Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho đà điểu

I. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nuôi Đà điểu

Chương trình Quốc gia nhập nuôi đà điểu ngoài mục đích đa dạng hoá vật nuôi cho đất nước nhằm khai thác tối đa tiềm năng thiên nhiên phong phú của các vùng sinh thái, còn xét thấy lợi ích kinh tế to lớn khi giống này được phát triển tại Việt Nam.

Đà điểu có khả năng thích nghi với một vùng trải rộng từ 50 độ vĩ Bắc tới 30 độ vĩ Nam có tất cả các loại hình khí hậu nóng, lạnh, khô, ẩm khác nhau. Hiện nay nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, các nước Châu Âu (Israel, Pháp….) và Mỹ đang phát triển mạnh chăn nuôi Đà điểu.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

1. Giai đoạn nuôi gột úm: sơ sinh-3 tháng tuổi

– Khối lượng sơ sinh: 0,8-1,0 kg/con

– Tỷ lệ nuôi sống: 75-85 %

– Khối lượng cuối giai đoạn: 22 kg/con

– Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 1,86 kg

– Xanh: 2,28 kg

2. Giai đoạn đà điều con 3-6 tháng tuổi

– Tỷ lệ nuôi sống: 90-95 %

– Khối lượng cuối giai đoạn: 53 kg/con

– Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 2,99 kg

Xanh: 4,34 kg

3. Giai đoạn sinh trưởng 6-12 tháng tuổi

– Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %

– Khối lượng cơ thể? Trống: 105-110 kg/con

Mái: 88-95 kg/con

– Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 6,0-6,2 kg

Xanh: 4-4,5 kg

(Nếu nuôi thịt giết mổ lúc 10-12 tháng tuổi)

4. Giai đoạn nuôi dò, hậu bị: 12-24 tháng tuổi

– Tỷ lệ nuôi sống: 97-98 %

– Tỷ lệ chọn lọc lên đẻ: 80-85%

– Khối lượng cơ thể? Trống: 125-140 kg/con

Mái: 90-115 kg/con

– Nên cho ăn thức ăn: Tinh: 1,3-1,4 kg/con/ngày

Xanh: 1,0-1,5 kg/con/ngày

5. Giai đoạn sinh sản

– Tuổi thành thục (đà điểu úc)

Con trống > 30 tháng

Con mái > 24 tháng

– Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 %

– Tỷ lệ ghép trống mái: 1/2

– Mức ăn thức ăn:? Tinh: 1,6-1,7 kg/con/ngày

Xanh: tự do (thả đồng cỏ)

– Sản lượng trứng/mái:

+ Năm đẻ thứ nhất: 10-20 trứng

+ Năm đẻ thứ hai: 30-45 trứng

– Chi phí thức ăn /trứng giống (8 tháng đẻ) mùa sinh sản

+ Năm đẻ thứ nhất: 20,4 kg/trứng

+ Năm đẻ thứ hai: 9,0- 13,6 kg/trứng

– Tỷ lệ phôi: 65-68%

– Tỷ lệ nở/phôi: 75-80%

– Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp: 48,7-54,4%

II. Kỹ thuật nuôi đà điểu từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn rất quan trọng khi nuôi đà điểu, kết quả nuôi tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả khai thác các lứa tuổi sau:

1. chuồng nuôi gột

Nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh loại tiêng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ô tô…. Nhà nuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích.

Tuổi Đà điểu Chuồng úm (m2/con) Sân chơi (m2/con) 1 – 60 ngày 0,3 – 0,5 2,0 60 – 90 ngày 1,5 – 2,0 4 – 6

Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài ~ 50 m để đà điểu chạy múa theo bản năng không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nền được nhặt sạch các dị vật như mảnh thuỷ tinh, sợi kim loại, que nhọn …..

2. Thảm lót và chất độn chuồng

Từ 1-2 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng.

Từ 3 tuần trở đi dùng trấu, có thể dùng cát khô, phoi bào lót nền.

Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao. ở mọi nơi bệnh này chiếm tỷ lệ cao khi nuôi gột Đà điểu.

3. Nhiệt độ và ẩm độ

Sau khi nở 24 giờ đà điểu đưa vào quây úm, bộ lông chưa đầy đủ, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho nó. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng lớn (253 – 350 g) dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến sơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu.

Bảng 1: Đảm bảo nhiệt độ thích hợp

Tuần tuổi Nhiệt độ (oC) ẩm độ tốt nhất (%) Mới xuống chuồng 32 – 35 65 – 70 1 30 – 32 70 2 28 – 30 70 3 24 – 26 70 4 22 – 23 70 >5 22 70

Từ 1 tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh.

Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu nhiều con tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại nếu nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt những con ngoài rìa run run đó là nhiệt độ thấp cần phải tăng nhiệt lên. Khi đủ ấm đà điểu vận động mau lẹ hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành.

ẩm độ chuồng gột giữ tốt nhất ở mức 65 – 70%.

4. Quy mô đàn

Để quan sát và chăm sóc đồng đều từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi bố trí 20 – 25 con/ quây úm. Quy mô lớn hơn đà điểu hạn chế vận động, tăng trưởng chậm, nếu gặp tác nhân hại đột ngột gây kinh động làm chúng sợ hãi nháo nhác dẫm đạp lên nhau dễ gây chân thương và các khuyết tật về chân.

5. ánh sáng – vận động

ánh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích đà điểu con ăn nhiều, tiêu hoá tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu bên ngoài khí hậu tốt, ánh nắng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra ngoài sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng từ từ theo từng ngày.

Một tháng tuổi thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng khi trời mưa, xấu thì phải nhanh chóng đưa chúng vào chuồng.

Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3 w/m2 để chúng dễ dàng ăn uống. đà điểu là chim chạy vì vậy tạo điều kiện để chúng vận động sớm là rất quan trọng.

6. Chế độ dinh dưỡng

Đà điểu tuy được nuôi dưỡng thuần hoá đã lâu nhưng vấn đề dinh dưỡng vẫn là thời sự và đang tiếp tục nghiên cứu. Các giai đoạn tuổi, khẩu phần thức ăn được cân đối nhu cầu dinh dưỡng dưới đây sẽ cho kết quả tốt.

Bảng 2: Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Tháng tuổi 0-1 tháng 1-2 tháng 3-6 tháng 7-12 tháng 13-24 tháng Protein (%) 20 18 17 14 12-14 ME (kcal) 2750 2600 2500 2400 2400 Lizin (%) 1,13 0,96 0,90 0,81 0,76 Methionin(%) 0,35 0,32 0,29 0,24 0,23 Ca (%) 1,2-1,3 1,2-1,5 1,2-1,5 1,0-1,2 0,9-1,0 P (%) 0,66 0,65 0,60 0,60 0,55 Vitamin A (UI) 12500 12500 12500 12500 12500 Vitamin D (UI) 2500 3000 3000 3000 3000 Vitamin E (UI) 40 40 40 40 40

Thức ăn nuôi đà điểu mới, không ôi mốc, tốt nhất sử dụng cám viên để đà điểu ăn không rơi vãi.

7. Máng ăn, máng uống

Máng ăn dùng bằng nhựa hoặc cao su không dùng máng có các góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân.

Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành sứ hoặc vật tương tự có bề mặt rộng để đà điểu thuận tiện khi uống bằng động tác ngậm nước đưa lên cao rồi mới nuốt. Nguồn nước phải sạch sẽ không có mùi. Những ngày đầu nên cho đà điểu uống nước mát hoặc ấm, nước uống để tự do, có thể đặt máng ăn cách xa máng uống để tạo sự vận động của Đà điểu.

8. Chăm sóc và cách cho ăn

Đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mổ thức ăn hoặc nhặt các vật lạ khác.

Nếu không để sãn thức ăn tươi ngon, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột rồi chết.

1 – 30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày

31 – 60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày

61 – 90 ngày tuổi cho ăn 2 – 3 lần/ngày

Phương pháp cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điểu ăn được nhiều thức ăn tinh hơn. đà điểu phát triển tốt có khả năng thu nhận thức ăn và đạt tăng trọng như sau

Bảng 3:Khả năng thu nhận thức ăn và khối lượng cơ thể

Tuần tuổi Khối lượng (kg/con) Thức ăn tinh (g/con/ngày) Thức ăn xanh (g/con/ngày) Sơ sinh 0,85-0,9 1 1,00 9,3 56,0 2 1,22 33,8 86,0 3 1,92 85,6 95,0 4 2,94 179,2 120,0 5 4,56 257,1 120,0 6 7,62 330,6 157,0 7 8,23 449,2 337,0 8 10,12 487,7 460,0 9 12,24 492,4 607,0 10 15,03 654,2 676,0 11 18,02 653,7 680,0 12 20,80 747,1 700-1000 13 22,18 758,5 700-1000

(Kết quả nghiên cứu thực nhiệm tại Viện Chăn nuôi 1997)

Thức ăn xanh gồm các rau mềm: xà lách, bắp cải, rau muống…

Lưu ý: tuần đầu khối lượng sơ sinh có khả năng giảm đến 10 ngày, giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu là noãng hoàn, vì vậy nhu cầu thức ăn không quan trọng bằng nước uống. Cả giai đoạn cho ăn thức ăn tinh tự do. Có thể tập cho đà điểu ăn bằng cách để thức ăn lên ngón tay đưa và tầm mổ hoặc gõ nhẹ xuống máng ăn tạo sự chú ý của đà điểu con.

III. Kỹ thuật nuôi đà điểu thịt

Sau 3 tháng tuổi đà điểu theo hướng nuôi thịt cần đạt sinh trưởng tối đa. Để đạt hiệu quả kinh tế cao. Trọng lượng giết mổ đạt 85-110 kg/con.

1. Yêu cầu chuồng trại

Khu chuồng nuôi phải có sân chơi với kích thước 5 x 80 – 100 m. đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng, nền sân ngoài thảm cỏ phải có chỗ lót cát. Thói quen của đà điểu sống ở xa mạc luôn thường xuyên tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng ngoài da. đà điểu cũng rất thích tắm mưa nêu không có đệm cát nước mưa sẽ làm sân lầy bùn và bộ lông đà điểu bẩn dễ gây bệnh tật. Sân chơi có trồng cây làm bóng mát cho đà điểu trú nắng. Giai đoạn này đà điểu hầu như ở ngoài trời, vì vậy sân chơi đối với chúng rất quan trọng.

2. Điều kiện yên tĩnh

Hệ thần kinh đà điểu rất nhậy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt. Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía như đề phòng hiểm hoạ, nếu có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây chân thương, rách da hoặc gẫy cổ rồi chết.

3. Đề phòng các vật lạ

Vì đà điểu là loại ăn tạp nên trong khu vực nuôi cần phải dọn sạch các vật như gạch, đá, mảnh thuỷ tinh, túi bóng hay các vật nhỏ nhọn sắc để tránh cho chúng ăn phải các thứ này, dễ gây chấn thương đường tiêu hoá.

4. Chế độ dinh dưỡng

Tuân theo bảng 2. Đặc biệt ở đà điểu 4 – 12 tháng tuổi nhu cầu đạm và các vitamin phải đáp ứng đủ để đảm bảo cho sự phát triển.

Đà điểu có hệ vi sinh vật ở manh tràng phát triển giúp chúng tiêu hoá xơ thô tới 60%. Vì vậy phải bổ sung rau, cỏ xanh tự do để giảm giá thành, rau cỏ non được băm 3 – 4 cm để rễ ăn, cho ăn máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh.

– Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.

– Thức ăn xanh cho đà điểu có thể dùng lá bắp cải già, cỏ ghi nê, cỏ voi non, rau muống, rau lấp… nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì đà điểu tự vặt cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.

5. Máng ăn, máng uống

Đà điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gỗ được đóng với kích thước 0,3 x 0,25 x 1,0 m. Máng ăn được cố định ở độ cao 0,7 – 0,8 m để đà điểu không dẫm đạp và ăn dễ dàng. Đảm bảo 4 – 5 con/1 máng ăn.

Sử dụng bồn cao su đựng nước cho đà điểu uống, sử dụng nước máy hay nước giếng khơi, nước đủ để đà điểu uống tự do, mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát tránh nước nóng dưới ánh nắng mặt trời.

6. Phân nhóm và mật độ nuôi

Tuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 15 – 20 con, mật độ nuôi đảm bảo 4 m2 nền chuồng/con và 10 m2 sân chơi/con.

7. Giới thiệu khẩu phần ăn tốt nhất cho việc giết mổ lúc 10 tháng tuổi

Bảng 4: Khẩu phần nuôi đà điểu thịt thâm canh

Chỉ tiêu Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Tháng tuổi (tháng) 0-2 2-6 6-9 Khối lượng cơ thể (kg) 0,85-12 12-60 60-90 Thức ăn cho ngày (g/ngày) 150-500 500-1655 1655-2000 Thành phần nguyên liệu Bột ngũ cốc (%) 55 55 58 Bột cỏ (%) 5 15 25 Bột đạm (%) 40 30 17 Tổng số (%) 100 100 100 Thành phần dinh dưỡng Protein (%) 21,5 18 15 Lizin (%) 1,25 1 0,75 Methionin(%) 0,5 0,45 0,38 Ca? (%) 1,2 1,1 0,9 P (%) 0,66 0,65 0,60

Chú ý:

Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần sễ làm giảm hiệu xuất chuyển hoá thức ăn. Thức ăn xanh cồng kềnh nên hạn chế thức ăn tinh cũng như dinh dưỡng thu nhận thấp dẫn đến tăng trọng thấp.

IV. Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản

1. Giai đoạn nuôi dò và hậu bị

Giai đoạn nuôi dò từ 4 – 12 tháng tuổi chăm sóc như nuôi thịt, không cho ăn ít hơn.

Giai đoạn nuôi hậu bị? từ 13 – 20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều mức ăn giảm

Bảng 5: Khả năng tiêu thụ thức ăn và khối lượng Đà điểu

Tháng tuổi Khối lượng (kg/con) Thức ăn tinh (kg/con/ngày) Thức ăn xanh (kg/con/ngày) 4 36 0,9 0,8 5 47 1,0 1,2 6 59 1,1 1,2 7 72 1,2 1,2 8 80 1,3 1,2 9 88 1,4 1,3 10 94 1,5 1,5 11 97 1,6 1,5 12 108 1,6 1,5 13 111 1,6 1,5 14 117 1,6 1,5 15-24 120-130 1,2-1,5 Tự do chăn thả

2. Thao tác bắt, kiểm tra và di chuyển đà điểu

Nuôi đà điểu phải định kỳ cân trọng lượng để kiểm soát sự tăng trưởng xem có phù hợp với chuẩn không. Đối với những con phát triển chậm hay quá nhanh thì có biện pháp tăng cường hay hạn chế bằng cách điều chỉnh khẩu phần và định mức cho ăn.

Lúc nhỏ khi bắt đà điểu tuyệt đối không được cầm vào cổ mà phải đưa tay luồn xuống bụng nâng lên.

Với những đà điểu trưởng thành khi bắt 1 con cần 2 – 3 người, một người dùng móc sắt choàng vào cổ và ấn xuống, hai người khác nhanh chóng một bên trái, một bên phải dùng tay giữ chặt cánh và lông đuôi.

Cần phải có vải dài để che mặt đà điểu khi kiểm tra hoặc đi động để chúng không hoảng loạn. Lưu ý những người bắt phải bảo hiểm bằng đi ủng cao su để đà điểu tránh dẫm phải.

Nhìn chung nếu giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nuôi tốt đà điểu khoẻ mạnh sẽ đảm bảo vững chắc cho kết quả thành công giai đoạn tiếp theo.

Từ 4 – 24 tháng tuổi điều cần chú ý nhất là tạo môi trường cho đà điểu vận động, kiểm soát được mức độ tăng trọng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. đà điểu khoẻ mạnh có đôi chân vững chắc, lông bóng mượt và óng ả, đôi mắt linh hoạt lanh lợi. Từ 12 tháng tuổi trở đi màu sắc lông con trống và con mái sẽ khác biệt. Con trống lông càng đen mượt, chân và mỏ chuyển màu đỏ tươi là biểu hiện sức khoẻ tốt. Con mái lông mượt nhìn săn chắc gờ lưng có rãnh là thể trạng béo tốt.

3. Giai đoạn sinh sản

Đà điểu Australia thành thục lúc 25 tháng tuổi, con mái thành thục sớm hơn con trống khoảng nửa năm do vậy nếu ghép trống mái cùng lứa tuổi với nhau tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Thực tế cho thấy trong trường này tất cả trứng đẻ ở vụ này đầu đều không phôi. Để khắc phục tình trạng này có thể ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Vụ đẻ thứ 2 yếu tố tuổi không ảnh hưởng.

Con mái trưởng thành đẻ quả trứng đầu sau đó 16-18 ngày mới đẻ quả trứng thứ 2. Các quả tiếp theo đẻ cách nhau từ 2 – 5 hoặc 6 ngày. Nếu con mái thường xuyên bị xáo trộn hay rối loạn kích thích tố dẫn đến lân hay đẻ trứng dị dạng.

– Chuồng trại

Chuồng trại nuôi đà điểu gồm chuồng có mái che với kích thước từ 3 x 5 m trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ. Sân chơi có chiều rộng 8 m và chiều dài 80 – 100 m. Cần có chiều dài lớn để chúng khi chạy lúc tăng tốc cực đại vẫn còn khoảng trống không gặp chứơng ngại vật.

Mỗi ô chuồng ghép 1 trống với 2 mái hoặc tương ứng 2 với 5.

– Phân biệt trống mái

Đà điểu trước 12 tháng tuổi lông chưa đặc trưng nên tính biệt chưa rõ ràng cơ quan sinh dục con trống chưa phát triển đầy đủ vì vậy chỉ khi nó bài tiết mới quan sát được gai giao cấu lộ ra ngoài.

Từ 12 tháng tuổi con trống có dáng cao lớn, lông đen, đuôi và hai bên cánh có lông vũ màu trắng, chân và mỏ chuyển màu đỏ, con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám tính hiền lành hơn.

– Tiêu chuẩn chọn đực giống

Đà điểu trống chọn hình thể cân đối cường tráng phát triển bình thường, tính ôn hoà, hoạt bát hiếu động, đầu thanh tú, cổ thẳng không cong, mắt lớn và linh hoạt thể trạng không quá béo hoặc quá gầy. Đặc biệt lưu tâm hai ngón chân khoẻ mạnh cấu tạo ngay ngắn. Cơ quan sinh dục phải lớn dài và cong về phía trái, chiều dài trung bình 25 cm. Những cá thể quá hung dữ thường không giữ lại làm giống vì khó kiểm soát và dễ làm chấn thương con mái.

– Ghép đàn và phối giống

Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với mái để cho chúng có thời gian sớm quen nhau. Khi muốn giao phối con trống lượn quanh mái, có động tác xoè cánh đầu đánh sang hai bên hông, nếu mái đồng ý cho phối thì nằm xuống chờ trống leo lên với một chân phải để lên lưng mái và hai đuôi úp dính vào nhau. Động tác phối xong con trống đứng dậy bỏ đi , còn con mái vẫn nằm, miệng tép tép sau 3 – 4 phút mới đứng dậy. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6 – 9 giờ và chiều từ 14 – 16 giờ rất ít khi diễn ra vào buổi tối. Trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày.

– Nhu cầu dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở, tuy vậy kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này so với gia cầm vẫn còn vô cùng đơn giản.

Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần: Protein (%) 16,0 – 16,5 Năng lượng ME? (kcal) 2600 – 2650 Lizin (%) 1,1 Methionin(%) 0,4 – 0,45 Ca (%) 2,8 – 3,0 P (%) 0,45 – 0,48 Vitamin A (UI) 16000 Vitamin D (UI) 3700 Vitamin E (UI) 58,5

Định lượng cho ăn 1,6 – 1,8 kg/con tuỳ thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ.

Thức ăn xanh: cỏ ghi nê, cỏ voi và các loại rau khác đà điểu ăn được. Tốt nhất là đà điểu được thả ở bãi có thảm cỏ xanh để tự chúng lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý muốn.

– Nước uống

Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống. Chúng sẽ không uống nước nóng vì vậy bố trí máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, nước luôn đổ đầy máng, mỗi ngày thay một lần.

– Mùa vụ sinh sản – quy luật đẻ

ở Việt Nam đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 – 9 năm sau. Nghỉ đẻ và thay lông 3 – 4 tháng, trong ngày đẻ tập trung từ 14 – 19 giờ. Vì vậy thời gian này phải bố trí người trực đẻ kịp thời nhặt trứng ra khỏi ổ tránh để chúng dẫm vỡ. Nếu quá 19 giờ mà không thấy đẻ xem như ngày hôm đó không đẻ.

Đà điểu mái đẻ theo từng đợt được 8 – 10 quả trứng thì nghỉ sau 7-10 ngày mới tiếp tục đẻ lại. Con đẻ ít có thể giãn đoạn 1-2 tháng.

– Khối lượng và kích thước trứng

Trứng đẻ đầu thường có khối lượng nhỏ 900-1200 g, sau khi đẻ ra thường có dính máu khô, các trứng sau từ từ lớn dần.

Khi đẻ năm thứ 2 trở đi 80% trứng nặng 1400-1600 g, chiều dài khoảng 16,5 cm, chiều rộng 13 cm, hình dạng gần như tròn, ít khi có hình dạng dài. Trứng bình thường màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2 mm.

Đà điểu ostrich nuôi tốt cho sản lượng trứng từ 30-45 quả/mái cá biệt có con cho 80 trứng/1 năm.

– Những công việc quản lý giống sinh sản

Ghi số liệu giống, ô chuồng nuôi, tất cả các cá thể đều được đeo thẻ số bằng nhựa.

Ghi chép sinh sản: Ghi chép chủng loại đà điểu phối, chủng loại trứng đẻ, số lượng trứng thụ tinh, tỷ lệ ấp nở,… Tất cả các số liệu ghi chép sẽ làm tư liệu cho công tác chọn giống trước, sau các mùa sinh sản.Tài liệu nuôi đà điểu tổng hợp