Trị hăm tã bằng dầu dừa là phương pháp dân gian được nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Vốn là thứ rẻ tiền, dễ kiếm nên phương pháp này ngày càng được áp dụng rộng rãi. Vậy thực hư hiệu quả của nó ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Cách dùng dầu dừa xử lý hăm tã cho trẻ
Dầu dừa được chiết xuất từ những trái dừa già, từ lâu đã được biết đến và sử dụng vì có nhiều công dụng như làm đẹp da, chăm sóc răng miệng hay tốt cho hệ tiêu hóa. Nhiều bà mẹ còn sử dụng dầu dừa để trị hăm tã cho bé.
Trị hăm tã bằng dầu dừa – liệu có hiệu quả?
Cho đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của dầu dừa khi dùng để trị hăm tã cho trẻ nhỏ. Có thể do trong thành phần dầu dừa có chứa các hoạt chất chống viêm và chất dưỡng da, dịu da nên được sử dụng cho trẻ bị hăm tã.
Các cách sử dụng dầu dừa để trị hăm tã:
1. Thoa trực tiếp dầu dừa lên da
Dầu dừa có các thành phần dưỡng ẩm da, dịu da và giảm ngứa, do đó có thể sử dụng bằng cách thoa trực tiếp lên vùng da bị hăm tã:
- Rửa vùng da bị hăm tã bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Sử dụng 2 thìa dầu dừa đun nóng cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng.
- Đợi đến khi dầu dừa ấm lại rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã.
- Mỗi ngày có thể làm từ 1 đến 2 lần hoặc sau mỗi lần thay tã cho bé.
2. Dầu dừa kết hợp với tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương cũng có các thành phần chống viêm tốt cho da. Các mẹ có thể sử dụng kết hợp dầu dừa với tinh dầu oải hương theo cách sau:
- Sử dụng 1 thìa dầu dừa và 1 thìa tinh dầu oải hương bằng cách trộn đều, sau đó để vào ngăn mát của tủ lạnh.
- Rửa vùng da bị hăm tã bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn sạch.
- Thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên da cho bé, đợi khoảng 15 đến 20 phút rồi mới mặc tã, mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 2 lần.
3. Làm kem trị hăm tã từ dầu dừa và bơ hạt mỡ
Thành phần trong bơ hạt mỡ giàu vitamin nhóm A, E nên cũng có công dụng kháng viêm tốt và dưỡng ẩm da. Cách làm kem trị hăm tã như sau:
- Sử dụng bơ hạt mỡ và dầu dừa với tỉ lệ 2:1 (1 chén bơ hạt mỡ và ½ chén dầu dừa).
- Dùng thêm 2 thìa sáp ong trộn đều và đun chảy hỗn hợp đến tan hoàn toàn.
- Thêm 2 thìa Glycerin, ½ thìa bột kẽm oxit và khuấy đều.
- Sử dụng máy xay sinh tố để xay hỗn hợp thành kem nhuyễn để sử dụng dần.
- Dùng kem để thoa mỗi ngày cho bé, mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.
>>> Xem bài viết: Bé bị hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ biết 5 điều này
II. Dầu dừa trị hăm tã cho bé có hiệu quả, an toàn không?
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng dầu dừa được chiết xuất từ thiên nhiên nên có tính an toàn cao và dùng trị hăm tã hiệu quả. Tuy nhiên thực tế lại không phải vậy, khi chữa hăm tã bằng dầu dừa có một số nhược điểm sau:
1. Dầu dừa không đảm bảo vô khuẩn
Các bài thuốc tự làm ở nhà như đã nói ở trên hầu như không được vô khuẩn. Đó là điều kiện thuận lợi để mang nguồn vi sinh vật cũng như môi trường thuận lợi cho chúng phát triển. Để chữa được hăm tã điều rất quan trọng là cần đảm bảo vùng da được sạch khuẩn, do đó việc không đảm bảo vô khuẩn có thể làm hăm tã trở nên nặng thêm.
Dầu dừa không đảm bảo vô khuẩn khi trị hăm tã cho bé
2. Trị hăm tã bằng dầu dừa có thể gây kích ứng tại chỗ
Tuy có chiết xuất từ thiên nhiên nhưng một số trẻ cơ địa da nhạy cảm cũng có thể bị kích ứng khi dùng dầu dừa. Do đó các mẹ cần lưu ý nếu bé nhà mình da dễ bị nhạy cảm thì không nên sử dụng.
3. Dầu dừa chưa được kiểm chứng khoa học
Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được dầu dừa có khả năng chữa được hăm tã. Tính kháng khuẩn, chống viêm của chúng là có nhưng cần có những nghiên cứu chuyên sâu về công dụng này.
4. Dầu dừa không được sử dụng lâu dài
Dù da có cơ địa nhạy cảm hay không thì việc sử dụng dầu dừa lâu dài cũng dẫn tới nguy cơ kích ứng da. Do đó nếu sử dụng dầu dừa chữa hăm tã cần lưu ý thời gian sử dụng, tránh nguy cơ kích ứng xảy ra.
Như vậy, dầu dừa không phải là sự lựa chọn tối ưu chữa hăm tã cho bé. Vậy cần lựa chọn phương pháp nào để có hiệu quả? Hãy tham khảo cách chữa hăm tã an toàn – dứt điểm nhanh ở phần dưới.
III. Bộ đôi Dizigone – xử lý hăm tã hiệu quả cho bé
Điều quan trọng nhất trong quá trình xử lý hăm tã cho bé là vùng da hăm tã cần được sát khuẩn. Việc sát khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa vi sinh vật có hại có cơ hội xâm nhập, giúp tình trạng viêm được cải thiện nhanh chóng.
Bộ đôi Dizigone xử trí hăm tã bao gồm Dizigone và Dizigone Baby.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion từ châu Âu, thích hợp sát khuẩn cho trẻ bị hăm tã. Dizigone là sự lựa chọn phù hợp cho bé bị hăm tã vì có nhiều ưu điểm:
- Tính năng sát khuẩn nhanh và mạnh, trong vòng 30 giây đảm bảo tiêu diệt 100% vi khuẩn có hại.
- Phổ diệt khuẩn rộng, dễ dàng diệt được hầu hết vi khuẩn, virus hay bào tử nấm có hại.
- Các thành phần dịu cho da bé, hoàn toàn không gây ngứa, kích ứng hay tổn thương da của bé.
- Hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành.
Dizigone baby ngừa hăm tã vượt trội với chiết xuất cúc tâm tư, yến mạch, kẽm oxit và nano bạc an toàn, hiệu quả với làn da bé.
IV. Cách chăm sóc cho trẻ khi bị hăm tã
1. Sát khuẩn da hàng ngày
Để vùng da bị hăm tã luôn sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn, các mẹ có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone mỗi khi thay tã:
- Thay tã cũ, rửa sạch da bằng nước ấm rồi lau khô.
- Ngâm, rửa hoặc xịt dung dịch kháng khuẩn Dizigone cho bé trong vòng 30 giây.
- Sau khi ngâm, xịt hoặc rửa dùng khăn khô để lau sạch.
2. Bôi kem dưỡng ẩm cho bé
Bên cạnh việc sát khuẩn, bé bị hăm tã vùng da cần được dưỡng ẩm hàng ngày. Khi được dưỡng đủ ẩm, vùng da bị tổn thương sẽ mau chóng lành, đồng thời giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
Kem bôi Dizigone Nano Bạc với thành phần chứa các phân tử Bạc ở dạng nano, cùng với chiết xuất thảo dược Tràm trà, Cúc la mã có hiệu lực kháng khuẩn kéo dài.
Ngoài ra, chiết xuất từ Lô hội, D – Panthenol có vai trò dưỡng ẩm da, kích thích tái tạo tế bào da mới, giúp vùng da bị hăm tã mau chóng lành lại.
Cách sử dụng kem Dizigone Nano bạc:
- Có thể sử dụng sau khi dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Thoa một lớp kem mỏng trước khi đóng tã sẽ giúp vùng da kháng khuẩn lâu dài, đồng thời giữ ẩm cho da.
3. Giữ cho da bé luôn khô thoáng
Mỗi khi thay tã, các mẹ cần lưu ý:
- Rửa, vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm, không chà xát tay quá mạnh làm nặng thêm tổn thương da.
- Chú ý kiểm tra và thay tã cho bé, để lâu tình trạng ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có thể phát triển.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi thay tã cho bé.
- Đảm bảo da bé phải khô thoáng trước khi quấn tã mới.
Khi bé bị hăm tã do nguyên nhân tiêu chảy kéo dài, mẹ tham khảo bài viết: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
Trên đây là những điều lưu ý cho các bậc phụ huynh khi bé bị hăm tã. Nếu còn thông tin nào còn thắc mắc và cần giải đáp, hãy liên hệ tới số HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!