Kiến. Mình đã thử từ ăn dặm truyền thống, kiểu Nhật, rồi phương pháp bé tự chỉ huy BLW kết hợp đút thìa. Kết quả nhận được là bé nhà mình rất thích thú khi được cho ăn theo phương pháp BLW. Tuy nhiên, mình đã vấp phải sự phản đối từ phía người thân cho rằng ăn thô sớm quá sẽ làm hại đến dạ dày con vì bé chưa biết nhai thức ăn thành các miếng nhỏ. Đó cũng chính là nguyên nhân mình tìm hiểu kỹ lưỡng việc áp dụng cho con ăn theo cách đó có nguy hại gì không. Dưới đây mình sẽ viết chi tiết về việc ăn thô sớm và sự ảnh hưởng đến dạ dày khi cho bé ăn thô sớm các mẹ nhé!
Như các mẹ đã biết, tiêu hoá thức ăn là một quá trình phức tạp cần nhiều cơ quan trong cơ thể chúng ta tham gia vào chứ không chỉ một bộ phận dạ dày. Thực tế cho thấy, ăn thô không hại cho dạ dày mà thậm chí là ngược lại còn giúp ích rất nhiều cho bé vì:
Thứ nhất, thủ phạm gây ra bệnh đau dạ dày là vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) chứ hoàn toàn không liên quan đến việc ăn thức ăn thô hay xay nhuyễn.
Thứ hai, dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, ăn dặm chỉ là tập cho bé làm quen với thực phẩm và độ thô mà thôi. Khi hệ tiêu hóa của bé đã qua rèn luyện thì việc sau 1 tuổi bé ăn với lượng nhiều hơn (bé cần dinh dưỡng từ thực phẩm ăn dặm là chính) cũng không làm hệ tiêu hóa của bé làm việc quá tải. Hơn thế nữa, giai đoạn 6 – 8 tháng là lúc bé có phản xạ nhai một cách tự nhiên. Nếu bé không được mẹ trao cho cơ hội thực hành việc nhai và nuốt thức ăn lúc này, thì lâu dần phản xạ đó sẽ dần mất đi. Khi bé đã bị bỏ lỡ giai đoạn học nhai và nuốt đó, mẹ mới cho bé làm quen với thức ăn thô thì bé sẽ gặp khó khăn, nên việc bé lười nhai và sợ nuốt (ngậm đồ ăn trong miệng) cũng là điều dễ hiểu. Không những thế việc học nhai còn giúp cho cơ hàm và não bộ của bé phát triển. Bé học được cách phân biệt nhiều mùi vị, và cách xử lý các loại đồ ăn khác nhau: cứng, mềm, dai… điều mà việc ăn thức ăn xay nhuyễn không thể có được.
Thứ ba, nhiệm vụ chính của dạ dày là co bóp và nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa, còn việc làm nhỏ thức ăn diễn ra ở miệng. Khi bé nhai, các tuyến nước bọt sẽ tiết ra dịch vị để trộn vào thức ăn. Khi thức ăn bé nuốt vào đến dạ dày sẽ được trộn thêm dịch tiêu hóa ở dạ dày và kích thích bài tiết các men tiêu hóa khác từ gan, mật, tụy. Sự tiêu hóa diễn ra ở dạ dày cũng chỉ là bước chuẩn bị thêm cho các giai đoạn tiêu hóa tiếp theo ở ruột non. Dịch ruột có đủ các loại men tiêu hóa thực hiện giai đoạn cuối cùng là biến các chất dinh dưỡng thành các phân tử đơn giản và hấp thu chúng. Sau quá trình tiêu hóa ở ruột non, thức ăn mới được biến thành chất đặc sệt và nhuyễn. Tức là việc thức ăn có được nghiền nhỏ ở miệng hay không không quan trọng, thức ăn vẫn được phân hủy như nhau nhờ vào dịch men tiêu hóa.
Mọi người thường nghĩ rằng việc cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn sẽ giúp cho bé dễ tiêu hóa hơn, nhưng họ không biết rằng lúc này bé chỉ cần nuốt mà không phải nhai, như thế thức ăn hoàn toàn không được trộn men tiêu hóa như cách thông thường (không được trộn dịch vị ở miệng, lượng dịch tiêu hóa từ gan, mật, tụy cũng giảm đi vì dạ dày không phải co bóp nhiều nữa). Việc này chỉ làm cho đường ruột của bé quá tải, nếu xảy ra trong thời gian dài, tức là bé ăn cháo quá lâu, sẽ dẫn đến hiện tượng chán ăn và tiêu hóa kém.
Khi đã hiểu về quá trình tiêu hóa như vậy rồi, nhưng việc bé ăn và cho ra chất thải lổn nhổn còn nguyên hình dạng ban đầu lại khiến các mẹ băn khoăn lo lắng cho rằng bé không tiêu hóa được. Thực tế, đây không phải là tín hiệu hấp thu kém hay không tiêu hóa được, điều này là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khi các bé ăn cà rốt hoặc ngô luộc. Mẹ không cần phải lo lắng vì điều này cho thấy bé đã học được cách nuốt thức ăn. Có một sự thật là, dù các mẹ có cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn thì chất thải ra cũng vẫn nguyên xi đúng nghĩa “ăn gì ra nấy”, chỉ là nó “nhuyễn” nên các mẹ lầm tưởng bé tiêu hóa được đấy thôi.
Mình vẫn nhớ khi những ngày đầu ăn dặm, Kiến rất thích món cà rốt luộc. Ngày hôm sau khi thay bỉm, mẹ thấy có cả cà rốt trong phân của con. Vì đã tìm hiểu kỹ càng, nên mẹ Kiến thấy điều đó là vô cùng bình thường. Nhờ nắm được thông tin học hỏi từ trước, nên mẹ Kiến đã giải thích cho người thân về điều này, khiến cho mọi người không còn lo lắng vì lo con ăn không tiêu hoá được nữa.
Do vậy, những lợi ích mà trẻ thu được nhờ ăn thô sớm qua quá trình ăn dặm chắc hẳn các mẹ đều đã hiểu rõ hơn sau khi đọc bài viết này.
Chúc các mẹ có những lựa chọn sáng suốt và tự tin đồng hành cùng con yêu trong bước đường “học ăn” đầu đời đầy thú vị này nhé!
Để được cập nhật thông tin và trao đổi với gia đình Kiến các ba mẹ có thể liên hệ qua Facebook và theo dõi tại YouTube
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!