Chuẩn bị cho 1 đám cưới cần những gì

Lễ cưới là sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách vun vén để ngày vui của mình trọn vẹn và ý nghĩa. Nếu ý tưởng chuẩn bị cho đám cưới đối với hai bạn vẫn còn khá mơ hồ, hãy cùng tham khảo 12 công việc cần thiết sau và bắt tay thực hiện chúng dần dần ngay từ hôm nay.

1. Chọn ngày cưới

Trong văn hóa Á Đông, việc chọn ngày làm lễ cưới rất quan trọng và thường được quyết định bởi bố mẹ hai bên gia đình. Chính vì thế, các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn. Bên cạnh đó, hai bạn cũng nên chủ động chọn ngày làm tiệc cưới sao cho phù hợp với thời gian của cả hai, đồng thời cũng tính đến cả thời gian rảnh rỗi của phần lớn khách mời (ở thành phố thường là thứ 7, chủ nhật). Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị cho đám cưới còn bao lâu để có kế hoạch triển khai các công việc cần làm một cách tốt nhất và kịp thời nhất.

2. Lập ngân sách tổ chức đám cưới

Mức ngân sách tổ chức có ảnh hưởng rất lớn tới hình thức và quy mô của đám cưới. Điều này thì hai bên gia đình nên bàn bạc và cùng đi đến thống nhất với nhau trong kế hoạch chuẩn bị đám cưới. Các khoản chi phí được liệt kê càng chi tiết thì lại càng có thể giảm được những rủi ro không muốn xuống càng thấp. Vì vậy, mọi người nên cùng nhau tham bàn bạc, đưa ra ý kiến và rà soát cẩn thận các đầu mục chi phí để lên được một kế hoạch chuẩn bị đám cưới hoàn chỉnh.

Bạn có thể tham khảo ví dụ kế hoạch chi tiết chuẩn bị đám cưới dưới đây:

YYQPL0d-EY3DLrl5CB1u_ZV8SyvZj1Z6oKWauamON1Uyo7zx8ex5wVLX7925upAsI6x9POQu5WWKi0NgVsZHID74k72LMIvOGcFFQJf21N9JKhYVC70u0onH-zEJIafiVEjQ-toF2ToJCMQ90tQ

Xác định rõ mức ngân sách bạn có thể chuẩn bị cho đám cưới

Như vậy, khoản chi phí cần chuẩn bị để tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng tiệc cưới sẽ vào khoảng hơn 180 triệu. Tuy nhiên, chi phí thực tế có thể phát sinh hơn hoặc giảm xuống nếu bạn bớt đi một vài hạng mục trong kế hoạch.

3. Chọn trang phục cưới

Tùy thuộc vào thời gian chuẩn bị đám cưới, ngân sách cưới, và sở thích của hai bạn mà bạn có thể may hay thuê trang phục cưới.

  • Nếu may trang phục cưới: Các cặp đôi cần chuẩn bị trước 2 đến 3 tháng đi đo, may và kiểm tra xem đã chuẩn chưa.
  • Nếu thuê trang phục cưới: Thông thường bạn nên đặt trước 1 tháng trước ngày cưới nhằm đảm bảo lựa chọn được trang phục đẹp, ưng ý nhất.

4. Chụp ảnh cưới

Sau khi qua những bước trên, tiếp theo là bạn cần phải chụp ảnh cưới. Hãy thực hiện nó vào lúc thời tiết đẹp, tạo điều kiện cho ra đời những bộ ảnh cưới lung linh. Nếu bạn cưới vào mùa đông, nên chụp ảnh vào những tháng mùa thu khi ánh mặt trời còn đủ để có được những thước phim tự nhiên nhất.

Một vài công đoạn trong bước này gồm:

  • Lựa chọn các địa điểm chụp ảnh cưới
  • Quyết định nên thuê studio hay tự chụp (thuê freelancer)
  • Xác định phần ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới
  • Xác định thời gian chụp ảnh cưới

5. Chọn nhẫn cưới

Nhẫn cưới sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, vì vậy chuẩn bị chu đáo để mua nhẫn là việc làm quan trọng, không thể bỏ qua. Bạn nên dành 2 – 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải lúc nào bạn cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng. Mỗi mẫu nhẫn đặt làm riêng có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.

6. Lên danh sách khách mời

Đối với những cặp đôi muốn đặt tiệc ở những nhà hàng lớn, có thể họ sẽ yêu cầu bạn phải đặt trước 3 tháng, 6 tháng, có khi cả năm. Vì thế, việc lên danh sách khách mời sẽ phải được tiến hành từ khá sớm. Hai bạn hãy cùng nhau liệt kê danh sách khách mời, sau đó trao đổi chi tiết với bố mẹ để có được danh sách khách mời cuối cùng, bao gồm cả nhóm khách mời phát sinh để không bị sót.

Việc chọn lọc và nắm bắt được lượng khách mời ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh tình huống mâm thừa – cỗ thiếu, và giúp bạn quyết định nên đặt nhà hàng với quy mô nhỏ hay lớn để phù hợp với số lượng khách mời.

7. Làm thiệp mời cưới

Thiệp cưới được xem là vật phẩm thông báo đến người thân, bạn bè về buổi lễ của bạn. Việc chọn mẫu thiệp cũng phần nào nói lên tính cách con người của bạn. vì vậy hãy dành thời gian cho việc chọn ra mẫu thiệp cưới yêu thích, mang màu sắc cá nhân. Ngày nay, có rất nhiều mẫu thiệp cưới đơn giản, tinh tế và hiện đại. bạn có thể dành thời gian ngồi cùng nhau để tham khảo và chọn ra mẫu mà hai bạn thích nhất.

8. Đặt tiệc cưới

Việc lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới các cặp đôi cần hỏi ý kiến bố mẹ về địa chỉ. Hoặc tham khảo thêm ý kiến của bố mẹ, những người lớn trong gia đình về nghi thức cưới, mâm tiệc cưới… nhằm có được ngày tiệc cưới ấn tượng.

Bạn nên tổ chức tại một nhà hàng có vị trí thuận tiện, dễ dàng đi lại cho cả bạn, và đại đa số khách mời. Bên cạnh đó, một nhà hàng chuyên nghiệp, không gian đẹp, thực đơn chất lượng, chu đáo trong từng bước chuẩn bị sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tổ chức cưới. Một đội ngũ nhân viên tận tâm sẽ giúp bạn lo lắng mọi chuyện và bạn sẽ không bị bối rối trong ngày vui của mình.

9. Lên kế hoạch trăng mật

Để có một tuần trăng mật lãng mạn, hạnh phúc, bạn cần lên một lên một ngân sách bạn có thể chi cho kỳ nghỉ tuần trăng mật này. Sau đó, các bạn lên kế hoạch xem mình đi đâu, ở đâu, đi bằng gì. Bạn có thể chuẩn bị trước 3 đến 4 tháng nhằm săn vé du lịch giá rẻ hay đặt chỗ trước nhằm tránh hết chỗ. Càng chi tiết và làm sớm bao nhiêu bạn sẽ càng có nhiều ý tưởng và tiết kiệm chi phí bấy nhiêu.

10. Khám sức khỏe

Ở bước này thường được các cặp đôi bỏ qua. Nhưng khá là sai lầm nếu không chú trọng đến điều này. Đừng chủ quan vào sức khỏe của người bạn đời. Việc khám sức khỏe trước hôn nhân sẽ giúp bạn tránh những vấn đề phát sinh về sức khỏe sinh sản hay việc mắc các bệnh truyền nhiễm, nhằm lưu giữ gia đình hạnh phúc. Chính vì thế, dù bận rộn đến đâu, hai bạn vẫn nên chọn ngày để đi khám sức khỏe cùng nhau trước cưới bao gồm sức khỏe tổng quan và cả sức khỏe sinh sản.

11. Mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care

Tùy vào điều kiện và khả năng kinh tế của từng gia đình, bạn có thể tham gia Bảo hiểm sức khỏe VBI Care để được hỗ trợ các chi phí liên quan đến Tai nạn, Tử vong, Điều trị nội trú, Ngoại Trú, Thai sản, Bảo lãnh viện phí 24/7, v.v. khi gặp các rủi ro về sức khỏe.

Quyền lợi Bảo hiểm sức khỏe VBI Care đa dạng và toàn diện, bao gồm Tai nạn, Tử vong, Điều trị nội trú, Ngoại Trú, Thai sản, Bảo lãnh viện phí 24/7, v.v

Lưu ý rằng thời gian chờ của quyền lợi Thai sản là 270 ngày. Để đảm bảo được hưởng quyền lợi bảo hiểm tối đa, bạn nên mua Bảo hiểm sức khỏe VBI Care kèm quyền lợi thai sản trước 1-3 tháng dự định có con. Tránh trường hợp vừa mua bảo hiểm đã có bầu liền vì có những trường hợp sinh non sinh thiếu tháng, tức là chưa đủ 270 ngày đã sinh, như vậy sẽ không được thanh toán cho các chi phí sinh này.

12. Đăng ký kết hôn

Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, đừng quên một việc quan trọng nữa là đăng ký kết hôn theo quy định. Với việc ký vào giấy đăng ký, các cặp đôi sẽ được luật pháp bảo hộ, chứng nhận là vợ chồng.