Triệu chứng dị cảm, có cảm tê như kiến bò dưới da ở tay, chân

Chào bác sĩ, tôi là Phong, năm nay 28 tuổi. Tôi ngủ thường hay có thói quen gối đầu bằng tay, đến khi tỉnh dậy tay tôi thường bị tê, cảm giác như có kiến bò dưới da. Phải mất một lúc rất lâu sau tay tôi mới bình thường trở lại. Thời gian gần đây, cảm giác này nặng nề hơn và phải mất rất lâu mới hết tê. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên, cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào Phong, cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, bạn nên dành chút thời gian để cùng chúng tôi tìm hiểu về triệu chứng DỊ CẢM, sau đó chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn:

1. Dị cảm là gì

2. Nguyên nhân gây ra dị cảm

3. Cách tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Dị cảm da là bệnh gì?

Nếu bạn đã từng cảm giác có kiến bò trên da hoặc bị tê hoặc ngứa dù không có bất kì thứ gì gây ra các cảm giác trên, có thể bạn đang gặp tình trạng dị cảm. Hầu hết mọi người đều trải qua cảm giác dị cảm vài lần. Một trong những lần bạn cảm nhận được tình trạng dị cảm này là khi chân và tay của bạn “ngủ quên”. Cảm giác này thường xảy ra khi bạn vô tình đè nặng lên một dây thần kinh trong thời gian dài. Nó sẽ biến mất khi bạn thay đổi tư thế để làm giảm bớt trọng lượng đè lên dây thần kinh đó. Kiểu dị cảm này xảy ra tạm thời và thường biến mất mà không cần điều trị. Nếu tình trạng dị cảm kéo dài, bạn có thể đang mắc một bệnh nào đó và cần phải được điều trị.

Bất kì ai cũng có khả năng gặp tình trạng dị cảm. Tỉ lệ này gia tăng lên theo số tuổi của bạn. Bạn có thể dễ bị dị cảm hơn người khác nếu bạn:

  • Thực hiện lặp lại các động tác đè nặng lên các dây thần kinh như đánh máy, chơi nhạc cụ hoặc chơi tennis
  • Uống nhiều rượu và chế độ ăn thiếu vitamin, nhất là vitamin B12 và folate
  • Mắc bệnh đái tháo đường type 1 và type 2
  • Có bệnh tự miễn
  • Có bệnh về hệ thần kinh

Tình trạng dị cảm có thể ảnh hưởng tới bất kì phần nào của cơ thể, nhưng nó thường ảnh hưởng tới:

  • Bàn tay
  • Chân
  • Cánh tay
  • Bàn chân

Tình trạng dị cảm có thể tạm thời hoặc mạn tính. Các triệu chứng có thể bao gồm các cảm giác:

  • Yếu chi
  • Ngứa ran
  • Nóng rát
  • Lạnh buốt

Dị cảm mạn tính có thể làm bạn cảm thấy đau như dao đâm và có thể làm chi bị ảnh hưởng yếu đi. Khi dị cảm xảy ra ở chân và bàn chân, nó sẽ làm bạn khó di chuyển.

Triệu chứng dị cảm, cảm giác như kiến bò dưới da

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng dị cảm da

Việc xác định nguyên nhân gây ra dị cảm không phải lúc nào cũng thực hiện được. Dị cảm tạm thời thường do tì đè lên dây thần kinh hoặc tuần hoàn máu kém tới chi trong một thời gian ngắn. Điều này có thể xảy ra khi bạn gác tay khi ngủ hoặc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài. Dị cảm mãn tính có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh. Có hai kiểu tổn thương thần kinh là tổn thương rễ thần kinh và tổn thương dây thần kinh.

Tổn thương rễ thần kinh là tình trạng rễ các dây thần kinh ở tủy sống bị chèn ép, kích thích hoặc viêm. Tổn thương có thể xảy ra khi bạn bị:

  • Thoát vị đĩa đệm chèn vào dây thần kinh
  • Hẹp ống dẫn dây thần kinh từ tủy sống tới cơ quan
  • Bất kì khối u nào đè lên dây thần kinh chỗ thoát ra khỏi tủy sống

Tổn thương rễ thần kinh ảnh hưởng tới cả vùng lưng dưới gọi là đau thần kinh tọa. Chứng bệnh này có thể gây dị cảm ở chân hoặc bàn chân. Trong một vài trường hợp nặng, dây thần kinh tọa bị chèn ép và có thể dẫn tới yếu chi. Tổn thương rễ thần kinh cổ có thể ảnh hưởng tới cảm giác và sức mạnh của tay. Nếu bạn bị tổn thương rễ thần kinh cổ, bạn có thể bị:

  • Đau cổ mãn tính
  • Dị cảm ở chi trên
  • Yếu cơ cánh tay
  • Yếu cơ bàn tay

Nguyên nhân thường gặp nhất gây tổn thương các dây thần kinh là do tăng đường huyết. Các nguyên nhân khác gây tổn thương dây thần kinh là:

  • Chấn thương
  • Lặp lại các hoạt động gây chấn thương
  • Bệnh tự miễn như bệnh thấp khớp
  • Bệnh thần kinh
  • Bệnh thận, bệnh gan
  • Tai biến mạch máu não
  • Khối u trong não hoặc gần các dây thần kinh
  • Bệnh suy giáp
  • Thiếu vitamin B1, B6, B12, E
  • Sử dụng quá nhiều vitamin D
  • Nhiễm trùng
  • Dùng thuốc
  • Phơi nhiễm với các chất độc

Tổn thương thần kinh có thể dẫn tới tê liệt hoàn toàn.

3. Cách tự chăm sóc

Dị cảm không phải lúc nào cũng phòng ngừa được. Bạn chắc chắn không tránh khỏi được tình trạng này nếu bạn vô tình ngủ đè lên tay mình. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng những cách dưới đây để làm giảm sự xuất hiện của dị cảm:

  • Đeo băng quấn cổ tay vào ban đêm có thể giảm bớt lực tác động lên các dây thần kinh ở tay
  • Duy trì tư thế đúng để tránh đè lên các dây thần kinh
  • Tránh các chấn thương có thể gây ra do nâng vật nặng không đúng cách
  • Thay đổi tư thế thường xuyên có thể tránh tì đè quá mức lên các dây thần kinh
  • Hạn chế các cử động lặp lại hoặc ít nhất nghỉ ngơi nhiều lần trong thời gian làm các hoạt động đó
  • Đứng lên và đi lại càng nhiều càng tốt nếu bạn có công việc phải ngồi nhiều trong thời gian dài
  • Kiểm soát các bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác cẩn thận
  • Duy trì cân nặng tốt cho sức khỏe, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy tới trung tâm y tế gần nhất nếu bạn bị dị cảm cùng lúc với:

  • Yếu liệt người
  • Lú lẫn
  • Nói khó
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu đột ngột, trầm trọng

Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng dị cảm của bạn:

  • Mới xuất hiện hoặc từ từ nặng thêm
  • Ảnh hưởng cả 2 bên cơ thể
  • Xuất hiện và biến mất nhiều lần
  • Có liên quan tới một vài hoạt động cụ thể
  • Chỉ ảnh hưởng tới 1 phần của chi như ảnh hưởng chỉ ở đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân

Trong trường hợp của bạn Phong, bạn nên tránh các hành động có thể gây dị cảm ở tay như gối đầu lên tay để ngủ và một số các hành động khác mà chúng tôi đã kể trên. Trong trường hợp mà dị cảm không hết đi và ngày càng nặng nề, bạn nên đi khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân và điều trị một cách hợp lý. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor ngay theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần giúp đỡ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.