Cách tính điểm trong thi đấu tennis – Điểm tie break là gì?

Luật tính điểm tennis mới nhất

Set đấu trong tennis

Một trận tennis gồm có điểm, game và set. Mỗi trận đấu có thường có 3 set. Bên nào thắng trước 2 set thì xem như dành chiến thắng. Trận đấu cũng có thể gồm 5 set, bên nào thắng 3 set trước sẽ thắng trận.

Trong mỗi set, sẽ gồm có các game, ai thắng trước 6 game thì thắng set, nhưng phải hơn đối thủ với cách biệt là 2 game. Trong trường hợp, tỉ số set đấu là 5 – 5 thì sẽ chơi tiếp đến khi 1 đối thủ thắng nhiều hơn đối thủ kia 2 game để quyết định người thắng set đó.

Lưu ý: Theo luật tennis tính điểm, nếu tỉ số hiệp là 7-6 thì set cũng kết thúc (nhưng không phải là set cuối cùng khi trước đó cả hai đã hòa 1-1 hay 2-2 tùy theo set của trận đấu).

Cách tính điểm trong ván đấu

Điều 26 về cách tính điểm trong ván của Luật thi đấu Tennis quy định:

Nếu đấu thủ thắng điểm thứ nhất, điểm sẽ được tính 15 cho đấu thủ đó; thắng điểm thứ hai tỷ số 30 cho đấu thủ đó; thắng điểm thứ ba , tỷ số là 40 và thắng điểm thứ tư là thắng ván đó. Trừ các trường hợp sau:

Nếu cả hai đấu thủ cùng thắng ba điểm, tỷ số là 40 đều và đấu thủ nào thắng điểm tiếp theo sẽ được lợi điểm. Nếu đấu thủ đó thắng điểm tiếp theo thì sẽ thắng ván. Nếu đối phương thắng điểm tiếp theo thì tỷ số lại 40 đều. Và cứ như vậy cho đến khi một đấu thủ thắng hai điểm liên tiếp sau tỷ số đều sẽ thắng ván.

Lựa chọn hệ thống tính điểm không bắt buộc

Có thể áp dụng Hệ thống tính điểm không tính lợi điểm thay cho hệ thống tính điểm truyền thống như trên, tuy nhiên quyết định này phải được thông báo trước khi thi đấu.

Trong trường hợp này, luật tennis tính điểm quy định như sau:

Nếu đấu thủ thắng điểm thứ nhất, điểm sẽ được tính 15 cho đấu thủ đó; thắng điểm thứ hai tỷ số 30 cho đấu thủ đó; thắng điểm thứ ba tỷ số là 40 và thắng điểm thứ tư là thắng ván đó. Trừ các tình huống Đánh đôiTrong đánh đôi cũng áp dụng cách thức tương tự như đánh đơn. Từ tỷ số 40 đều, đôi đỡ giao bóng có quyền chọn đỡ bóng ở nửa sân bên phải hoặc nửa sân bên trái. Đôi nào thắng điểm quyết định sẽ thắng ván đấu.

Đánh đôi nam nữ

Trong đánh đôi nam nữ, luật tennis tính điểm có một số nội dung khác biệt như sau:

Từ tỷ số 40 đều, nếu đấu thủ nam giao bóng, đấu thủ này phải giao bóng cho đấu thủ nam đối phương bất kể đấu thủ đó đứng ở phần sân nào, khi đấu thủ nữ giao bóng sẽ giao bóng cho đấu thủ nữ của đội đối phương.

Để dễ dàng ghi nhớ hơn, chúng ta có thể tóm tắt luật tennis tính điểm bằng những nội dung cơ bản sau:

Nếu cả hai đấu thủ cùng thắng ba điểm, tỷ số là 40 đều, sẽ đánh tiếp điểm quyết định và đấu thủ đỡ giao bóng ở phần sân bên trái hoặc bên phải. Đấu thủ nào thắng điểm quyết định sẽ thắng ván đấu.Đấu thủ thắng quả đầu tiên được tính 15 điểm, thắng quả thứ hai là 30 điểm, thắng tiếp quả thứ ba tính là 40 điểm và thắng quả thứ tư là thắng game, trừ các trường hợp sau:

Nếu cả hai đấu thủ cùng thắng ba quả thì tính đều, đấu thủ nào thắng tiếp quả sau đó thì tính là lợi thế và cũng vẫn đấu thủ đó thắng tiếp quả nữa là thắng game. Nếu đấu thủ khác thắng quả sau đó thì tính là đều và cứ như thế cho đến khi đấu thủ nào thắng liền 2 quả tiếp theo kể từ khi tỷ số là đều thì đấu thủ đó thắng game.

Điểm tie-break là gì?

Tie break là loạt đánh trong tennis để quyết định người thắng trong 1 ván nếu tỉ số set đấu đạt tới 6 – 6. Tức là, hệ tie break sẽ được áp dụng khi cả hai tay vợt trong 1 trận đấu đều thắng được 6 game. Đối với set thứ ba hoặc năm của những trận đấu 3 hoặc 5 set, vẫn phải tôn trọng luật cách nhau 2 game như thông thường, trừ khi có quy định riêng được công bố trước trận đấu.

Lịch sử ra đời luật tie-break

Luật tie break được ra đời từ khoảng 50 trước như một bước ngoặt “lịch sử” của làng quần vợt, chấm dứt những set đấu dài lê thê, bào mòn thể lực của vận động viên (VĐV) cũng như sự hứng thú của người xem.

Trước khi luật tie break ra đời, khán giả đam mê quần vợt đã không ít lần phải chứng kiến những trận đấu kéo dài liên miên đến vài ngày. Điển hình là trong ngày mở màn Roland Garros, Marianna Brummer và Eva Lundquist, hai tay vợt vô danh đã cống hiến một trận đấu mà Le Monde mô tả là “không thể tin được”. Ngay set đầu tiên đã chứng kiến màn rượt đuổi tỷ số và trọng tài chỉ có thể thông báo hết hiệp khi tỷ số là 15 – 13.

Vào giữa năm 1969, Pancho Gonzales cần 112 jeux đấu để đánh bại Charlie Pasarel hay trước đó vào cuối năm 1968, John Newcombe và Marty Riessen cùng tạo ra jeux đấu dài nhất lịch sử US Open (25-23). Những trận đấu kéo dài như thế này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ra những ám ảnh tâm lý cho vận động viên: “Sau trận đấu đó, tôi như phát điên và không muốn động tay vào vợt nữa”, Gonzales chia sẻ về cảm giác khi phải thi đấu những trận đấu dài lê thê không biết khi nào ngừng lại.

Năm 1969, tie-break được đưa vào chương trình thí điểm tại một số trận đấu nhất định của giải US Open trước khi chính thức xuất hiện đồng loạt từ giải vô địch quốc gia các môn thể thao trong nhà nước Mỹ năm 1970. Australian Open và Wimbledon từ năm 1971 cũng học theo US Open và Roland Garros, sau 3 năm trì hoãn, cuối cùng cũng chịu áp dụng tie break vào mùa giải 1973.

Những điều cần biết về luật tie-break

Tennis có hai hình thức thi đấu là đánh đơn và đánh đôi nên cũng có luật tie break riêng cho mỗi hình thức thi đấu.

Luật tie break cho đánh đơn

Đấu thủ được trước điểm thứ 7 sẽ thắng game đó và set đó, nhưng cũng phải thắng đối phương cách 2 điểm. Nếu cùng được 6 điểm thì cuộc đấu tiếp tục cho đến khi đạt được khoảng cách này. Cách điểm theo số thông thường sẽ được áp dụng từ đầu đến cuối của các game thi đấu theo hệ tie break.Đấu thủ đến lượt giao bóng sẽ thực hiện kỹ thuật đánh tennis cơ bản – giao bóng cho điểm thứ nhất, đối phương sẽ giao bóng cho điểm thứ hai và thứ ba, sau đó thì lần lượt mỗi đấu thủ sẽ giao mỗi người 2 điểm cho tới khi game và set được định đoạt.Từ điểm đầu tiên, mỗi quả giao bóng sẽ được giao luân lưu từ bên phải và bên trái sân, bắt đầu từ bên phải của sân. Nếu giao bóng sai vị trí và không phát hiện kịp thời thì tất cả các điểm trước đó đều vẫn được tính và khi đã phát hiện thì phải thay đổi lại vị trí giao bóng theo đúng quy định.Các đấu thủ đổi bên sau mỗi 6 điểm và ở cuối game thi đấu theo hệ thống tie break.Tie break được tính như một game cho việc cho thay bóng, trừ khi, nếu bóng phải thay ngay khi bắt đầu dùng theo hệ tie-break thì việc thay bóng sẽ được chậm lại ở game thứ hai của set sau đó.

Luật tie break cho thi đấu đôi

Luật tie break cho thi đấu đôi cũng được áp dụng tương tự các thể thức như đánh đơn. Đấu thủ đến lượt giao bóng lấy điểm thứ nhất và tiếp đến mỗi đấu thủ sẽ giao 2 điểm liền dựa vào trình tự ở set đấu trước đó. Tiếp tục như vậy cho tới khi tìm được người chiến thắng ở set đấu ấy.

Đôi đỡ giao bóng trong game đầu của set sau đó cũng chính là đôi đã thực hiện giao bóng ở loạt tie break. Thể thức tie break (áp dụng luật theo lợi thế đã được công bố) sẽ được áp dụng khi tỷ số giữa 2 bên là 6 đều. Nếu như có sai sót và trước khi bước vào giao điểm cho điểm thứ 2 được phát hiện thì điểm thứ nhất vẫn tính nhưng cần sửa ngay sai sót. Còn nếu sai sót được phát hiện sau khi giao bóng cho điểm thứ 2 thì vẫn áp dụng luật tie break và tiếp tục game.

Khi tỷ số đạt 6 đều và có áp dụng game đánh theo lợi thế. Nếu xảy ra sai sót và được phát hiện trước khi bóng được đưa vào cuộc đối với điểm đánh thứ 2 thì vẫn tính điểm thứ nhất nhưng cần sửa ngay sai sót. Trường hợp phát hiện sai sót sau khi bóng đá vào cuộc cho điểm đánh bóng thứ 2 thì vẫn tiếp tục set đấu theo lợi thế.

Trường hợp thành tích đạt tới 8 game hoặc cao hơn và là số chẵn thì cũng áp dụng tie break. Khi một đấu thủ giao bóng không đúng thứ tự và đã hoàn thành vòng quay giao bóng của mình thì vẫn thứ tự giao bóng sai đó vẫn tiếp tục giữ nguyên. Còn nếu phát hiện ra thứ tự sai trước khi đấu thủ hoàn thành vòng quay giao bóng của mình thì cần sửa ngay và vẫn tính điểm trước đó, điều này áp dụng với cả thi đấu đơn, đôi.

Tổng kết:

Tennis ngày càng trở thành môn thể thao hấp dẫn, thu hút nhiều người chơi và theo dõi mỗi năm. Với những thông tin trên,mong rằng bạn đã có những hiểu biết cơ bản về luật tennis tính điểm và tự tin hơn khi bắt đầu môn thể thao này.