Giun móc là tên gọi chung cho hai loại: Ancylostoma duodenale và Necator americanus (Việt Nam gọi là giun móc hay giun mỏ).
I. Hình thể:
– Hình ống, màu trắng sữa hơi hồng hoặc có màu đỏ nếu đã hút máu.
– Kích thước: con cái dài khoảng 10-13mm và con đực khoảng 8 – 11mm. Giun mỏ có thể nhỏ hơn.
Bộ phận miệng: Giun móc có 4 móc sắp xếp 2 bên cân đối. Răng của giun mỏ có cấu tạo giống hai đĩa cắt.
– Đuôi con cái thon nhọn, đuôi con đực xoè như chân vịt, đuôi xoè này bao gồm các gân cứng. Có gân sau chia nhánh có gai sinh dục.
– Bộ phân sinh dục phát triển, con cái có hai buồng trứng, con đực có tinh hoàn, ống dẫn tinh.
2. Trứng:
-Hình bầu dục cân đối. Vỏ mỏng. Trứng có màu xám nhạt.
– Cấu tạo: Khi trứng mới bài xuất có cấu tạo từ 4 – 8 nhân, sau khi ra ngoài cơ thể 4-8 giờ nhân có hình phôi dâu, sau 12 – 48 giờ trứng có ấu trùng bên trong.
– Giữa nhân và vỏ thường có khoảng trống sáng.
Trứng và ấu trùng giun móc
3. Hình thể ấu trùng:
Tuỳ theo giai đoạn phát triển của ấu trùng.
– Ấu trùng giai đoạn I: 0,2- 0,3mm x 17-20µm. Thực quản có hai ụ phình.
– Ấu trùng giai đoạn II: 0,4 – 0,5 mm x 20 µm. Thực quản có hình trụ ở phần trên và phần dưới có ụ phình.
– Ấu trùng giai đoạn III: 560 µm x 24 µm. Thực quản hình trụ. Đuôi nhọn. Giai đoạn này ấu trùng có thể xâm nhập vật chủ qua da.
II. Chu kỳ phát triển:
1. Vị trí ký sinh: Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, trường hợi nhiễm nhiều có thể gặp giun ở phần giữa ruột non.
2. Diễn biến chu kỳ:
Giun móc sinh sản hữu tính, sau khi giao hợp,con cái đẻ trứng trong ruột của ký chủ (trung bình khoảng từ 10.000 – 20.000 trứng mỗi ngày), trứng theo phân ra ngoại cảnh (1). Ở ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (ẩm độ, nhiệt độ thích hợp), sau 24 giờ trứng phát triển thành trứng có ấu trùng. Ấu trùng thoát vỏ (2), phát triển từ giai đoạn I đến giai đoạn II. Ấu trùng giai đoạn này ăn các chất hữu cơ trong đất, sau 05 ngày thay vỏ phát triển thành ấu trùng giai đoạn III (3). Ấu trùng giai đoạn III chủ động tìm ký chủ, xâm nhập vào ký chủ qua nang lông, lổ chân lông, nơi da mỏng như mu bàn chân, kẻ ngón chân, kẻ ngón tay (4). Ấu trùng chui qua da vào tỉnh mạch đến tim rồi theo động mạch phổi đến phổi, đến các vị quản và phế nang. Từ phế nang, ấu trùng theo các tiểu phế quản đến phế quản, lên khí quản, yết hầu và được nút trở lại thực quản, xuống dạ dày và đến tá tràng. Ở tá tràng, ấu trùng phát triển thành ấu trùng giai đoạn IV, sau khoảng 05 – 06 ngày và mất thêm 10-13 ngày phát triển thành ấu trùng giai đoạn V. Sau 03 – 04 tuần lễ phát triển thành giun móc trưởng thành (5).
Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng: 40- 45 ngày.
Tuổi thọ trung bình 7 – 8 năm đến 10 – 15 năm.
III. Tác hại của giun móc:
1. Giun trưởng thành:
– Gây thiếu máu: Đây là tác hại chủ yếu của giun móc đối với cơ thể. Mức độ thiếu máu nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mật độ giun móc ký sinh.
– Gây nhiễm độc: Trong quá trình ký sinh giun móc tiết ra chất độc gây nhiểm đọc tuỷ xương. Khi tuỷ xương bị nhiểm độc, khã năng sinh hồng cầu bị giảm, nếu nhiểm nặng, gây suy tuỷ.
– Suy tim: Do thiếu máu mạn tính không bù. Biểu hiện lâm sàng bằng chứng hay hồi hộp, đánh trống ngực, mạch nhanh. Nghe tim có thể có tiếng thổi tâm thu, chụp Xquang thấy bóng tim to. Tất cả các biểu hiện của tim sẽ trở về bình thường khi tình trạng thiếu máu được chấm dứt.
– Gây đau bụng: Do giun móc cắm sâu răng, móc vào niêm mạc ruột để hút máu.
– Rối loạn tiêu hoá: Bệnh nhân hay kém ăn, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy xen lẫn táo bón.
– Gây các rối loạn khác: Suy nhược thần kinh, phản xạ giảm. Có thể rối loạn nôi tiết, rối loạn kinh nguyệt, trẻ em chậm lớn…
2. Ấu trùng:
– Gây viêm da: Do ấu trùng xâm nhập qua da nên gây viêm ngứa, nổi mẫn.
– Gây hội chứng viêm phổi không điển hình: nếu ấu trùng giun móc nhiều ở phổi gây hội chứng Loeffler. Bệnh biểu hiện: ho, đau ngực, chụp xquang phổi có hình ảnh thâm nhiểm ở phổi. Xét nghiệm máu bạch cầu trong trứng tăng cao. Những triệu chứng này kéo dài một tuần thì hết.
IV. Chẩn đoán:
1. Lâm sàng:
Bệnh giun móc khó xác định trên lâm sàng vì triệu chứng rất giống các nguyên nhân khác.
2. Cận lâm sàng:
– Xét nghiệm phân tìm trứng.
– Hút dịch tá tràng tìm con giun móc trưởng thành hoặc trứng giun móc.
– Nuôi cáy phân tìm ấu trùng.
– Chẩn đoán bằng kháng nguyên.
– Chẩn đoán hỗ trợ: X quang phổi, công thức máu, …
V. Phòng bệnh:
– Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh.
– Vệ sinh môi trường.
– Vệ sinh cá nhân: Không đi chân trần trên đất, hạn chế tiếp xúc da trần với đất.
– Diệt côn trùng truyền bệnh.
– Diệt trứng ở ngoại cảnh.
– Điều trị hàng loạt để diệt giun trưởng thành.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!