Các cách khử mùi hôi của gạo đơn giản và hiệu quả nhất

1 Nguyên nhân gạo có mùi hôi

Do để quá lâu ngày

Gạo để lâu ngày thường có mùi cũ hoặc mùi mốc khó chịu. Tình trạng này có thể do bạn đã để gạo ở nơi ẩm thấp, bị mọt xâm nhập, dẫn đến bốc mùi trong quá trình sử dụng.

Nếu trong lúc nấu không xử lý kỹ, gạo sẽ mất đi hương vị thơm ngon vốn có và gây hại cho sức khoẻ của chúng ta.

Do vi khuẩn nấm mốc

Nấm mốc cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến gạo có mùi hôi. Điều này có thể xuất phát từ việc bạn đã bảo quản gạo không đúng cách, dẫn đến bị nấm mốc xâm nhập, sinh ra chất Aflatoxin gây mùi khó chịu.

Nấm mốc không những làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của gạo, mà chúng còn sinh ra các chất độc có hại cho cơ thể. Vì thế để đảm bảo sức khoẻ cho bản thân và gia đình, bạn nên tránh sử dụng loại gạo này.

2 Cách khử mùi hôi gạo

Chọn gạo chất lượng

Chọn gạo chất lượng và bảo quản đúng cách sẽ hạn chế được tình trạng gạo có mùi hôi khi để lâu ngày.

Theo đó khi mua, bạn nên chọn loại gạo có hạt đều, bóng bẩy, màu sắc sáng, toả hương thơm thoang thoảng và có vị ngọt thanh khi cắn thử.

Tránh chọn mua gạo theo mùa vì rất dễ mua nhầm gạo cũ bị gãy nát, đã mất đi dinh dưỡng, ăn không còn ngon nữa.

Không nên chọn loại có màu quá trắng hoặc màu bạc. Đó có thể là gạo đã bị tẩy trắng.

Khử mùi hôi của gạo với giấm

Trong giấm chứa axit axetic loãng 5%, có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi hôi của gạo rất tốt.

Nếu gặp tình trạng gạo có mùi khó chịu, bạn hãy vo sạch gạo với nước rồi cho 1 muỗng cà phê giấm vào nấu cùng. Cách làm này giúp khử mùi hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hương vị của cơm.

Khử mùi hôi của gạo bằng dầu ăn

Nếu không có sẵn giấm tại nhà, bạn cũng có thể dùng dầu ăn để khử mùi hôi của gạo.

Sau khi vo gạo xong, bạn cho 1 muỗng cà phê dầu mè hoặc dầu oliu vào rồi mới thực hiện nấu. Cách này không những giúp khử mùi mà còn khiến gạo thêm phần bóng bẩy, thơm ngon hơn.

Khử mùi hôi của gạo bằng đá lạnh

Đá lạnh là một nguyên liệu hữu ích trong việc khử mùi hôi của gạo. Sau khi ngâm gạo xong, bạn cho 1 – 2 cục đá vào nồi, rồi để trong khoảng 15 – 20 phút. Lúc này, đặc tính hút mùi hôi của đá sẽ phát huy công dụng, khiến gạo chậm hút nước, trở nên dẻo và ngon hơn.

Khử mùi hôi của gạo bằng cách vo gạo kỹ

Trước khi nấu cơm, bạn nên vo gạo kỹ khoảng 1 – 2 lần để loại bỏ hết tạp chất. Cách làm này giúp khử mùi hôi của gạo nhanh chóng, hiệu quả.

Khử mùi hôi của gạo bằng việc ngâm gạo

Sau khi vo gạo xong, bạn nên ngâm trong nước từ 10 – 20 phút rồi mới cho vào nồi nấu. Phương pháp này giúp loại bỏ bớt mùi hôi, khiến hạt gạo trở nên căng mọng và thơm ngon hơn.

Nấu cơm với sữa tươi

Nấu cơm với sữa tươi là một trong những phương pháp giúp khử mùi hôi và tăng thêm hương vị cho gạo.

Để thực hiện phương pháp này, bạn pha sữa tươi với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi cho vào nồi gạo đã vo, bắt đầu nấu. Hạt gạo khi nấu chung với sữa có vị ngọt béo tự nhiên và toả mùi hương nhẹ nhàng, rất kích thích vị giác.

Vậy là Điện máy XANH đã hướng dẫn xong cách khử mùi hôi của gạo đơn giản và hiệu quả. Chúc các bạn thực hiện thành công và có một bữa cơm vui vẻ bên gia đình nhé!