SỰ KHÔNG THẤU HIỂU CON CỦA CHA MẸ!
Mọi vấn đề mâu thuẫn dẫn đến trừng phạt trẻ bằng la mắng, thậm chí bằng đòn roi hoặc so sánh sự yếu kém của con mình với những đứa trẻ khác là bắt nguồn từ sự không thấu hiểu của người làm cha làm mẹ. Bậc cha mẹ luôn đứng ở vị thế cha mẹ để áp đặt cách suy nghĩ của bản thân mình lên con cái. Bạn luôn muốn con phải như thế này; phải học cái kia, phải làm cái nọ. Bạn sẽ không bao giờ hiểu vấn đề của con, nếu bạn không “nhỏ lại” như trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn lúc nào cũng chiều ý con mỗi lần con có vấn đề hoặc bướng bỉnh. Nếu bạn suy nghĩ như vậy là không đúng. “Nhỏ lại” như trẻ là cách mà bạn đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ trong tình huống đó, hiểu vấn đề khó mà trẻ đang phải đối mặt và vì sao trẻ trở thành “kẻ bướng bỉnh” như vậy. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ thành công sau này.
Trở lại dòng tâm sự của người mẹ đầu bài viết. Ở đây, giá như người mẹ chịu lắng nghe và không tự áp đặt suy nghĩ “nó hư quá dám giấu bài mình cho” thì câu chuyện có thể sẽ dễ dàng hơn cho cả bé và người mẹ. Thực ra nếu bạn chọn cách ứng xử với một đứa trẻ dưới 7 tuổi đang nói dối hay giấu diếm bằng quát tháo la mắng thì không phải cách. Cách tốt là cho trẻ biết là bạn biết điều trẻ nói dối hay đang giấu là đủ. Đó là cách giúp trẻ nhận ra cách làm đúng chứ không phải là nói dối hay giấu diếm. Nhưng thực tế, cô bé trong câu chuyện bà mẹ này không hề giấu diếm, mà cô bé chỉ muốn chờ để làm tiếp nhưng sợ mẹ kiểm tra nên đã chọn một nơi cất giấu bí mật. Để tránh vấn đề này, cách ứng xử đơn giản là trước khi giao bài tập hãy cho trẻ thời hạn và quy định đến thời điểm nào đó nếu trẻ làm chưa xong thì sẽ cùng làm với mẹ.
ĐỂ TRÁNH ĐIỀU HỐI TIẾC TRONG CÁCH ỨNG XỬ LÀM ĐAU LÒNG CON TRẺ, BẠN NÊN:
1. Cho bạn và trẻ một khoảng dừng để có thời gian suy nghĩ về điều đang xảy ra. Não bộ ta rất dễ gắn ép, đổ lỗi một vấn đề là liên quan đến sai trái. Để tránh điều này, chúng ta cần bình tĩnh và tự hỏi: vấn đề này là từ đâu? tại sao như vậy?
2. Bớt la mắng hay đánh chửi vì nó đã được chứng minh là không hiệu quả trong giáo dục. Điều chúng ta nên làm là giải thích và giúp trẻ sửa sai
Khi con làm vỡ đồ, đừng la mắng. Hãy cho con biết con sai ở chỗ nào. VD trong nhà chật chội không thể đá banh, nếu con muốn đá banh ngày mai bố con ta ra sân bóng sau nhà cùng đá nhé và hãy hành động để con sửa sai: bây giờ còn mang găng tay cùng bố dọn dẹp nhà nào.
Nếu trẻ biếng ăn ngậm thức ăn, ném thức ăn và khóc không chịu ăn. Đừng cố ép con ăn bằng mọi cách. Hãy ngưng việc cho ăn và bảo “liệu con có thể giúp mẹ bỏ những thức ăn con ném vào túi rác này không”. Và hành động thể hiện bạn sẽ cho bé một lựa chọn khác tốt hơn như mẹ sẽ làm bánh…lát mẹ con ta cùng thử nhé, con có thích cùng mẹ “quậy phá” với bột mì 1 tí không?.
3. Ai cũng sẽ có lúc thất bại, làm không được. Trẻ con cũng có tất cả những điều này vì trẻ đang học hỏi. Là cha mẹ chúng ta cần biết cách khuyến khích, hướng dẫn con làm cái chưa tốt dần trở nên tốt hơn, chứ đừng gắn ép là nó hư, nó dở, nó ngu… hoặc không bằng một ai đó.
Có bạn sẽ hỏi: Liệu lúc nào cũng khen/cũng nhìn vào mặt tích cực của con thì làm sao để con cố gắng khắc phục cái chưa tốt?
Dĩ nhiên, nhìn vào khía cạnh tích cực của con không có nghĩa là khen con vô nghĩa hoặc làm con tránh đối mặt với lĩnh vực con yếu kém. Đơn giản là bạn cho con biết con có những thế mạnh của con. Con không phải yếu kém. Con chỉ cần cố gắng thêm 1 chút nữa ở lĩnh vực con chưa quen thuộc.
Câu chuyện của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison, không ai nghĩ ông từng bị nhà trường gửi 1 bức thư với nội dung tạm dịch là: “Con bà rất đần độn, con bà không thích hợp học trong ngôi trường của chúng tôi”. Người mẹ đáng kính của ông đọc bức thư và nói với ông:” Con của bà là một thiên tài, trường học quá bé và không có giáo viên đủ tốt để dạy con của bà”. Thomas Edison đã từng nói về mẹ mình trong nhật ký của ông: ” Con rất đần độn, nhưng con có mẹ là một thiên tài”. Câu chuyện không nói về sự khen sáo rỗng mà nói lên cách nhìn của người mẹ/người cha rất quan trọng cho sự thành công của con trẻ. Nếu là bạn, khi nhận sổ liên lạc yếu kém của con, liệu bạn la mắng con ngay, hay sẽ tìm những điểm số mà con bạn làm tốt, và những nguyên nhân gì làm điểm số của con bạn trở nên yếu kém? Hãy nhìn con bạn theo một lăng kính mới giống như người mẹ của Edison bà đã nhìn lá thư theo lăng kính mới, lăng kính đã làm con của bà trở thành thiên tài của nhân loại.
Nguồn: Anh Nguyen
–
Hãy liên hệ với tổng đài 111 hoặc số điện thoại 02437476154 nếu bạn đang mong muốn được hỗ trợ trực tiếp.
Văn phòng tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em – số 44/84 Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội: – Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bị ảnh hưởng của bạo lực dẫn đến sang chấn tâm lý.
– Đánh giá, tư vấn, trị liệu tâm lý trực tiếp cho những trẻ em bị rối nhiễu như trẻ tự kỉ, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị trầm cảm, trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển ngôn ngữ.
– Tham vấn tâm lý làm bạn cùng con ở tuổi dậy thì
– Tham vấn tâm lý stress, trầm cảm, lo âu.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!