Chó Bị Giun Đũa | Dấu Hiệu Nhận Biết Và Sự Nguy Hiểm – PetHealth

Giun đũa là loại giun tròn lây nhiễm cho các giống chó và mèo nuôi và hoang dã. Chó bị giun đũa khi chúng ăn trứng chứa ấu trùng nhiễm bệnh.

Toxocara canis chủ yếu ảnh hưởng đến chó con gây ra dấu hiệu viêm ruột. T. canis có thể lây truyền sang người. Cùng đội ngũ chuyên gia đến từ PetHealth tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Chó bị giun đũa | Những vật chủ bị ký sinh

  • Ký sinh trùng: Toxocara canis và Toxascaris leonine
  • Tên thường gọi: Giun đũa
  • Vật chủ lây nhiễm: Chó, mèo (chỉ có T.leonine) lây nhiễm
  • Phân bố: Trên toàn thế giới
  • Con đường lây truyền: Trứng của ấu trùng nhiễm bệnh lây qua đường ăn, uống
  • Khả năng lây truyền sang người: Có thể lây sang người

Dấu hiệu nhận biết chó bị giun đũa

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh rất đa dạng và cũng khá dễ để nhận biết. Ở chó sơ sinh và chó con, nhiễm bệnh nặng qua đường nhau thai có thể gây viêm phổi và tử vong cấp tính. Khi mua chó, người mua cần để ý điều này.

Nguyên nhân do viêm ruột và tắc nghẽn đường tiêu hóa ngay từ khi được 10 ngày tuổi. Thế nhưng số lượng giun đũa nhiều ở chó con có thể gây ra tình trạng:

  • Kém phát triển, còi cọc, khó chịu ở bụng (con có tư thế dạng chân và bụng phệ).
  • Có hiện tượng biếng ăn, tiêu chảy và nôn mửa (chó nôn ra giun sán nếu đó là giun trưởng).
  • Có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường tiêu hóa và tử vong. Nhiễm Toxascaris leonina thường không có triệu chứng.

Do có tiềm ẩn sự nguy hiểm nên ngay từ khi phát hiện ra được các triệu chứng trên. Bạn nên đưa chó đến các cơ sở thú y để khám chữa. Tránh tình trạng tự theo dõi và điều trị tại nhà vì có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Ngoài dấu hiệu nhận biết chó bị giun đũa, dấu hiệu thai chết lưu ở chó cũng được nhiều người quan tâm. Dấu hiệu bao gồm máu chảy từ âm đạo có màu đen, đặc hay phôi thai bị đẩy ra ngoài.

Nguy hiểm khi nhiễm ấu trùng giun đũa

Việc ăn phải trứng giun đũa có phôi trong môi trường có thể khiến ấu trùng ẩn không có triệu chứng, ấu trùng di chuyển trong mắt hoặc nội tạng. Trẻ em có nguy cơ cao nhất do hành vi tự nhiên của trẻ.

Sau khi ăn, ấu trùng sẽ di chuyển trong cơ thể đến các cơ quan như gan, phổi, não và mắt. Tình trạng di chuyển như vậy có thể không có triệu chứng.

Hoặc ấu trùng di chuyển có thể dẫn đến phản ứng viêm tăng bạch cầu ái toan gây ra các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, sốt, gan to và ho.

Các giống chó mặt xệ cũng có nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun đũa cao. Những chủ nuôi cần đặc biệt quan tâm và các biện pháp phòng tránh phù hợp.

Vì sao chó nôn ra giun sán?

Với những loại ký sinh trùng sống nhiều trong dạ dày, điển hình là các loại giun đũa thì nó thường được lây truyền bằng việc ăn phải ấu trùng truyền bệnh được trú ngụ trong vật chủ trung gian. Đó có thể là gián, nhộng, dế hay bọ cánh cứng. Chó là đối tượng hay bị tấn công nhiều nhất.

Khi bị nhiễm giun vào trong cơ thể thì có đôi khi chó nôn ra giun sán trong khoảng từ 2 – 3 tháng sau sinh. Dù không hề tiếp xúc với vật chủ trung gian gây bệnh nào. Và nguyên nhân được xác định là nhiễm từ cho mẹ thông qua bú hoặc là phân.

Phải làm gì khi chó nôn ra giun sán?

Bạn nhận thấy chó nôn ra giun sán và đang cảm thấy hoang mang không biết thú cưng của mình có bị làm sao hay không? Cụ thể đây chính là một triệu chứng ít gặp của căn bệnh cho bị mắc phải giun đũa. Việc bạn cần làm ngay lúc này chính là điều trị căn bệnh giun sán cho chúng bằng các cách như:

  • Xét nghiệm phân: Bạn cần liên hệ với bác sĩ thú ý để được chẩn đoán và kê đơn thuốc chữa trị phù hợp. Họ có thể yêu cầu bạn thu thập phân để chẩn đoán và xác định loại giun.
  • Sử dụng thuốc điều trị cho chó nôn ra giun sán: Loại thuốc cũng như tần suất uống thuốc sẽ phụ thuộc vào chỉ dẫn của bác sĩ thú y cùng loại giun sán mà thú cưng của bạn đang mắc phải.

Triệu chứng khi người mắc phải giun đũa

Triệu chứng thường tự giới hạn, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu có liên quan đến thần kinh hay tim mạch. Bạn cần cẩn thận tránh bị mắc phải tình trạng này.

  • Ấu trùng giun đũa có thể xâm nhập vào mắt và hệ mạch máu tại mắt. Gây mù hoặc giảm thị lực do viêm võng mạc, viêm dây thần kinh thị giác và viêm nội nhãn.
  • Ở trẻ em triệu chứng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa kéo dài. Tình trạng bị còi cọc, cân nặng chậm phát triển.
  • Nếu giun đi lạc lên vị trí phổi, người bệnh cần đi khám vì sẽ có biểu hiện khò khè, khó thở mãn tính. Hay có biểu hiện như ho khan, sốt cao và đau ngực dữ dội.

Trên đây là các kiến thức liên quan tới việc chó bị nhiễm giun đũa hay ảnh hưởng của giun đũa đối với cơ thể con người mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn đã có những kiến thức bổ ích để phòng bệnh và phương pháp chữa trị. Qua đó sẽ hạn chế thấp nhất những rủi ro mà bệnh giun đũa gây ra.

Để phục vụ hơn 10.000 khách hàng mỗi năm, ngay từ những ngày đầu làm dịch vụ (2004) bệnh viện thú y PetHealth đã đầu tư những trang bị hiện đại và một đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm, giàu sự chuyên nghiệp.

Khách hàng sẽ được cập nhật mọi thông tin, được sử dụng dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý, được những bác sĩ giỏi khám chữa cho thú cưng của mình.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

Phòng chăm sóc khách hàngVPGD: 240 Âu Cơ – Quảng An – Tây Hồ – Hà NộiTổng đài: 024.2242.8882 – 090.842.8882Email: [email protected]Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/Website: https://pethealth.vnRất hân hạnh được đón tiếp!

Các câu hỏi thường gặp về chó bị giun đũa