Lưu ngay cách tính vải may váy suông [Đầy Đủ Nhất 2023]

Cách tính vải may đầm chữ A phụ thuộc vào khổ vải, chiều dài váy cần may, và kích thước vòng mông. Với khổ vải 1,5m thì cần mua bằng 1 chiều dài váy + 10cm. Khổ vải 1,2m cần vải bằng 1 chiều dài váy + 20cm (đối với mẫu có vòng mông 88cm trở xuống).

Đầm chữ A là dáng đầm ôm sát cơ thể ở phần trên và dáng xòe ở phần dưới. Đây là dáng váy có thể giúp che các khuyết điểm cũng có thể giúp thể hiện các nét đẹp trên cơ thể của phụ nữ như vòng eo,…Chính vì vậy, cách tính vải may đầm chữ A được rất nhiều chị em với các độ tuổi khác nhau quan tâm.

Chuẩn bị trước khi học cách may đầm chữ A

Chọn chất liệu may đầm suông chữ A

Chất liệu vải là yếu tố quan trọng quyết định bạn sẽ mặc váy đầm của mình nhiều hay ít. Có thể với những bạn gái “dày dặn” kinh nghiệm may vá thì việc chọn vải hay chọn mẫu váy là việc rất dễ dàng.

Tuy nhiên, với một số người chưa từng thử theo cách này thì bạn có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây của để có thể chọn được những loại vải may đầm suông chữ A phù hợp để may những chiếc váy thật ưng ý nhé.

Cách tính vải:

– Khổ vải 1,5m bằng 1 chiều dài váy + 10cm.

– Khổ vải 1,2m bằng 1 chiều dài váy + 20cm (đối với mẫu có vòng mông 88cm trở xuống).

– Đối với người có vòng mông 90 cm trở lên thiết kế số đo bằng 2 dài váy + 5cm.

– Chuẩn bị vải với kích thước từ 1,3 – 1,5 m và khổ vải ít nhất phải rộng 1,2 m ( Đối với những người to cao thì khổ vải này có thể thay đổi lớn hơn).

– Chuẩn bị thước dây (thước này dùng để đo các số đo vòng mông, bụng, dài,… một cách dễ dàng nhất).

– Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm những đồ dùng quan trọng sau đây, đó là thước gỗ, khóa giọt lệ, máy khâu, bàn là, máy vắt sổ, kéo, kim, chỉ.

Các số đo khi học cách may đầm chữ A

Các số đo

  • Số đo vòng ngực: Đây là số đo quanh vòng ngực
  • Số đo dài váy (Đây là số đo được đo từ vai cho đến gần kheo chân của người muốn may váy)
  • Số đo vai được đo từ vai trái sang vai phải
  • Vòng eo: Đo ở phần eo ngay dưới rốn
  • Số đo vòng mông: Đo ở vị trí to nhất của vòng mông để tránh khi may xong bị trật
  • Hạ ngực: Tiến hành đo từ cổ đến hết phần ngực
  • Hạ eo: Đo từ cổ đến vòng eo
  • Hạ mông: Đo từ phần eo của người may váy đến vòng mông

Công thức thân

  • Ngang ngực = 1cm + ¼ vòng ngực
  • Ngang vai = 0.5 cm + ½ số đo vai
  • Ngang mông thân sau = 4 cm + ¼ số đo vòng mông
  • Ngang eo thân sau = 3 cm ly eo + ¼ số đo của vòng eo
  • Ngang gấu thân sau = 7 cm + ¼ số đo của vòng mông (đơn vị: cm)

Cách tính số đo thân trước

  • Hạ nách 16 (Số đo)
  • Ngang vai =1/2 số đo vai – 0.5 cm
  • Hạ eo 39 cm
  • Hạ ngực 24 cm
  • Ngang ngực thân trước = 3cm + 1/4 số đo vòng ngực
  • Ngang mông = 5 cm + ¼ số đo vòng mông
  • Ngang eo = 5 cm + 1/4 số đo vòng eo
  • Ngang gấu = ¼ vòng mông + 12 cm (12 là con số để đảm bảo độ xòe theo hình chữ A của chiếc váy).

Sau khi đã có đầy đủ các số đo này bạn cần tiến hành cắt vải theo các số đo đã có.

Lưu ý: bạn cần chừa ra từ 1,5 – 2 cm cho các đường may để tránh bị hụt khi tiến hành học cách may đầm chữ A.

Tiến hành may đầm chữ A

Để may đầm chữ A bạn tiến hành may lần lượt theo các đường sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành may hai thân trước và thân sau lại với nhau.

Bước 2: Khi may 2 thân bạn chừa ra từ 15 – 18 cm để tiến hành may khóa áo đằng sau

Bước 3: Thực hiện may tay áo vào với thân

Bước 4: May đường diềm cổ váy

Bước 5: May gấu váy chữ A.

Sau khi thực hiện sau các bước kể trên bạn tiến hành công đoạn là váy (ủi váy), đây là công đoạn quan trọng giúp chiếc váy của bạn với các đường may được phẳng phiu và đẹp hơn.

Ngoài ra bạn có thể tạo điểm nhấn cho chiếc váy bằng một bông hồng nhỏ xinh tự cuốn hoặc bạn có thể mua sẵn ngoài quán và đính vào váy. Như vậy là với sự chuẩn bị kỹ càng từ bước chọn vải, đến tính kích thước vải và cắt may, bạn sẽ có một chiếc đầm chữ A diện đi làm, đi tiệc hay đi chơi đều đẹp.

=> Xem thêm vải may váy đầm

=> Đặt hàng vải may váy đầm