TOP 7 LOẠI CHUỐI VÀNG PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM VÀ CÁCH PHÂN BIỆT DỄ DÀNG – SUNI GREEN FARM

Chuối vàng ở Việt Nam có đa dạng chủng loại, kích thước và mùi vị. Tuy nhiên, do quá nhiều chủng loại, và một số loại gần giống nhau nên rất khó để phân biệt. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Suni Green Farm sẽ giới thiệu với bạn đọc các loại chuối vàng phổ biến tại Việt Nam và cách phân biệt chúng nhé!

Chuối sứ

Hay còn được gọi là chuối xiêm vì đây là loại trái cây được vua Xiêm tặng cho vua nước ta và được trồng rộng khắp các tỉnh thành phía Nam Việt Nam. Có hình dáng thon và nhỏ, trên vỏ trái có ba gờ, cuống dài và phần giữa to. Phần thịt có vị ngọt đều và có màu trắng khi chín.

chuoi-vang-5

Chuối sứ có các tác dụng nổi bật với sức khỏe

Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời vì chứa các chất như Vitamin, Protein, Carbohydrate, các khoáng chất như Natri, Kẽm, Kali… Đặc biệt, loại chuối vàng này thường được dùng để chế biến các món ăn quen thuộc như chuối nướng, chuối luộc… Hơn thế nữa, chuối xiêm còn sử dụng được lúc trái còn xanh để làm nguyên liệu trong các món cuốn, rau ghém.

Chuối sứ cũng có các tác dụng nổi bật cho sức khỏe như giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏi các tình trạng ợ hơi, táo bón, khó tiêu; hỗ trợ quá trình sản sinh máu do có chứa khoáng chất Sắt; hạn chế viêm loét dạ dày; và hỗ trợ trong quá trình giảm cân vì giúp người ăn cảm giác no lâu và hạn chế việc nạp năng lượng vào cơ thể.

Chuối già Nam Mỹ

Còn được gọi là chuối già, bản tiêu hay ba thư. Đây là một loại trái cây mà bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng vì chứa nhiều dưỡng chất cũng như dễ dàng thưởng thức. Hình dáng trái có hình cong như lưỡi liềm, khi chưa chín có màu xanh, khi chín thì ngả sang màu vàng, thịt thơm, ngọt và có màu vàng nõn.

chuoi-vang-1

Hình dáng chuối già Nam Mỹ có hình cong như lưỡi liềm

Chuối già có vị ngòn ngọt, không độc, có tính hàn với thành phần dinh dưỡng chủ yếu là Protein, chất xơ, Kali, Vitamin C, A, E… đặc biệt có chứa Pectin – 1 Glucid giúp hạn chế nhiễm trùng đường ruột và giúp tiêu hóa hiệu quả. Loại quả này cũng là phương thuốc điều trị trĩ, tiểu ra máu; giảm béo, hỗ trợ quá trình giảm cân; hạn chế gặp các vấn đề về trầm cảm, stress; giúp giảm cholesterol.

Chuối ba thư còn được sử dụng trong các món ăn quen thuộc như Cá kho chuối, lươn om chuối,… và cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn tráng miệng.

Chuối ngự

Chuối ngự chắc chắn là loại chuối vàng quen thuộc nhất với hầu hết người Việt, và được xem là loại ngon nhất vì trong thời kỳ phong kiến đây được chọn là đặc sản để tiến vua.

chuoi-vang-7

Trong thời kỳ phong kiến chuối ngự được chọn là đặc sản để tiến vua

Chuối ngự có hình dáng nhỏ, trông đẹp mắt, khi chín chuyển sang màu vàng thẫm, vỏ trái mỏng, thịt trái ngọt đậm và thơm bùi. Hơn nữa, khi trái đã chín vừa có vị ngọt, thơm, dẻo, và không bị nẫu.

Trong loại trái cây này có chứa nguồn chất xơ dồi dào, hàm lượng Kali cao, đồng thời có các phytonutrients và các chất chống oxy hóa giúp người dùng có một làn da khỏe mạnh.

Chuối cau

Sở dĩ loại chuối này có tên là cau bởi giống quả cau, dày mình, hướng tròn và dày trái giống như trái cau. Đây là loại dễ trồng tại Việt Nam, và có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Được dùng không chỉ là một loại trái cây được thường ngày nhưng còn là nguyên liệu phổ biến cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

chuoi-vang-2

Chuối cau đã chín đều thì phần râu ở đầu quả sẽ bị rụng dần

Chuối cau cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin C, B6, hàm lượng Kali cao, chứa nhiều chất xơ, đặc biệt tốt cho dạ dày và giúp hạn chế sỏi thận.

Chuối ngự và chuối cau dễ nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, chuối cau có quả to và tròn hơn, thịt không quá ngọt, vỏ dày hơn, và khi đã chín đều thì phần râu ở đầu quả sẽ bị rụng dần còn chuối ngự thì không rụng râu.

Chuối hột

Đây là một loại chuối dân dã đối với người Việt (hay còn được gọi là chuối chát), thường được coi là ‘thần dược’ để chữa trị một số bệnh theo quan niệm dân gian. Ở Việt Nam loại chuối này thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, trung du, và đồng bằng…

chuoi-vang-4

Chuối hột là loại chuối ‘thần dược”

Chuối chát thường có chiều cao khoảng từ 2-4m. Quả chuối có hình mọng, có 5 cạnh rõ rệt, thịt quả nạc, có hạt nhiều trong thịt với đường kính hạt đen khoảng 4-5mm. Chuối chát là loại chuối có thể dùng nhiều bộ phận để làm thuốc như củ, thân và quả.

Loại chuối này có vị ngọt, chát và có tác dụng trong việc giải độc, lợi tiểu, hạn chế đau bụng, làm mát (lương huyết).

Chuối chà bột

Loại chuối vàng được trồng chủ yếu các tỉnh miền Tây, đặc biệt là Bến Tre và Long An. Chuối chà bột hường có cân nặng từ khoảng 0.9-1.3kg/nải có mùi vị dẻo ngon khi chuối vừa chín tới (để chuối chín quá sẽ làm mất đi mùi vị ngọt dẻo), và ngon hơn khi dùng lạnh.

chuoi-vang-3

Chuối chà bột có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn tới 34%

Loại chuối này có chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, khoáng chất, chất xơ, tinh bột. Với các công dụng tuyệt vời có thể kể đến làm giảm khả năng mắc các bệnh hen suyễn tới 34%; hỗ trợ quá trình giảm cân vì chứa lượng chất xơ lớn giúp cảm thấy no lâu hơn.

Chuối táo quạ

Chuối táo quạ có kích thước khác biệt so với các loại chuối thông thường bởi vì mỗi quả có thể dài từ 0.4-0.5m và lớn bằng cổ tay. Được trồng phổ biến ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh), mỗi nải chuối chỉ khoảng 1 tới 2 nải, mỗi nải tối đa khoảng 10 trái.

chuoi-vang-6

Chuối táo quạ có kích thước khác biệt so với các loại chuối thông thường

Nếu luộc chuối lên như chuối sáp thì mới cho vị ngọt dẻo, thơm ngon, còn khi ăn sống vị rất khó ăn bởi nhão và lạt. Ngoài ra, có thể dụng chuối táo quạ làm nguyên liệu cho món lẩu, hoặc thay thế khoai tây trong một số món ăn như cari.

Bạn đã hiểu rõ hơn các loại chuối vàng phổ biến tại Việt Nam và cách phân biệt chúng chưa? Hy vọng với kiến thức bổ ích trên đây giúp bạn dễ dàng phân biệt các loại chuối hơn cũng như tìm kiếm chủng loại phù hợp với nhu cầu của mình nhé. Nếu bạn muốn mua chuối hãy liên hệ với Suni Green Farm qua website để lựa chọn được những nguyên liệu tươi, sạch và an toàn cho gia đình mình được cung cấp trực tiếp từ trang trại Đà Lạt đến tay người tiêu dùng!