Những cơn đau nhức đầu gối không rõ nguyên nhân, chấn thương khớp gối không thể bằng mắt thường mà bác sĩ chẩn đoán chính xác, mà phải nhờ đến sự trợ giúp của những phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Một trong những “trợ thủ đắc lực” chẩn đoán nhanh chóng, chính xác bệnh lý khớp gối là chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối. Vậy chụp MRI khớp gối bao nhiêu tiền? Phương pháp này có gì đặc biệt? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.
1. Chụp MRI khớp gối là gì?
Chụp MRI khớp gối hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ khớp gối. Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến và hiện đại, phản ánh cấu trúc và tổn thương (nếu có) tại khớp gối với độ tương phản rõ rệt, cho hình ảnh rõ nét, đặc biệt là các mô mềm, dịch trong ổ bụng. Chụp MRI còn được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán các tổn thương của hệ thống mạch máu, phần mềm, cột sống thắt lưng, khớp xương và hệ thần kinh (não, tủy sống, các dây thần kinh),…
Khác với chụp X quang, chụp CT có sử dụng tia X thì chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng từ trường và sóng radio qua một quá trình phóng thích năng lượng, được máy MRI thu nhận và xử lý, chuyển đổi thành các kết quả dưới dạng hình ảnh, có độ tương phản cao, khả năng tái tạo 3D, chi tiết giải phẫu tốt khớp gối đánh giá các tổn thương nếu có.
Chụp MRI khớp gối không xâm lấn, an toàn, không đau và không gây hại cho người bệnh.
2. Khi nào cần chụp MRI khớp gối?
Bác sĩ thường chỉ định chụp MRI khớp gối trong một số trường hợp như sau:
– Kiểm tra nguyên nhân đau đầu gối hoặc hạn chế cử động đầu gối do nhiều lý do khác nhau hoặc không biết lý do là gì.
– Tìm các tổn thương ở khớp gối như viêm khớp, khối u xương, nhiễm trùng, sụn hoặc dây chẳng hoặc gân bị tổn thương do chấn thương hoặc dị dạng,…
– Các tổn thương sụn chêm, dây chằng, gân cơ và các tổ chức phần mềm vùng khớp gối
– Tìm hiểu xem có cần phải nội soi khớp gối không
– Những bất thường ở khớp gối không rõ nguyên nhân hoặc do chấn thương mà chụp X quang hay CT không chẩn đoán chính xác được.
– Tầm soát các vấn đề bệnh lý ở xương, khớp khi thăm khám sức khỏe.
3. Chụp MRI khớp gối bao nhiêu tiền?
Nhiều người không biết chụp MRI khớp gối bao nhiêu tiền, vì đây còn là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá “xa lạ” đối với một số người. Chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính MSCT thường được nhiều người biết đến hơn MRI.
Nhiều bệnh nhân quan tâm chi phí chụp MRI khớp gối bao nhiêu tiền, điều này còn tùy thuộc vào từng cơ sở y tế và các yếu tố như: đội ngũ bác sĩ, hệ thống máy móc, dịch vụ, chụp cộng hưởng từ có cần tiêm thuốc đối quang từ hay không. Chính vì vậy mà giá chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối ở mỗi đơn vị y tế có thể không hoàn toàn giống nhau. Nhưng nhìn chung chụp MRI gối dao động khoảng 2-3 triệu đồng. Có tiêm thuốc đối quang từ chi phí sẽ đắt hơn khoảng 1 triệu đồng.
4. Những lợi ích của MRI là gì?
Chụp MRI hiện đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng bởi các lợi ích mà chúng mang lại cho chẩn đoán hình ảnh và cho sức khỏe của người bệnh. Thời gian chụp cũng khá nhanh khoảng 15-60 phút tùy từng bộ phận, nhưng thông thường khoảng 15 phút với những bộ phận đơn giản. Sau đây là tóm tắt một số lợi ích khi chụp MRI mà người bệnh nên biết:
– Không bị những ảnh hưởng do tia xạ.
– Không xâm lấn, không đau
– Hình ảnh thu được đa mặt phẳng.
– Độ phân giải mô mềm cao.
– Hiển thị hình ảnh tốt hơn so với chụp CT.
– Chụp được cả mạch máu não.
– Chụp được cả cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai.
5. Lưu ý gì trước khi chuẩn bị chụp cộng hưởng từ đầu gối?
Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có một trong số những trường hợp dưới đây:
– Bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả dị ứng thức ăn (nếu có). Các vật liệu tương phản được sử dụng cho MRI không chứa iốt. Nếu biết rằng bị dị ứng với chất tương phản được sử dụng cho MRI, hãy báo cho bác sĩ trước khi làm thủ thuật khác.
– Có ốc vít kim loại trong đầu gối do phẫu thuật trước còn lưu lại.
– Có bất kỳ kim loại cấy ghép trong cơ thể như máy tạo nhịp, đặt stent mạch vành, đường mật, thận,…
– Chốt kim loại, kẹp hoặc các bộ phận kim loại trong cơ thể, bao gồm cả chân tay giả và nha khoa hoặc niềng răng, mảnh đạn,…
– Bất kỳ thiết bị y tế cấy ghép nào khác, như bơm tiêm thuốc hoặc cấy ốc tai điện tử.
– Cấy ghép kim loại mỹ phẩm, chẳng hạn như trong tai, hoặc kẻ mắt xăm.
– Có cuộc phẫu thuật gần đây trên mạch máu, trong một số trường hợp không thể làm thủ thuật MRI.
– Có một dụng cụ tử cung (DCTC) tại chỗ ví dụ như vòng tránh thai.
Hi vọng bài viết đã cho bạn những kiến thức về MRI khớp gối nói chung và MRI khớp gối nói riêng. Để biết chính xác giá chụp MRI khớp gối bao nhiêu tiền, bạn hãy liên hệ với chúng tối để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ bạn tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!