Vỗ rung long đờm – Liệu pháp mới điều trị hô hấp ở trẻ ho có đờm

Viêm nhiễm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ khiến mũi, hầu, họng của trẻ sẽ phù nề và xuất tiết đờm nhớt. Nếu không được hỗ trợ để loại bỏ, xuất ra, đờm nhớt sẽ ứ đọng gây nhiễm khuẩn, khiến trẻ bỏ ăn, nôn ói, khó thở, thở khò khè kèm triệu chứng ho và sốt.

Tuy nhiên, trên thực tế trẻ nhỏ không thể tự khạc ra đờm như người lớn. Do vậy, các bác sĩ thường chỉ định các điều dưỡng làm hoặc hướng dẫn gia đình kỹ thuật vỗ rung long đờm.

1. Vai trò của vỗ rung trong điều trị bệnh hô hấp ở trẻ ho có đờm

  • Vỗ, rung lồng ngực có tính chất cơ học làm long dịch tiết, long đờm, sau đó dẫn ra các phế quản rộng hơn để thoát ra ngoài nhờ phản xạ ho và khạc, hoặc dùng máy hút nếu người bệnh không tự ho được.
  • Kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực được tiến hành xen kẽ trong thời gian dẫn lưu tư thế và kết hợp tập thở và ho.
  • Phương pháp vỗ rung long đờm đúng cách giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè, giảm nôn ói. Đồng thời phương pháp này giúp giải phóng đờm nhớt.
    Vai trò của vỗ rung trong điều trị bệnh hô hấp ở trẻ ho có đờm
    Vai trò của vỗ rung trong điều trị bệnh hô hấp ở trẻ ho có đờm

2. Cách vỗ rung cho bệnh nhân nhí

Tư thế vỗ rung long đờm: Trẻ có thể nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.

Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm:

  • Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
  • Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.
  • Mỗi lần vỗ rung làm 10-15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.

Lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.

Cách vỗ rung cho bệnh nhân nhí
Cách vỗ rung cho bệnh nhân nhí

3. Lưu ý khi thực hiện vỗ rung trong điều trị một số bệnh hô hấp ở trẻ ho có đờm

Phương pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý về đường hô hấp như: viêm nghẹt mũi, viêm tiểu phế quản; các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp.

Một số lưu ý đặc biệt khi thực hiện việc vỗ rung long đờm cho trẻ:

– Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, sau một đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn và tránh việc làm trẻ bị nôn trớ thức ăn.

– Trước và sau khi vỗ rung, mẹ cần hút sạch đờm dãi khỏi mũi họng trẻ.

– Trong quá trình vỗ rung long đờm cho bé, mẹ nên tháo bỏ trang sức như nhẫn, đồng hồ đeo tay.

– Không nên vỗ trực tiếp lên người nếu trẻ cởi trần mà nên phủ một tắm khăn mỏng lên người con.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những đơn vị y tế thực hiện liệu pháp vỗ rung long đờm theo đúng chuẩn kĩ thuật, được thực hiện trực tiếp bởi Thạc sĩ Phạm Ngọc Sơn – nhiều năm công tác tại BVĐK Xanh Pôn.

  • Bác sĩ lựa theo nhịp thở của con để thực hiện, nhanh chóng kích thích đưa đờm dãi ra ngoài
  • Hết đờm ho sau liệu trình từ 3-4 buổi
  • Giảm và hết tình trạng viêm phế quản, viêm đường hô hấp kéo dài
  • Trả lại cho con giấc ngủ ngon, ăn uống tốt hơn
  • Không sử dụng Kháng Sinh

Liên hệ ngay hotline 1900 2345 29 hoặc đặt lịch tại đây để hưởng ưu đãi sớm nhất!