Hồng cầu có chứa hemoglobin với chức năng vận chuyển ô xy đến các tổ chức. Máu toàn phần có đầy đủ các thành phần của máu, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần của huyết tương. Phần lớn tiểu cầu và bạch cầu trong đơn vị máu toàn phần sẽ không còn tồn tại sau vài ngày lưu trữ
Máu toàn phần giúp làm tăng khả năng vận chuyển ôxy, đồng thời góp phần tăng thể tích tuần hoàn. Vì vậy máu toàn phần được chỉ định điều trị tình trạng suy giảm khả năng vận chuyển ô xy kèm với các triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn hoặc sốc giảm thể tích máu, mà hay gặp nhất là tình trạng mất máu cấp trong ngoại khoa và sản khoa.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, đối với người lớn thể tích máu = 70ml/kg cân nặng, trẻ em = 80ml/kg cân nặng. Kinh nghiệm của tác giả nước ngoài cho thấy:
– Nếu mất 10-20% (khoảng 1000ml): truyền cấp cứu các dung dịch trọng lượng phân tử cao kết hợp với truyền máu toàn phần.
Máu toàn phần còn được sử dụng trong quy trình truyền thay máu (exchange transfusion).
Không nên truyền máu toàn phần khi chỉ định truyền máu chỉ với một mục đích chống thiếu máu, nhất là khi có thể sử dụng các phương pháp điều trị thiếu máu khác như thuốc vitamin B12, sắt hoặc erythropoietin, đồng thời tình trạng lâm sàng bệnh nhân cho phép chờ đợi các phương pháp này phát huy tác dụng. Truyền máu toàn phần cũng không nên chỉ định chỉ với mục đích làm tăng thể tích tuần hoàn hoặc làm tăng áp lực thẩm thấu tuần hoàn. Máu toàn phần cũng không có giá trị khi mục địch điều trị là điều chỉnh các rối loạn đông máu.
2. Khối hồng cầu
Khối HC được sản xuất bằng phương pháp tách chiết huyết tương ra khỏi máu toàn phần. Thể tích một đơn vị khối HC khoảng 150-200ml với hematocrit khoảng 55-65%. Khối HC cũng có thể được sản xuất bằng phương pháp gạn HC bằng máy tách tế bào.
Truyền khối HC được chỉ định với mục đích làm tăng khả năng vận chuyển ô xy của máu, tức là làm tăng nồng độ hemoglobin trong máu. Mỗi đơn vị khối HC chuẩn có khả năng làm tăng nồng độ Hb lên thêm 10g/l hoặc tăng Hct lên thêm 3%. Đa số các công trình nghiên cứu về truyền khối HC đều sử dụng nồng độ Hb như một tiêu chuẩn để chỉ định truyền khối HC. Tuy nhiên chỉ định truyền khối HC còn phụ thuộc vào một yếu tố khác như nguyên nhân của thiếu máu, thiếu máu cấp tính hay mãn tính, khả năng bù trừ của bệnh nhân đối với tình trạng thiếu máu. Việc đánh giá một cách chính xác tình trạng lâm sàng của bệnh nhân thiếu máu đóng vai trò quan trọng trong chỉ định truyền khối HC.
Cùng với các nguyên tắc chung cần nắm vững khi chỉ định truyền máu, chỉ định truyền khối HC còn có một số các nguyên tắc khác như sau:
– Phải xác định được nguyên nhân thiếu máu
– Không có một mức Hb chuẩn cho chỉ định truyền khối HC cho tất cả các BN thiếu máu. Bên cạnh thông số về nồng độ Hb, việc đánh giá tình trạng lâm sàng BN đóng vai trò quyết định trong chỉ định truyền khối HC.
– Điều kiện tại chỗ đóng vai trò quan trọng: có thể sử dụng khối HC nhóm O để truyền khi không có nhóm phù hợp.
Thực tế lâm sàng cho thấy, cơ thể được cung cấp đầy đủ ôxy khi lượng Hb < 70g/l, vậy nên khối HC được chỉ định khi Hb < 70g/L (hoặc <80g>65 tuổi), BN có bệnh tim mạch hoặc hô hấp, hoặc BN điều trị hoá chất có thể chỉ định truyền khối HC khi lượng Hb < 80 hoặc <90g> 1,5 thể tích máu của cơ thể) trong một thời gian ngắn. Liều lượng: 4-6 đv TC có khả năng số lượng TC lên thêm 20-40 G/L đối với một người nặng 60-70kg. Đối với trẻ em: liều lượng thường 1đv/10kg cân nặng. Đối với khối TC gạn từ một người cho bằng máy tách tế bào: khối TC loại này tương đương với 4-5 đv TC thường. Chỉ định truyền khối TC “máy” khi BN không đáp ứng với khối TC lấy từ nhiều người (thường do bất đồng miễn dịch hệ HLA). Kết qủa được đánh giá bằng công thức đánh giá kết qủa truyền khối TC (CCI = Corrected Count Incremant): CCI = P1 – P0/BSA x n P0 = số lượng TC trước truyền (G/L) P1 = số lượng TC sau truyền (G/L) (trong vòng 1h) BSA = diện tích da cơ thể người nhận n = số lượng TC được truyền Khi CCI >= 5000: truyền có kết quả. Khối TC phải được kiểm tra cẩn thận trước khi truyền và cần được truyền ngay trong vòng 4 giờ sau khi lĩnh về phòng bệnh.3. Khối bạch cầu Cũng như khối TC, khối BC được sản xuất từ 4-5 đv máu toàn phần hoặc từ một người cho nhờ phương pháp gạn BC bằng máy tách tế bào. Một số tác giả cho người sử dụng thuốc kích thích sinh BC như G-CSF (Neupogen) trước khi gạn BC. Khối BC thường còn chứa số lượng tương đối TC và HC. BC có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Truyền khối BC giúp cơ thể tăng sức đề kháng đối với tình trạng nhiễm trùng. Truyền khối BC không có khả năng làm tăng số lượng BC. Khối BC được chỉ định cho các BN giảm BC trung tính (<0>10đv trong 24h) gây rối loạn đông máu-chảy máu. Không chỉ định truyền HTTĐL khi các rối loạn đông máu có thể điều trị hiệu qủa hơn bằng các phương pháp điều trị đặc hiệu như vitamin K, tủa lạnh yếu tố VIII, dung dịch cô đặc yếu tố VIII, IX… Không dùng HTTĐL với mục đích chống tình trạng giảm thể tích tuần hoàn khi có các dung dịch truyền khác dạng crystalloid hoặc colliod. Lượng HTTĐL được chỉ định phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, và có thể điều chỉnh theo kết qủa của các xét nghiệm đông máu như tỷ lệ prothrombin hoặc APTT. Liều khởi đầu có thể khoảng 12-15ml/kg cân nặng. Đối với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, lượng HTTĐL cần truyền có thể lên tới 3L/24 giờ. HTTĐL sau khi làm tan đông ở nhiệt độ 30-370C cần được truyền càng sớm càng tốt. Tuy nhiên có thể bảo quản ở nhiệt độ 1-60C trong vòng 6-8 giờ. Bên cạnh HTTĐL, còn có một loại chế phẩm khác tương tự là HTT đã loại tủa. Chế phẩm này chỉ khác HTTĐL ở một điểm là nó không có yếu tố VIII, V và fibrinogen. Vì vậy HTT đã loại tủa không có giá trị trong điều trị các trường hợp thiếu yếu tố đông máu – yếu tố VIII (bệnh hemophilia A, bệnh Willebrand) hoặc yếu tố V hoặc fibrinogen.4. Tủa lạnh (yếu tố VIII) Tủa lạnh được sản xuất từ HTTĐL được làm tan đông ở 4-60C, lấy lại phần tủa. Mỗi đơn vị tủa lạnh yếu tố VIII (15-20ml) chứa 150-200mg fibrinogen, 80-120UI yếu tố VIII, 40-70% yếu tố VIII và 20-40% yếu tố XIII, fibronectin. Tủa lạnh yếu tố VIII được chỉ định điều trị: – Các bệnh hemophili A, bệnh Willebrand khi không có các dung dịch cô đặc các yếu tố này. – Các trường hợp thiếu hụt sợi huyết như tình trạng tiêu sợi huyết, đông máu rải rác trong lòng mạch? – Bệnh thiếu hụt yếu tố XIII Liều lượng tủa lạnh yếu tố VIII đối với bệnh nhân hemophili A, Willebrand được tính theo công thức sau: Số đv tủa lạnh cần truyền = Vht x lượng VIII cần tăng (%)/Lượng VIII trung bình trong mỗi đv tủa lạnh Vht = thể tích HT của cơ thể (ml) = 4% x trọng lượng cơ thể x 1000 Lượng VIII cần tăng = Lượng VIII dự định đạt tới – lượng VIII ban đầu Tủa lạnh yếu tố VIII được làm tan ở nhiệt độ 30-370C và cần được truyền càng sớm càng tốt.5. Albumin và Globulin miễn dịch Albumin có hai dạng dung dịch 5% (50g protein) và 20% (200g). Albumin được sử dụng trong các trường hợp giảm thể tích tuần hoàn, giảm protein máu. Globulin miễn dịch thường dưới dạng dung dịch để truyền tĩnh mạch cho các bệnh nhân thiếu hụt gammaglobulin, thiếu hụt miễn dịch, điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Theo YkhoaVN.net
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!