TS. Vũ Văn Bằng đã phát hiện ngoài cháo Nano và thảo dược Nano chữa ung thư hiệu quả còn có sự hỗ trợ đáng kể của nguồn nước ngầm kiềm tự nhiên tại cơ sở chăm sóc sức khỏe Vĩnh Kim, Trà Vinh – CÔNG TY CP NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TIA ĐẤT BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trong chuyến đi cùng với đoàn khoa học của Hiệp Hội những người Lao động sáng tạo Việt Nam tháng 11 năm 2019 vào làm việc với Cơ sở chăm sóc sức khỏe Vĩnh Kim, tỉnh Trà Vinh, cũng vào dịp này cơ sở nêu trên làm lễ cho ra Viện về nhà 8 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối được chữa khỏi bằng công nghệ cháo nano và thảo dược nano, TS. Vũ Văn Bằng được mời dùng máy bức xạ từ BXT-13 kiểm tra lại 8 bệnh nhân được ra Viện kể trên. Trước sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của hàng chục nhân viên phục vụ và gần 300 người bệnh ung thư nằm điều trị ở đây cũng đang ngồi dự buổi lễ ra viện, máy của TS. Vũ Văn Bằng báo cả 8 bệnh nhân ra viện không ai còn tỳ vết của ung thư nữa, mọi người vỗ tay mừng khôn tả.

Trong mấy ngày lưu lại làm việc ở đây, TS. Vũ Văn Bằng đã tìm hiểu rất kỹ sản phẩm cháo nano và thảo dược nano chữa được ung thư về nguyên lý (cơ sở khoa học) cũng như về thực tế. Đặc biệt tập trung nghiên cứu dây chuyền chế biến ra loại “thuốc đặc trị chữa ung thư này” từ đầu vào là nguồn nước ngầm cấp cho hệ thống máy lọc và máy điện phân ion kiềm (nước nano) đến đầu ra là người bệnh ăn cháo và nơi nằm điều trị, TS. Vũ Văn Bằng chợt liên tưởng đến hình ảnh khu “Vườn chữa bệnh Long An”. Ngay lập tức TS. Vũ Văn Bằng dùng công nghệ bức xạ từ và máy BXT-13 đo đạc kiểm tra chất lượng nguồn nước ngầm và môi trường không gian nơi lán trại các bệnh nhân nằm điều trị. Kết quả hai thông số này không thua kém gì khu “Vườn chữa bệnh Long An” (TS. Vũ Văn Bằng đã khảo sát khu vườn Long An vào năm 2009). TS. Vũ Văn Bằng đưa kết quả này trao đổi riêng với nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tường và được hưởng ứng ngay. Tức là ngoài cháo nano và thảo dược nano chữa ung thư giai đoạn cuối đạt hiệu quả cao còn có sự hỗ trợ của môi trường tự nhiên nơi đây, đặc biệt nguồn nước ngầm và không khí tốt lành không đâu có trừ khu “vườn chữa bệnh Long An” nổi tiếng. Thế là “Thiên thời địa lợi nhân hòa” đã đến với cơ sở chữa bệnh Vĩnh Kim, Trà Vinh.

Để nghiên cứu làm rõ vấn đề này dưới góc độ khoa học nhằm góp phần bổ trợ cho phương pháp chữa ung thư bằng cháo nano và thảo dược nano đạt hiệu quả cao hơn nữa, tháng 9 vừa qua nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tường đã mời nhóm các nhà khoa học thuộc Công ty CP Nghiên cứu Môi trường Tia đất Bảo vệ sức khỏe dẫn đầu là TS. Vũ Văn Bằng trở lại Cơ sở chăm sóc sức khỏe Vĩnh Kim, Trà Vinh khảo sát nghiên cứu một cách nghiêm túc bài bản về môi trường tự nhiên gồm đất, nước ngầm, không gian trên mặt đất thuộc khuôn viên của Cơ sở này. Kết quả bước đầu trình bầy tóm tắt như dưới đây.

TS. Vũ Văn Bằng khảo sát, đo đạc môi trường đất, nước, không khí tại cơ sở chăm sóc sức khỏe Vĩnh Kim, Trà Vinh

Về vị trí địa lý thời tiết khí hậu huyện Cầu Ngang và xã Vĩnh Kim

Vị trí địa lý:

Huyện Cầu Ngang nằm phía Đông Nam của tỉnh Trà Vinh; Bắc giáp huyện Châu Thành; Nam giáp huyện Duyên Hải; Tây giáp huyện Trà Cú; Đông giáp sông Cổ Chiên. Xã Vĩnh Kim nằm trong huyện Cầu Ngang và có 9 ấp: Trà Cuôn, Chà Và, Thôn Rôn, Giồng Lớn, Cà Tum A, Cà Tum B, Rẩy, Vinh Cửu, Mai Hương.

Thời tiết khí hậu:

Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ven biển, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 26 – 27,6°C, số giờ nắng trung bình là 2.556 giờ/năm, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.520 mm, độ ẩm trung bình năm là 84%. Nhìn chung, khí hậu Trà Vinh mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao, ổn định, nắng và bức xạ mặt trời thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí hậu là lượng mưa ít, lại tập trung theo mùa kết hợp với địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của gió chướng, thuỷ triều cao gây ngập úng và hạn hán cục bộ. Riêng huyện Cầu Ngang hàng năm hạn hán thường xảy ra vào giữa vụ, đặc biệt tháng 7 và 8 nghiêm trọng hơn.

Đặc điểm khu vực khảo sát

Địa điểm khảo sát:

Địa điểm khảo sát đo đạc nghiên cứu thuộc khu đất số nhà 94 Ấp Giồng Lớn, xã Vĩnh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Diện tích khảo sát:

Khảo sát được thực hiện ở khu đất thuộc số nhà 94 Ấp Giồng Lớn với diện tích gần 3ha.

Đặc điểm địa hình:

Huyện Cầu Ngang nói chung và xã Vĩnh Kim nói riêng mang tính chất chung của vùng đồng bằng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, nên có địa hình bằng phẳng, độ cao khoảng 0,4-2m bị chia cắt bởi các giồng cát hình cánh cung có độ cao 2-5m. Như vậy địa hình khá thấp và tương đối bằng phẳng với cao trình bình quân phổ biến là 0,4m đến +2m. Tại địa điểm khảo sát: đất thổ cư và vườn cây, bằng phẳng khô ráo.

Thời gian khảo sát:

Công tác khảo sát được tiến hành ở thực địa trong 2 ngày, từ 11/09 đến 12/09/2020.

Đối tượng nghiên cứu:

  • Môi trường nước dưới đất – nước ngầm, đặc điểm về cấu trúc, hình dạng, kích thước, độ lớn, độ sâu, tiềm năng khai thác, tính kiềm tự nhiên và từ trường âm.
  • Môi trường đất thổ cư và đất trồng trọt – đặc điểm các trường vật lý địa chất – từ trường dị thường, từ trường âm và từ trường dị biệt.
  • Môi trường không gian trên mặt đất – đặc điểm các trường vật lý tự nhiên gồm: từ trường dị thường, từ trường âm, từ trường dị biệt và điện từ trường nhân tạo gồm: trường điện, trường từ do đường điện cao thế, mạng lưới cấp điện dân dụng, trạm phát sóng, các máy móc gia dụng chạy bằng điện…

Phương pháp khảo sát đo đạc nghiên cứu

Phương pháp khảo sát

Đã sử dụng “Phương pháp địa bức xạ” thuộc “Công nghệ bức xạ từ”. Công nghệ này do TS. Vũ Văn Bằng – Chủ tịch HĐQT Công ty phát minh và đã được Hội đồng khoa học TW Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đánh giá: ““Công nghệ bức xạ từ nghiên cứu các đối tượng trong lòng đất“. Hội đồng đánh giá cao công trình Khoa học này và kết luận (trích trong Biên bản):

“Công nghệ bức xạ từ được áp dụng có các ưu việt sau: gọn nhẹ, thi công nhanh và trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết với giá thành thấp so với các công nghệ tương tự khác…”

“Công trình có ý nghĩa khoa học, thực tiễn, kinh tế, xã hội. Là một phát minh sáng chế có thể đăng ký bản quyền tác giả”.

“ Chú ý phát triển đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công nghệ” và “khuyến khích áp dụng công nghệ mới”…

Thiết bị máy móc đã sử dụng

  • Máy Địa bức xạ từ (MagneticRadiation ): BXT-13 (TS. Vũ Văn Bằng tự chế)
  • Máy đo từ dị biệt: The Ghost Meter, (Germany)
  • Máy đo điện và từ trường nhân tạo: ME 3830B (Germany)
  • Máy đo xạ khí: YF – 99A (Japan)
  • Máy đo độ pH.
TS. Vũ Văn Bằng sử dụng máy BTX-13 kiểm tra nguồn nước tại đây
TS. Vũ Văn Bằng sử dụng máy BTX-13 kiểm tra môi trường đất tại vị trí cổng ra vào
TS. Vũ Văn Bằng sử dụng máy BTX-13 kiểm tra nguồn nước kiềm tự nhiên trong khuôn viên cơ sở chăm sóc sức khỏe
TS. Vũ Văn Bằng sử dụng máy BTX-13 kiểm tra môi trường không khí tại khu vực trồng trọt, chăn nuôi

Kết quả nghiên cứu thực địa

Về nước ngầm: đã phát hiện trong vùng nghiên cứu có 2 đới nước ngầm tồn tại

Hai đới này gần trực giao nhau, đới 1 ĐB-TN và đới 2 TB-ĐN, độ sâu cách mặt đất là 130m và 110m, bề rộng 23m và 17m, lượng nước có thể khai thác 5 m3/h và 3m3/h, độ kiềm tự nhiên 8.7 và 8,3, momen lực từ của Từ trường âm -1200 và -1100.

Ghi chú: nguồn nước phục vụ cho nấu cháo nano của cơ sở chữa ung thư đã và đang khai thác từ nguồn nước ngầm trong đới 1(khoan ngẫu nhiên). Sau khi khoan khai thác có lấy mẫu nước đi xét nghiệm thành phần hóa lý theo tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt.

Về môi trường đất trong khuôn viên nghiên cứu

Kết quả khảo sát đo đạc nghiên cứu xác nhận rằng: môi trường đất mặt tốt nổi trội hơn mặt xấu. Mặt tốt xấu của môi trường đất ở đây là do các trường vật lý tự nhiên quyết định, cụ thể là các dị thường từ. Dưới đây sẽ mô tả kỹ hơn thế nào là môi trường đất tốt có lợi cho sức khỏe.

Môi trường đất tốt có lợi cho sức khỏe là ở đó không có dị thường từ bức xạ lên từ những dị thường địa chất nằm ở dưới sâu như đứt gẫy địa chất kiến tạo, đới dập vỡ nứt nẻ, sông ngòi kênh rạch bị lấp, ao hồ đầm lầy bị chôn vùi…đặc biệt không có từ trường dị biệt (từ trường bức xạ từ nghĩa trang nghĩa địa, mồ mả hài cốt). Môi trường đất lành và tốt hơn nữa nếu có thêm sự xuất hiện của trường từ âm có nguồn gốc từ nước ngầm kiềm bức xạ lên. Đối chiếu những tiêu chuẩn như nêu ở trên vào khu đất nghiên cứu đợt này thấy:

  • Từ trường âm với mô men lực từ lên tới -1200 do nước ngầm kiềm sinh ra và lan tỏa lên mặt đất với diện rộng chiếm gần hết khu đất.
  • Từ trường dị thường với mô men lực từ thấp 90-1000 từ đới chứa nước ngầm bức xạ lên mặt đất với diện tích hẹp.
  • Từ trường dị biệt với mô men lực từ 45 – 750 do nghĩa địa mồ mả bức xạ lên, đo đạc đã phát hiện có 48 vị trí đã từng chôn cất người, chủ yếu khu gần cổng chính của nhà số 94. Trong tổng số ngôi mộ trên hầu hết đã được cất bốc di dời, chỉ còn lại 3 ngôi sót.

Về môi trường không gian trên mặt đất

Cũng như môi trường đất, môi trường không gian trên mặt đất cũng chịu ảnh hưởng tốt xấu trực tiếp của từ trường dị thường (có hại), từ trường âm (có lợi). từ trường dị biệt (có hại). Ngoài ra còn bị tác động không tốt dưới góc độ sức khỏe bởi các trường vật lý tự nhiên và nhân tạo khác như: Xạ khí, trường điện, trường từ do đường điện cao thế, mạng lưới cấp điện dân dụng, trạm phát sóng, các máy móc gia dụng chạy bằng điện… Như vậy khâu kiểm tra chất lượng môi trường không gian trên mặt đất cho khu nghiên cứu được tiến hành theo quy trình riêng. Cụ thể như sau:

  • Đối với các trường vật lý có lợi và hại cho sức khỏe con người (gồm 3 loại từ trường đã mô tả ở trên) bức xạ từ dưới mặt đất lên không gian trên mặt đất được xác định đồng thời và tương ứng với môi trường đất, tức là về vị trí, địa điểm xuất hiện, hình dạng, kích thước và diện phân bố vùng bức xạ từ từ dưới đất lên hoàn toàn trùng khớp với môi trường đất, tức là có thể tham khảo mục môi trường đất. Nên ta có thể áp kết quả này cho không gian trên mặt đất, riêng thông số về độ cao của không gian từ vượt lên trên mặt đất khoảng từ 75 đến 100m.
  • Đối với trường điện từ nhân tạo, xạ khí được đo đạc kiểm tra ở 5 vị trí đại diện, vị trí 1 ở tâm, 4 vị trí còn lại ở 4 góc. Kết quả: Vị trí ở tâm – điện trường trung bình 3Vm, từ trường trung bình 2nT, xạ khí trung bình 0,05µSv/hr; bốn vị trí góc – điện trường trung bình 4Vm, từ trường trung bình 3nT, xạ khí trung bình 0,03µSv/hr.

Như đã biết môi trường đất, nước, không khi là môi trường sống thiết yếu nhất của con người, đặc biệt tác động tốt xấu trực tiếp đến sức khỏe cho những ai sống và làm việc trong môi trường đó. Khu đất ở cơ sở chăm sóc sức khỏe Vĩnh Kim, Trà Vinh đã được khảo sát đo đạc kiểm tra chất lượng của 3 môi trường đó, chủ yếu tập trung vào các trường vật lý tự nhiên và nhân tạo có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới sức khỏe con người, đó là:

  • Từ trường dị thường – có hại,
  • Từ trường dị biệt – có hại
  • Từ trường âm – có lợi.

Trong phạm vi khuôn viên cơ sở chăm sóc sức khỏe Vĩnh Kim Trà Vinh đều tồn tại cả 3 loại từ trường như nêu trên, nhưng từ trường âm chiếm ưu thế vượt trội. Đó là lý do ngoài công nghệ cháo nano và thảo dược nano chữa ung thư giai đoạn cuối đạt hiệu quả cao còn có sự hỗ trợ không kém phần quyết định của nguồn nước ngầm khác lạ quý giá chưa nơi nào có như ở đây ngoại trừ ở khu “vườn chữa bệnh Long An”. Vậy yếu tố nào, thông số nào khác thường của nước ngầm có tác dụng bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người?

(câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo)

Công Ty CP Nghiên Cứu Môi Trường Tia Đất Bảo Vệ Sức Khỏe

Phó giám đốc

Ths. Vũ Quang Đức

(Quý khách hàng có nhu cầu liên hệ công việc vui lòng liên hệ số: 0914 374 333 – 0913 203 452 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi TẠI ĐÂY. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!)