CÙNG THẠC SĨ TÂM LÝ NGUYỄN THỊ TÂM PHÁ ĐẢO MỌI SUY NGHĨ TIÊU CỰC VỚI TRÍ TUỆ CẢM XÚC – Lead The Change

Trong Webinar Series kỳ trước, Lead The Change và các bạn đã có một buổi tối đầy ý nghĩa với những chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm và host Huỳnh Công Thắng – Nhà sáng lập và điều hành Lead The Change. Hãy cùng điểm lại những thông tin bổ ích trong chương trình nhé!

Trọn bộ chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm về Bí mật thành công của Trí tuệ cảm xúc

Trí thông minh cảm xúc có phải là một loại trí thông minh?

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm, chúng ta không nên xem xét quá nhiều vào những khái niệm hàn lâm của Trí tuệ cảm xúc hay những đánh giá về chỉ số “thông minh” của nó. Những điều chúng ta cần nhớ và hiểu về trí thông minh cảm xúc là:

  • Khả năng theo dõi cảm giác và cảm xúc của mình
  • Khả năng quan sát cảm xúc của người khác
  • Khả năng phân biệt và nhận diện cảm xúc
  • Khả năng sử dụng thông tin về cảm xúc để dẫn dắt tư duy và hành động của mình và người khác.

Daniel Goleman – nhà báo khoa học, từng tuyên bố rằng: “Những người có IQ không cao, nhưng EQ cao, thường được người khác giúp đỡ; nhưng những người có IQ cao, EQ không cao, lại thường bị người khác đánh giá là không thân thiện.” Vậy IQ khác EQ ở đâu?

Chỉ số IQ đại diện cho khả năng:

  • Xử lý thông tin hình ảnh và không gian
  • Kiến thức về thế giới
  • Khả năng tư duy linh hoạt
  • Trí nhớ làm việc và trí nhớ ngắn hạn
  • Khả năng tư duy định lượng

EQ là tập trung vào khả năng:

  • Nhận diện các cảm xúc
  • Đánh giá cảm nhận của người khác
  • Kiểm soát các cảm xúc của cá nhân
  • Nhận định cảm xúc của người khác
  • Sử dụng cảm xúc để thúc đẩy các cuộc trò chuyện xã giao
  • So sánh bản thân với người khác

Trong chia sẻ của mình, Thạc sĩ Tâm nhấn mạnh tiêu chuẩn để đo lường trí thông minh (hay IQ) là quá hạn hẹp và không thể phản ánh đầy đủ các phương diện về trí tuệ của con người. Và EQ đã góp phần bổ trợ sự khuyết thiếu đó, cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về trí tuệ con người.

Mô hình Cảm xúc Năng lực

Trong chia sẻ của mình, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm đã giới thiệu về mô hình Cảm xúc Năng lực của Daniel Goleman. Mô hình giới thiệu bởi Daniel Goleman tập trung về tri tuệ cảm xúc như là mảng sâu rộng các năng lực và kỹ năng điều khiển hiệu suất lãnh đạo. Mô hình của Goleman phác thảo 4 cách xây dựng trí tuệ cảm xúc chính:

  • Tự nhận thức — khả năng đọc các cảm xúc và nhận ra ảnh hưởng của họ khi sử dụng cảm nhận Gut để hướng đến các quyết định.
  • Tự quản lý — bao gồm điều khiển các cảm xúc, kích thích và thích nghi để thay đổi hoàn cảnh.
  • Nhận thức xã hội — khả năng cảm nhận, hiểu và phản ứng với các cảm xúc của người khác khi nhận thức mạng xã hội.
  • Quản lý mối quan hệ — khả năng truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng và phát triển các kỹ năng khác khi quản lý xung đột.

Thấu hiểu mô hình trên của Goleman sẽ giúp các bạn định hình những điều mình cần trong các bài tập rèn luyện cảm xúc được Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm gợi ý dưới đây.

Bài tập rèn luyện cảm xúc: Bạn đã thử chưa?

Các năng lực cảm xúc không phải là các tài năng bẩm sinh. Nó là các khả năng được học, được rèn luyện, đào tạo liên tục, phát triển và đạt đến hiệu năng nhất định. Có 2 bài tập mà Thạc sĩ Tâm gợi ý cho các bạn để rèn luyện cảm xúc của chính mình.

Phản tư

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm ví dòng suy nghĩ của con người như mặt hồ. Mỗi khi khó khăn xảy ra hay một suy nghĩ tiêu cực ập đến, nó như hòn đá khiến mặt hồ bị xao động. Và mặt hồ sẽ không thể yên bình trở lại nếu chúng ta không ngồi xuống, tĩnh tâm và phản tư. Phản tư có thể hiểu một cách hình tượng là các bạn nhìn vào những gợn sóng của ký ức trên mặt hồ xao động, cảm nhận nó, suy nghĩ về nó và xoa dịu nó.

5 TED TALKS BẠN NÊN XEM ĐỂ VỮNG CHÃI HƠN TRONG SỨC KHỎE TINH THẦN

Một cách hữu hiệu nhất để chúng ta phản tư chính là THIỀN. Thiền, theo góc nhìn của Thạc sĩ Tâm không mang tính chất tôn giáo. Nó chỉ đơn thuần là một hoạt động giúp chúng ta bình tâm lại và phản tư hiệu quả. Tuy nhiên, cũng theo lời của Thạc sĩ Tâm, có một số điều cần lưu ý khi chúng ta bắt đầu thiền:

  1. Hãy thiền cùng nhóm bạn để cho nhau động lực duy trì thói quen này
  2. Hãy tự do để những cơn sóng của ký ức ùa về tâm hồn. Vì còn ký ức nghĩa là ta còn sống, còn trải nghiệm và còn thiết tha với những điều tốt đẹp hơn.

Đánh lạc hướng cảm xúc

Nghe thật vô lý nhưng lại rất có lý đấy các bạn ạ! Cảm xúc của chúng ta cũng có thể bị đánh lạc hướng. Theo giải thích của Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm: “Khi chúng ta thay đổi trạng thái vật lý, chúng ta thay đổi trạng thái của cảm xúc”. Nghĩa là, khi cảm xúc của các bạn bị tác động tiêu cực ảnh hưởng quá nhiều và sắp chạm đến điểm giới hạn, hãy dùng hành động khác cắt ngang mớ cảm xúc hỗn độn ấy ngay.

Bài học này cực kỳ có ích cho những bạn thường xuyên không thể kiềm chế được cảm xúc của mình như dễ nổi nóng, tức giận, thất vọng hay suy sụp. Mỗi khi rơi vào trạng thái trên, hãy nhắc bản thân đi uống nước, hay nghe chút nhạc, hoặc đơn giản là đứng dậy và mở cánh cửa sổ ra.

Làm sao để giảm stress?

Lifestyle: Lối sống

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm cho biết: “Chứng mệt mỏi kinh niên trong những năm gần đây không còn là vấn đề của những người đứng tuổi mà nó còn là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đối với những người trẻ. Nguyên nhân chính là từ lối sống không lành mạnh”.

TỪ BỎ NHỮNG THÓI QUEN XẤU: BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?

Các hoạt động bổ trợ cho một cuộc sống lành mạnh như tập thể dục, bữa ăn dinh dưỡng, hợp vệ sinh, cân bằng thời gian làm việc và tận hưởng cuộc sống, thiền,… đa phần đều bị các bạn xem nhẹ. Sự hối hả trong nhịp sống khiến các bạn bỏ quên việc chăm sóc chính mình và lao mình vào công việc. Nếu muốn giảm stress, các bạn phải thay đổi cách sống của mình hôm nay.

Chiến lược cuộc đời

Cụm từ này nên được hiểu đơn giản hơn là viết kế hoạch cho cuộc đời của bạn. Vậy nó giúp gì trong việc kiểm soát căng thẳng? Theo lời của Thạc sĩ Tâm, khi chúng ta có cái nhìn tổng quan về cuộc đời của chính mình, chúng ta sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tô tiêu cực, yếu tố gây nhiễu trong quá trình phát triển.

LẬP KẾ HOẠCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DESIGN THINKING

Kết

Bạn hạnh phúc thế nào? Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn đạt được bao nhiêu, 5 hay nhiều hơn? Hay là 9? Những người thông minh trong cảm xúc đều là những người hạnh phúc. Và họ hạnh phúc không chỉ đơn thuần từ những việc như ý đến với họ.

Hạnh phúc đến từ bên trong. Một người điều chỉnh được cảm xúc sẽ thức dậy với tâm trạng sảng khoái. Và kể cả có đụng độ với những thử thách trong ngày, họ sẽ vẫn giữ được một mức độ hạnh phúc nhất định cho riêng mình. Thật ra, hạnh phúc giống như chiếc phao giữ tâm hồn họ nổi lên trên những khó khăn, đau khổ từ cuộc sống thường ngày, làm cho tâm trí họ sáng suốt, gạt bỏ các cảm xúc vô ích khác. Người hạnh phúc hay có các giải pháp cho vấn đề của họ hơn là người hay buồn rầu hoặc u sầu.

Hy vọng bạn nhớ rằng, khi nâng cao trí thông minh cảm xúc, bạn sẽ không tốn đồng nào để chia sẻ hạnh phúc, nhưng thứ bạn nhận lại được là vô giá.