Tìm hiểu ý nghĩa chép kinh – Pháp An

Ý nghĩa chép kinh vô cùng cao quý, không chỉ mang đến lợi lạc cho mình mà còn cho người, nhiệm mầu không thể nghĩ bàn. Vì thế, trong các việc làm phước thiện thì biên chép và ấn tống kinh điển luôn được khuyến khích và ca ngợi.

  • Đọc chú Đại Bi tại nhà có ý nghĩa gì?
  • Hướng dẫn trì chú Dược Sư đúng cách
  • Đọc chú Đại Bi có cần ăn chay không?
  • Chép kinh chú Dược Sư tiếng Việt
  • Chép chú Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Ý nghĩa chép kinh là tạo điều kiện để gieo trồng căn lành cho chúng sanh

Ý nghĩa chép kinh ngày xưa

Kinh Phật là những lời dạy quý báu của Đức Phật được lưu truyền trên thế gian để chúng sanh tu học và thực hành. Cho nên, việc học hỏi và lưu truyền kinh điển rộng rãi có công đức và phước báu rất lớn. Nó giúp nhiều người vận dụng đúng lời Phật dạy để tăng trưởng thiện căn, đạo đức, trí tuệ…

Thời xưa việc in ấn chư phát triển, nên kinh điển phải được viết tay. Nhờ vậy mà giáo pháp Thế Tôn được đến nhiều người để cùng nhau học hỏi và thực hành. Do đó, ý nghĩa chép kinh thời ấy là lưu giữ lời Phật dạy và phổ biến giáo pháp đến với mọi người.

Ý nghĩa chép kinh còn tạo điều kiện để gieo trồng căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và thu hoạch được nhiều quả tốt. Công đức của việc chép kinh bằng tay mang lại sự chuyển hóa nhiệm mầu không chỉ cho mình mà còn cả cho người.

Sự nghiêm khiết tuyệt bậc khi chép kinh

Các bậc cổ đức ngày xưa luôn nghiêm cẩn khi chép kinh. Thiền sư Đức Viên thời nhà Tề (Trung Quốc) khi chép kinh chuẩn bị sẵn một không gian riêng, ăn mặc nghiêm tịnh, rải hoa cúng dường, rồi mới biên chép. Thiền sư quỳ xuống, vận tưởng, mắt nhìn chăm chú, dốc lòng nắn nót từng chữ.

Theo giai thoại dân gian, khi thiền sư Đức Viên chép kinh, mỗi chữ đều phóng quang chiếu khắp cả viện. Mọi người đều thấy, không ai không khỏi xúc động, một lúc lâu sau mới hết. Những chuyện linh cảm trước sau đều giống như vậy. Ngài chép kinh nghiêm khiết đến thế, quả là lòng kính trọng tuyệt cổ siêu kim.

Ngài phải mất hai năm mới chép xong kinh. Sau khi chép xong, kinh được ngài đựng trong hộp thơm, đặt trong trướng báu, cất trong tịnh đường. Mỗi lần tụng đọc, ngài đều đảnh lễ rồi mới mở ra, hộp tỏa ra ánh sáng lạ. Có ai thanh tịnh thân tâm, đọc quyển kinh này thì cũng có lúc hiện sự linh ứng rõ rệt như vậy.

Ý nghĩa chép kinh giúp tâm hồn thanh thản, hóa giải suy nghĩ tiêu cực, tu tâm rèn tính

Ý nghĩa chép kinh ngày nay

Ngày nay, hình ảnh đẹp đẽ và cổ kính của người Phật tử ngồi chép kinh không còn nhiều, nhưng việc làm này vẫn mang lại những giá trị cao cả. Ý nghĩa chép kinh Phật bằng tay nhằm giúp tâm hồn được thanh thản, hóa giải những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời giúp tu tâm rèn tính.

Với việc hết lòng phụng sự chánh pháp, Phật tử sẽ gặp được nhiều phước báu thù thắng. Chẳng hạn, các bậc cổ đức dạy rằng: cơm ăn áo mặc đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước thọ miên trường, đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến, ngu si chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn…

Ý nghĩa chép kinh vô cùng cao quý, tuy vậy Phật tử cần phải chí tâm và hết sức cung kính giữ gìn, mới mong tránh được lỗi khinh nhờn. Nếu có chép kinh Phật mà chẳng chút ân cần, đã không giữ cho trong sáng, lại làm thêm nhiều sai lạc, như vậy thì có tội nhiều hơn là có phước.

Làm thế nào để chép kinh hiệu quả?

Phật tử khi làm bất cứ việc gì cũng nên tư duy kỹ về việc mình làm, theo lời Phật dạy là phải lợi mình và lợi người. Kinh điển là lời Phật dạy, nên đối với cá nhân mình thì cần phải đọc hoặc nghe, suy nghĩ và thực hành (văn – tư – tu) thì sẽ có kết quả. Đó cũng là một trong những ý nghĩa chép kinh.

Do đó, chép kinh là việc làm được khuyến khích, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi vẫn chưa đủ. Biên chép kinh điển phải đi liền với việc hiểu rõ ý kinh và thực hành theo lời Phật dạy. Vì ý nghĩa chép kinh vẫn là tiến tới thực hành để mang lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.

Phật tử cũng cần cân nhắc lựa chọn kinh điển để biên chép cho phù hợp. Kinh đó có đúng là kinh Phật hay không? Vì nếu truyền sai là đang gieo rắc tà kiến, sẽ khiến chúng ta tổn phước, tạo tội và chính mình đoạ lạc. Do đó cần chọn kinh pháp cho thật kỹ.

Tóm lại, nếu ai đủ phước duyên thì nên tự tay biên chép một bộ kinh nào đó để cảm nhận những giá trị mà công việc này mang lại.

Ý nghĩa chép kinh quan trọng nhất là tiến tới thực hành để mang lại lợi lạc

Nơi thỉnh sổ tay chép kinh

Pháp An là nơi cung cấp nhiều loại sổ tay chép kinh với hình thức chỉn chu và bắt mắt, nội dung đa dạng và giàu ý nghĩa. Đặc biệt, tính sáng tạo đã mang đến cho các sản phẩm của chúng tôi sự mới lạ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Các bạn có thể tìm thỉnh các loại sổ tay chép kinh do Pháp An thực hiện tại ĐÂY

Liên hệ ngay với Pháp An để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.