Tổng hợp Top cách trồng lan phi điệp mới mua về [Đầy Đủ Nhất 2023]

Đối với những người chơi lan thì cây Lan Phi Điệp không còn xa lạ. Thế nhưng không phải ai cũng biết được cách trồng và chăm sóc được chậu lan phi điệp tuyệt đẹp và ưng ý. Hôm nay, Cẩm nang cây trồng sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây lan phi điệp cho hoa nở đẹp.

1. Đặc điểm của cây lan phi điệp

1.1. Đặc điểm hình dáng của cây lan phi điệp

– Thân cây Lan Phi Điệp: là dòng thân thòng, thường mọc theo hướng xuống dưới như thác nước, thân mọng nước, có kích thước bằng ngón tay út, có chiều dài lên đến 1,7m.

Đặc điểm Lan Phi Điệp

Đặc điểm Lan Phi Điệp

– Lá cây Lan Phi Điệp: có chiều dài khaorng 10-12cm, rộng 4-8cm, thường mọc so le nhau, có đốm đen trên thân tơ.

– Hoa cây Lan Phi Điệp: Hoa thường mọc ở các đốt gần ngọn, lan phi điệp thường có 2 màu cơ bản phổ biến là màu trắng và tím, hoa có mùi thơm nhẹ đặc trưng, độ bền của hoa có thể kéo dài từ 20 – 25 ngày. Tùy vào từng vùng miền màu sắc của hoa có độ đậm nhạt khác nhau.

1.2. Đặc điểm sinh trưởng của Lan Phi Điệp

– Lan phi điệp có tốc độ sinh trưởng trung bình, loài loài cây ưa sáng, nhiệt độ từ 23 – 28 độ. Hoa thường nở rộ vào cuối xuân hoặc đầu hè (tháng 4 – 6), trước khi ra hoa, thân cây già thường khô lại, dần chuyển sang màu nâu tím hoặc vàng rơm, lá bắt đầu rụng dần.

– Tuổi thọ của lan phi điệp cao, có thể kéo dài 15 năm cây vẫn có thể cho ra hoa.

2. Kỹ thuật trồng Lan Phi Điệp

2.1. Thời điểm thích hợp trồng Lan Phi Điệp

– Thời điểm thích hợp trồng lan Phi Điệp nhất là vào màu ngủ của giả hành, tức là giả hành tơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc.

– Nếu hoa nở vào mùa xuân thì nên trồng vào tháng 11 tới tháng 2 âm lịch năm sau. Nếu hoa nở vào mùa hè thì nên trồng hoặc ghép vào cuối mùa xuân.

2.2. Kỹ thuật chọn lan giống

– Để chọn giống lan bạn có thể mua cây con mọc từ thân già về trồng, nhưng với lan giống này nếu như bạn là người chưa có kinh nghiệm trồng lan thì đây sẽ là rũi ro rất cao, vì nó rất khó trồng và chăm sóc.

– Nếu bạn chọn mua lan trưởng thành thì công chăm sóc và cũng dễ trồng hơn và cho hoa nở sớm.

– Tuy nhiên cách chọn giống nào bạn cũng cần phải học hỏi thêm những người có kinh nghiệm trong chơi Lan Phi Điệp để biết được cách chọn giống và chăm sóc lan kỹ hơn nữa nhé.

2.3. Xử lý cây giống

– Đầu tiên, bạn cần tiến hành tỉa bớt rễ của cây giống đi, chỉ để rể lại khoảng 2 – 4cm, đồng thời loại bỏ những phần rễ bị hư, thối hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh, để tránh các loại sâu bệnh gây hại sau này. Ngoài ra, cần phải xử lý giống với các chế phẩm kích thích, thuốc diệt nấm, sâu bệnh để kích thích khả năng sinh trưởng,đề kháng, nhằm đề phòng các mầm mống bệnh.

2.4. Cách nhân giống Lan Phi Điệp

– Chọn cây mẹ có thân dài, to chắc khỏe, không bị bệnh hay nấm gây hại, cắt thành từng đoạn khoảng 30cm, hoặc để nguyên thân. Chú ý khi cắt đoạn giống, nên sử dụng dao bén cắt nhẹ nhàng, dứt khoát, không làm dập, nát đầu giống hom. Sử dụng dung dịch atonik 2cc hòa với 1 lít nước, sau đó ngâm các đoạn giống trong dung dịch khoảng 20 phút, sau khi ngâm xong vớt các đoạn ươm để lên kệ cho ráo.

Nhân giống Lan Phi Điệp

– Đối với chậu ươm, bạn có thể chọn loại chậu bằng đất nung, bằng nhựa, rổ rá đều được, tuy nhiên đối với các loại chậu nhựa cần chú ý phải diệt khuẩn trước khi ươm giống để tránh vi khuẩn lây bệnh cho cây. Giá thể để ươm cây, nên trộn hỗn hợp như: vỏ thông, mùn bã, than củi, xơ dừa rêu rừng và phân chuồng ủ mục.

– Cuối cùng, tiến hành giâm các cành ươm đã được xử lý trước đó vào giá thể, sau đó nên đặt cây trên cao, nơi có vị trí thoáng mát, đồng thời nên sử dụng thêm hệ thống phun sương, sẽ thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc cây giống.

2.5. Chọn giá thể trồng Lan Phi Điệp

– Cách trồng lan phi điệp gần giống như cách trồng các loại lan khác, nên trồng phi điệp ở những nơi thoáng mát, dễ thoát nước tránh tình trạng ứ đọng.

Giá thể trồng lan

– Chậu gỗ, hoặc vỏ của các loại thực vật dễ kiếm hàng ngày như: vỏ thông, vỏ dừa,…, có thể tận dụng để trồng lan, vì chúng có đặc tính dễ thoát nước, không gây ngập úng cho cây.

– Trước khi trồng phi điệp, cần tiến hành trộn đất với hỗn hợp mùn cưa, phân chuồng ủ mục, than củ,… ủ trong vòng 10 ngày để tạo độ dinh dưỡng trong đất.

2.6. Cách trồng Lan Phi Điệp

– Đặt cây giống vào giá thể trồng đã chuẩn bị từ trước, dùng tay giữ nhẹ phần rễ của lan, dùng thép dạng chữ U để cố định cây.

– Sau khi trồng xong, nên để cây nghỉ khoảng 7 ngày cho cây hồi phục và thích nghi với môi trường sống mới, trong thời gian đó không cần tưới nước cho giống.

3. Kỹ thuật chăm sóc cây Lan Phi Điệp

Cách chăm sóc Lan Phi Điệp khá đơn giản, sau khi ghép lan bạn có thể treo chúng lên và cho hứng ánh nắng nhẹ khoảng 40-50%. Bạn không cần tưới nước luôn cho cây vì tránh những vết thương cơ giới khi ghép lan.

3.1. Tưới nước cho cây Lan Phi Điệp

– Tùy vào từng điều kiện thời tiết của từng mùa, mà tiến hành tưới lan theo liều lượng khác nhau:

– Vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, phải luôn đảm bảo cây có đủ độ ẩm để phát triển, nên tưới nước cho cây từ 3 – 4 lần/ngày. Vào mùa thu và mùa xuân, thời tiết trở nên mát mẻ, bạn cần giảm lượng nước tưới cũng như số lần tưới xuống, thông thường vào những mùa này nên tưới 1 tuần/1 lần. Mùa đông, là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, vì vậy để cây ra hoa đúng mùa bạn nên hạn chế tối đa nước tưới cho cây 2 tuần/lần.

Tưới nước cho cây Lan Phi Điệp đạt độ ẩm 60-70%

– Nếu trồng lan chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng dàn tưới phun sương để chăm sóc cho lan phi điệp, vừa tiện lợi lại mang lại hiệu quả cao.

3.2. Ánh sáng cần thiết cho cây Lan Phi Điệp

– Lan Phi Điệp là cây ưa ánh nắng bạn có thể phơi nắng nó cả ngày ở ngoài trời, nhưng để tránh lá non có thể bị cháy lá, bạn nên chuẩn bị lưới che cho cây tránh ánh nắng chiếu trực tiếp với nồng độ cao vào buổi trưa mùa hè.

– Nhưng nếu bạn để thiếu nắng thì sẽ khiến cây rất khó ra hoa. Khi thấy cây quặn quẹo, đó là dấu hiệu chậu lan của bạn thiếu ánh nắng, lúc này bạn nên đưa lan ra nơi có ánh nắng để cây có thể tiếp tục sinh trưởng phát triển cây.

3.3. Nhiệt độ phù hợp cho cây Lan Phi Điệp

– Cây Lan Phi Điệp cần nuôi trong nhiệt độ 40 – 80oF hay 8 – 25oC. Thế nhưng Lan Phi Điệp có thể chịu được nóng lên tới 100oF hay 38oC, nó cũng có thể chịu được lạnh ở tới 38oF hay 3,3oC. Trong khi đó cây lan khó có thể ra nụ vào mùa đông nếu nhiệt độ không lạnh dưới 50oF hay 15oC liên tục trong vòng 4 – 6 tuần.

3.4. Độ ẩm thích hợp trồng cây Lan Phi Điệp

– Cây Lan Phi Điệp thích hợp với độ ẩm 60-70%, nếu độ ẩm quá thấp cây sẽ không lớn được và chậm phát triển.

3.5. Độ thoáng gió của cây Lan Phi Điệp

– Cây Lan cần độ thoáng gió mạnh, chính vì vậy thời kì lan ra nụ bạn cần để cây ra chỗ thoáng gió. Nếu cây không có gió thì cây sẽ không ra nụ.

3.6. Bón phân cho cây lan Phi Điệp

– Lan phi điệp không yêu cầu quá nhiều phân bón, nên bạn chỉ cần bón cho cây định kỳ lần/năm là đủ:

+ Đợt 1: (2 -8): Tiến hành bón thêm phân đạm 20%, phân NPK(15 – 15 – 15) 50%, phân ure 30%.

+ Đợt 2: (9 – 11) Sử dụng phân NPK(16 – 16 -8) và phân lân để bón thúc cho lan.

Xem thêm – Cytokinin Zeatin 0.1%SP (Siêu kích chồi)

– Đặc biệt, trong thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, không nên bón phân cho lan phi điệp để tránh làm cây mọc cây con và cho hoa có chất lượng.

4. Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây Lan Phi Điệp

– Điều đầu tiên, mà bạn cần làm để phòng trừ sâu bệnh cho Lan Phi Điệp là thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây, phát hiện những mầm bệnh sớm nhất để có những biện pháp khắc phục kịp thời

– Cần thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật để tránh các mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, bạn có thể hòa tan vôi tôi trong nước, phun vào giá thể của Phi Điệp, tuy nhiên, sau 2 tiếng cần phun 2 bằng nước sạch để cây không bị nóng, cháy lá, định kỳ thực hiện 2 tháng/lần.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích, cũng như kinh nghiệm trồng và chăm sóc loài Lan Phi Điệp này.