Câu Đối là gì – nguyên tắc viết câu đối ?

MỤC LỤC

1. Câu đối là gì ?

2. Có mấy loại câu đối ?

3. Nguyên tắc viết câu đối

4. Một số mẫu hoành phi câu đối bàn thờ gia tiên đẹp

HOÀNH PHI CÂU ĐỐI

1. Câu đối là gì ?

Định nghĩa: Câu đối được liệt vào một thể loại mang tính biền ngẫu, dùng thể thức đối đôi mà biểu hiện ý nghĩa, tư tưởng. Chữ Đối ở đây có ý nghĩa đối lập, thành đôi. Câu đối là một thể loại văn học của Việt Nam và một số nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Câu đối được người Trung Quốc gọi là Đối liên (對聯), dùng để chỉ một dạng sơ khởi của nó là đào phù tức bùa gỗ đào(桃符). Còn được người xưa gọi là Doanh thiếp, Doanh liên. Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, Tuy vậy, theo Tống sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Nguyên bản: 新年納餘慶 嘉節號長春 Phiên âm: Tân niên nạp dư khánh Gia tiết hiệu trường xuân Dịch thơ: Năm mới thừa chuyện vui Tiết đẹp xuân còn mãi

2. Phân loại câu đối: 2.1 Theo lĩnh vực sử dụng, câu đối có 6 loại :

+ Xuân liên (春聯):Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa.

+ Doanh liên (楹聯): Câu đối treo ở cột trụ hai bên bàn thờ gia tiên, treo ở cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính.

+ Hạ liên (賀聯):Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v.

+ Vãn liên (挽聯):Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong.

+ Tặng liên (贈聯):Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác.

+ Trung đường liên (中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp). 2.1 Theo đặc điểm nghệ thuật, câu đối có 9 loại : + Điệp tự liên (疊字聯):Một chữ xuất hiện liên tục. + Phức tự liên (複字聯):Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục. + Đỉnh châm liên (頂針聯):Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau. + Khảm tự liên (嵌字聯):Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v. + Xích (sách) tự liên (拆字聯):Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v. + Âm vận liên (音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận. + Hài thú liên (諧趣聯):Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín. + Vô tình đối (無情對):Ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, chỉ chỉnh những chữ, từ. Phần lớn Vô tình đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên bên trên. + Hồi văn liên (回文聯):Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau.

3. Những nguyên tắc viết câu đối Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân. 3.1 Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau. 3.2 Đối chữ: phải xét 2 phương diện (a) thanh và (b) loại. (a) Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại. (b) Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây…) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru…) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho… 3.3 Vế câu đối Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối. Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng. 3.4 Số chữ và các thể câu đối Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau: Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống. Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có: – Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền – Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài – Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên. 3.5 Luật bằng trắc Câu tiểu đối: – Vế phải: trắc-trắc-trắc – Vế trái: bằng-bằng-bằng Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn. (Nguồn tư liệu: Tài liệu văn hoá Trung Quốc và Hán Nôm, WIKIPEDIA)

4. Một số mẫu hoành phi câu đối đẹp

Cuốn thư câu đối A Di Đà Phật

Bộ cuốn thư câu đối A Di Đà Phật – bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

cuốn thư câu đối tiếng Việt

Bộ cuốn thư câu đối Tiếng Việt – bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

cuốn thư câu đối CD1987

Bộ cuốn thư câu đối A Di Đà Phật – bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

Cuon thu cau doi thiep vang Italianen CD1983a

Bộ cuốn thư câu đối thiếp vàng Italia – bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

Hoanh Phi Cau Doi kham oc do go mynghehaiminh CD5845a

Bộ hoành phi câu đối khảm ốc – bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

CD5816a Hoanh Phi Cau Doi Kham Oc do go mynghehaiminh

Bộ hoành phi câu đối khảm ốc – bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

bocaudoicuongthukhamoccaocap BO1992a zps4d248b9b

Bộ cuốn thư câu đối khảm ốc – bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN NÀY, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE – PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH !

CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : [email protected]

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:

    • Thế nào là Câu Đối

      Câu đối hay, câu đối trên bàn thờ gia tiên

    • Câu đối hay trên Lăng mộ

      Thế nào là Hoành Phi

    • Chữ trên hoành phi

    • Hoành phi câu đối Hán Nôm

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 1) về Thiên nhiên đất trời, mừng thọ

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 2) về đám cưới, tình yêu

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 3) về đám cưới, đám tang

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 4a) về anh hùng, tử sỹ

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 4b) về mừng thọ

      • 500 câu đối Hán-Việt (Tập 5) về hỷ sự

  • Sơ đồ và cách bài trí bàn thờ gia tiên

    Video hướng dẫn cách bài trí bàn thờ gia tiên

    Lập và trang trí bàn thờ Tổ, bàn thờ chi, bàn thờ Vọng, bàn thờ người mới mất, bàn thờ bà cô ông mãnh

    Bàn thờ tổ tiên – nét văn hóa của dân tộc Việt Nam

    Bàn thờ Phật – Bàn thờ Gia Tiên trong nhà

    Cách sắp xếp bàn thờ như thế nào là đúng

    Cách đặt ảnh thờ

    Tại sao lại Nam Tả – Nữ Hữu

    Giải đáp thắc mắc về bàn thờ gia tiên trong gia đình người Công Giáo

    Cách sắp xếp Tượng thờ Thiên Chúa trong gia đình

    Bàn thờ Thần Tài và Ông Địa

    Top 10 Bàn thờ gia tiên đẹp

    Top 10 Sập gụ đẹp

    Top 10 Salong đẹp

    Top 10 Trường kỷ cao cấp

    Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè

    Trường Kỷ cổ, đẹp và các loại trường kỷ

    Salong khác trường kỷ như thế nào

    Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập

  • Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

    Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

    Hải Minh hôm nay Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa Hải Minh đường tới đẹp giàu Kèn đồng Phạm Pháo Cầu Ngói chợ Lương Bàn thờ Thiên Chúa Nội thất Chùa Bái Đính – Ninh Bình Nội thất Chùa Giàn – Hà Nội