Một công việc tốt luôn luôn là mơ ước của mọi người đi làm hiện nay. Theo đó, số lượng người xin việc nộp hồ sơ vào các vị trí “hot” không hề ít ỏi, khiến môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Khi một vị trí thu hút quá nhiều ứng viên như thế, làm thế nào để nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ xin việc của bạn?
Câu trả lời nằm ở lá thư giới thiệu bản thân.
Vậy chính xác thì, mẫu thư giới thiệu bản thân có vai trò gì trong hồ sơ xin việc của bạn? Thư giới thiệu là thiết yếu hay “có cũng được, không có cũng chẳng sao”? Cùng Glints tìm hiểu và đừng quên tải ngay những mẫu thư giới thiệu bản thân phù hợp cho hành trình tìm việc của mình nhé!
Thư giới thiệu bản thân là gì?
Ngoài CV và thư xin việc (Cover Letter) có trong bộ hồ sơ xin việc, mẫu thư giới thiệu bản thân cũng được công nhận như một tài liệu chính thức để giới thiệu kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn đến với người đọc.
Thư giới thiệu bản thân trước đây thường được viết tay hoặc trình bày dưới dạng trang tài liệu trực tuyến. Hiện nay, thư giới thiệu được tích hợp vào trong email vì sự thuận tiện và đơn giản.
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt mẫu thư giới thiệu với sơ yếu lý lịch và thư xin việc. Nếu chọn lọc thông tin không kỹ lưỡng, các thông tin sẽ trùng lặp và gây khó khăn cho người đọc.
Tại sao mẫu thư giới thiệu bản thân lại quan trọng?
Truyền tải thông tin một cách súc tích
Bộ phận tuyển dụng hàng ngày phải giải quyết rất nhiều hồ sơ ứng tuyển được gửi đến. Thay vì dành thời gian nghiên cứu mọi bộ hồ sơ, họ sẽ rất cảm kích nếu bạn có thể trình bày các thông tin cơ bản như tên tuổi, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, v.v. một cách thật súc tích để họ nắm bắt.
“Tôi rất nghiêm túc khi ứng tuyển vào công việc này!”
Cơ hội làm công việc mơ ước không nhiều, một bức thư giới thiệu bản thân trau chuốt sẽ thay bạn truyền đạt tinh thần nghiêm túc và hứng thú đến nhà tuyển dụng.
Chưa cần biết trình độ của ứng viên như thế nào, nhà tuyển dụng nào lại không chú ý đến các ứng viên thể hiện được tinh thần và sự hứng thú với công việc đúng không?
Cách viết thư tự giới thiệu bản thân khi ứng tuyển công việc
Trình bày ngắn gọn và súc tích là điều kiện cần của một mẫu thư giới thiệu bản thân khi xin việc hiệu quả, bạn có thể áp dụng bố cục bên dưới cho lá thư của mình.
Sau Glints sẽ chia sẻ với bạn cách viết thư giới thiệu xin việc tiêu chuẩn mà bạn có thể xem xét và áp dụng. Lưu ý rằng bạn cần đảm bảo nội dung của các phần được trình bày ngắn gọn và súc tích, phù hợp với tinh thần của thư giới thiệu nhé.
1. Lời chào mở đầu
Bất cứ lá thư nào cũng nên được mở đầu bằng một lời chào thật lịch sự đến người nhận, đặc biệt là khi bạn còn đang tự viết lá thư để tự giới thiệu về bản thân mình.
Một lời chào như “Kính gửi anh/chị …” hoặc “Gửi bộ phận tuyển dụng công ty…” sẽ thỏa mãn tiêu chí đơn giản và ngắn gọn cho bạn.
2. Thông tin cá nhân
Trước khi đến các mục quan trọng bên dưới, hãy cho nhà tuyển dụng biết các thông tin cơ bản về ứng viên là bạn như: họ tên, năm sinh, lĩnh vực đang công tác, số năm kinh nghiệm công tác ở lĩnh vực đó.
3. Chia sẻ “cơ duyên” giữa bạn và doanh nghiệp
Sau khi đã giới thiệu thông tin cơ bản, nội dung tiếp theo sẽ thể hiện rõ mục đích mà bạn gửi hồ sơ đến nhà tuyển dụng.
Bạn đang ứng tuyển cho vị trí gì tại doanh nghiệp? Bạn biết đến thông tin tuyển dụng này từ nguồn nào? Bạn nghĩ mức độ phù hợp giữa bạn và vị trí đó như thế nào?
4. Chia sẻ lý do công việc phù hợp với bạn
Ở phần này, hãy đi vào chi tiết về cách công việc đó có thể đáp ứng mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn có thể chọn một số lý do tiêu biểu như:
- Bạn đang tìm kiếm cơ hội học hỏi trong lĩnh vực mới?
- Bạn muốn phát triển chuyên sâu hơn về mảng kiến thức mà công việc mang lại?
- Bạn muốn ứng dụng kiến thức đã học và tích lũy kinh nghiệm thực tế?
- Môi trường làm việc tại doanh nghiệp rất lý tưởng với bạn?
5. Chia sẻ lý do bạn phù hợp với công việc
Theo hướng ngược lại, đâu là những kỹ năng và giá trị bạn sẽ mang đến cho doanh nghiệp nếu được trao cơ hội? Bạn sẽ ứng dụng kinh nghiệm làm việc trước đây vào công việc mới như thế nào?
Hãy tận dụng cơ hội và thể hiện rằng bạn hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu mà vị trí đặt ra, cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.
6. Tính cách và phẩm chất
Bạn là người như thế nào? Những tính cách và phẩm chất tích cực nào khiến bạn tự tin và tự hào?
Thay vì trình bày dài dòng khiến bạn trông có vẻ “tự luyến”, hãy chọn ra một vài phẩm chất bạn cho là phù hợp với công việc nhất và diễn đạt thật ngắn gọn.
7. Mục tiêu nghề nghiệp
Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm các ứng viên có mục đích và tầm nhìn rõ ràng. Thông qua đó, doanh nghiệp cũng có thêm cơ sở để đánh giá điểm chung trong tầm nhìn giữa đôi bên.
Một lưu ý nhỏ, tầm nhìn của bạn không nên quá mâu thuẫn với chuyên môn và tính cách của bạn nhé.
8. Lời chào kết thúc và cảm ơn
Việc chia sẻ thông tin đã hoàn tất, việc còn lại chỉ là một câu cảm ơn ngắn gọn để kết thúc lá thư và cảm ơn người nhận đã dành thời gian đọc lá thư của bạn.
Đừng quên thêm thông tin liên lạc và mời họ tham khảo hồ sơ xin việc đính kèm nhé!
Một số mẫu thư giới thiệu bản thân thông dụng
Không chỉ dừng lại ở xin việc, mẫu thư giới thiệu bản thân còn là trợ thủ đắc lực của bạn trong phỏng vấn du học, ứng tuyển vào vị trí cụ thể/đặc thù, xét tuyển đại học, v.v. Mỗi mục đích riêng sẽ cần một mẫu thư giới thiệu riêng.
Tham khảo ngay một số thư giới thiệu (phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh) tiêu biểu bằng cách điền thông tin bên dưới và tải về miễn phí!
Mẫu thư giới thiệu xin việc
Mẫu thư giới thiệu xét tuyển đại học
Tác Giả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!