Bọ xít là một loại côn trùng thuộc bộ cánh nửa. Loài côn trùng này có rất nhiều loài trong đó phần lớn có hại cho nền nông nghiệp. Cá biệt có những loài bọ xít hút máu người và vật nuôi, lây bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng gây tử vong. Đặc biệt mùa mưa chính là thời kì sinh sản mạnh nhất của bọ xít trong tự nhiên. Hãy tìm mọi cách phòng chống hoặc tiêu diệt loại côn trùng có hại và đáng ghét này.
Thông tin về loài bọ xít
Theo wiki và các tài liệu khoa học nghiên cứu về loài bọ xít. Thì loài côn trùng nhỏ bé này có tên khoa học là Pentatomidae thuộc bộ cánh nửa.
Bọ xít là loài côn trùng có hại cho nông nghiệp và trong đó có những loài rất nguy hiểm. Đơn cử như loài bọ xít hút máu tại Việt Nam. Nguồn dinh dưỡng của chúng không phải là dịch cây nữa mà chuyển qua máu. Chúng rất nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Khi đã có rất nhiều trường hợp tử vong vì loài côn trùng bọ xít nhỏ bé này.
Bộ thông tin cơ bản về loài bọ xít:
Tên khoa học: Pentatomidae
Bộ: thuộc bộ cánh nửa
Phân bộ ( Subordo ): Heteroptera
Phân thứ bộ ( Infraordo ): Pentatomomorpha
Liên họ ( SuperFamilia ): Pentaomoidea
Họ ( Familia ): Pentatomidae, Leach, 1815
Tác hại của bọ xít đến nông nghiệp
Bọ xít gây thiệt hại cho cây trồng bằng việc lấy dịch cây làm chất dinh dưỡng. Khi hút chất dinh dưỡng, bọ xít sử dụng vòi chích vào các mô thực vật non như ngọn cây, hoa, lá, trái non để hút dịch cây làm chất dinh dưỡng. Trong quá trình hút dịch, nước bọt bọ xít có chứa chất độc nên làm đen tại vết chích ( vết đen to hay nhỏ tùy vào độ trưởng thành của bọ xít ).
Những dấu hiệu nhận biết cây trồng bị bọ xít phá hại là: lá bị biến dạng, cong queo, bong khô và rụng. Trên lá hoặc trái để lại các vết như cháy xém, lồi lõm làm giảm giá trị thương phẩm. Ngoài việc cây bị ảnh hưởng trực tiếp từ vết chích của bọ xít. Tại vết chích còn là điều kiện lý tưởng để nhiều loại nấm bệnh gây hại cho cây xâm nhập.
Vòng đời phát triển của loài bọ xít
Chắc hẳn chúng ta đã từng khó chịu vì mùi hôi của bọ xít, hay đau đớn tột cùng với vết cắn của chúng. Vậy thì bạn đã biết con bọ xít bé nhỏ kia có vòng đời thế nào không? Cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết này bạn nhé.
Các loài bọ xít khác nhau nhưng lại có cùng chu kì sinh trưởng và sinh sản. Và bọ xít là loài côn trùng biến đổi không hoàn toàn. Vào mùa xuân thì những con bọ xít cái sẽ tiến hành đẻ trứng thành từng cụm trên thân hoặc lá cây. Sau đó trứng nở thành nhộng bọ xít và tiếp tục lột xác để trở thành bọ xít trưởng thành.
Việc nắm được vòng phát triển của bọ xít rất quan trọng. Khi nắm rõ được bạn sẽ có những cách diệt bọ xít hiệu quả. Giúp giảm thiểu thiệt hại chúng gây ra cho cây trồng, cũng như những nguy hiểm mà loài bọ xít hút máu mà chúng ta tìm hiểu trong phần sau.
Giai đoạn trứng
Trứng bọ xít được con cái đẻ thành từng cụm trên thân và lá cây, có màu xanh nhạt, có hình thùng. Trứng bọ xít thường xuất hiện từ tháng 5 – 8 và từng cụm từ 20 – 30 quả trứng.
Kích thước trứng bọ xít rất nhỏ nên rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên đối với những nông dân có kinh nghiệm và nhà khoa học thì không khó để nhận ra.
Giai đoạn nhộng
Giai đoạn nhộng xuất hiện khi trứng được 4 – 5 ngày, tụ thành từng mảng có kích thước 2.4mm – 12mm. Có màu đỏ hoặc cam không ngừng tụ lại thành từng mảng cho đến khi lột vỏ.
Nhộng giống với bọ xít con nhưng chỉ khác là không có cánh.
Giai đoạn trưởng thành
Vào cuối mùa thu và bắt đầu vào mùa mưa, nhộng bọ xít lột xác và tìm cách xâm nhập vào nhà tìm chỗ ở. Đặc biệt là khi chỉ cần 1 con tìm được chỗ ở thích hợp chúng sẽ thu hút rất nhiều con khác vào.
Sau khi tìm được chỗ cư ngụ thích hợp chúng bắt đầu tìm nguồn thức ăn bổ sung dinh dưỡng. Cuối cùng chúng giao phối và đến thời kì sinh sản chúng sẽ bắt đầu đẻ trứng.
Vòng đời của bọ xít kéo dài rất lâu, chúng sống lâu hơn rất nhiều so với những loài côn trùng khác. Nếu trong môi trường thuận lợi thì tuổi thọ của bọ xít có thể kéo dài từ 6 – 8 tháng. Và trong suốt quá trình trưởng thành của bọ xít, chúng có thể sinh sản đến hơn 400 trứng.
Bọ xít hút máu là loài nào?
Bọ xít hút máu có tên khoa học là Triatoma rubrofasciata, chúng là trung gian truyền bệnh Chagas rất phổ biến tại Mexico, Trung và Nam Mỹ. Loài bọ xít này có thói quen đốt và hút máu trên khuôn mặt nên chúng còn được gọi là “kissing bugs”.
Tại Châu Á hiện nay có đến 14 loài bọ xít hút máu khác nhau, trong đó có đến 13 loài đặc hữu chỉ có ở Châu Á.
Tập tính và hình thái sinh hoạt
Thông thường bọ xít sẽ ẩn mình trong các khe kẹt, góc tường, góc kho,… Vào ban đêm chúng sẽ tiến hành ra bên ngoài và đi hút máu. Lúc này người và thú cưng chính là 2 miếng mồi ngon của chúng.
Sự nguy hiểm của bọ xít hút máu người
Bình thường thì bọ xít hút máu người không gây nguy hiểm gì lớn. Những vết đốt hút máu của chúng chi hơi nhức và ngứa, trong vài ngày thì tự lặn mất. Tuy nhiên ở vài trường hợp thì người bị đốt trở nên đau đớn, buồn nôn, ớn lạnh. Sau khi xảy ra các trường hợp trên thì người bị cắn có thể xảy ra sốc phản vệ và tử vong.
Ngoài ra bọ xít hút máu người còn mang trong mình những kí sinh trùng và mầm bệnh nguy hiểm. Kí sinh trùng và mầm bệnh theo tuyến nước bọt của bọ xít khi hút máu truyền vào cơ thể. Từ dó gây ra các trường hợp nhiễm kí sinh cũng như mắc nhiều loại bệnh như Chagas.
Có rất nhiều người hỏi bọ xít có nguy hiểm hay không? Có lẽ chúng rất nguy hiểm. Khi chúng là nguồn căn của những loại bệnh truyền nhiễm và kí sinh. Đôi khi gây ra sốc phản vệ và làm người bị đốt tử vong.
Cách phòng chống bọ xít hút máu người
Tình hình mùa mưa tại Việt Nam đã bước vào những giai đoạn đầu, cũng là giai đoạn đầu của mùa sinh sản bọ xít. Phần tiếp theo của bài viết này sẽ là cách phòng chống cũng như cách diệt bọ xít hiệu quả và an toàn.
Hãy tham khảo để không còn phải tiếp xúc với loài côn trùng nguy hiểm và phiền phức này nữa. Và hiện nay thì bọ xít hút máu chưa có loài thiên địch cũng như cách đặc trị. Vì vậy những cách sau đây có lẽ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Để phòng chống bọ xít các bạn cần nhớ kĩ 5 điều này:
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nơi ở. Nhất là những khu vực tối tăm ẩm thấp của ngôi nhà. Nhớ trám kín những khe tường, khe nứt xuất hiện trong nhà.
- Loại bỏ những nơi có gỗ mục, vật dụng bị mủn khi không sử dụng.
- Ngủ bên trong màn, giắt màn cẩn thận để bọ xít hút máu không chui vào bên trong.
- Khi bị đốt hãy rửa ngay vết đốt dưới nước sạch với xà phòng. Tuyệt đối không được gãi tại vết đốt.
- Vết đốt có dấu hiệu sưng to phù nề, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Cửa lưới chống muỗi côn trùng cũng là một sản phẩm tốt nhất để ngăn không cho bọ xít hút máu vào nhà. Nên lựa chọn các loại cửa lưới có mắt lưới nhỏ để hoàn toàn ngăn chặn bọ xít. Và cũng đừng quên thường xuyên vệ sinh nơi ở như đã nêu bên trên.
Cách diệt bọ xít thủ công an toàn cho sức khỏe
Diệt bọ xít hút máu bằng nước tỏi
Pha 500ml nước với 4 thìa cà phê bột tỏi. Cho vào bình xịt và xịt vào những nơi tối, ẩm cũng như khe nứt. Hoặc cũng có thể xịt vào những nơi có côn trùng trú ngụ. Vừa đuổi được bọ xít hút máu vừa đuổi cả những loại côn trùng khác.
Bọ xít không thích mùi nồng của tỏi vì vậy chỉ tác dụng xua đuổi bọ xít hút máu chứ không diệt.
Diệt bọ xít hút máu bằng bạc hà
Tương tự như cách trên pha 10 giọt tinh dầu bạc hà với 500ml nước sạch. Cho vào bình và tiến hành xịt đều khắp phòng.
Tinh dầu bạc hà ngoài việc đuổi côn trùng còn giúp căn phòng có mùi thơm thoang thoảng. Và cũng như tỏi thì tinh dầu bạc hà cũng chỉ là chất xua đuổi bọ xít hút máu người.
Diệt bọ xít hút máu với lá bạc hà mèo
Cách này cực kì đơn giản khi chỉ cần rắc lá bạc hà mèo vào những nơi sống của bọ xít hút máu, xung quanh vườn, phòng ngủ,… Trong lá bạc hà mèo có một chất khiến bọ xít tránh xa rất hữu hiệu. Cách này đơn giản lại an toàn.
Diệt bọ xít hút máu bằng nước xà phòng
Tiến hành pha trộn hỗn hợp bao gồm 1 lít nước sạch với 180ml nước rửa chén hoặc xà phòng giặt đồ. Cho vào bình xịt trực tiếp lên bọ xít hút máu hoặc những nơi chúng tụ tập.
Dung dịch nước xà phòng phá hủy lớp bảo vệ bên ngoài của bọ xít khiến chúng mất nước. Khi liên tục mất nước thì bọ xít sẽ bị tiêu diệt.
Có thể thay thế bằng chất diệt khuẩn nhưng sẽ chứa nhiều hóa chất hơn không an toàn. Vì vậy mà cách diệt bọ xít hút máu bằng xà phòng rửa chén là an toàn nhất.
Cách diệt bọ xít hút máu bằng máy hút bụi
Sử dụng máy hút bụi gia đình hoặc công nghiệp tiến hành hút tại những nơi bọ xít cư ngụ. Hoặc bạn có thể hút trực tiếp khi bọ xít xuất hiện với số lượng lớn.
Sau khi hoàn thành chỉ cần tháo bịch đựng bụi cột chặt và vứt vào thùng rác.
Cách diệt bọ xít hút máu bằng cách giết cảnh cáo
Khi bọ xít chết, cơ thể chúng sẽ tiết ra một thứ mùi hôi khó chịu. Đây là một thứ mùi cảnh báo những con bọ xít khác đây là nơi nguy hiểm.
Giết vài con bọ xít xung quanh nhà bạn thì lũ bọ xít còn lại sẽ tự dưng bỏ đi.
Diệt bọ xít hút máu bằng nước xả vải
Như chúng ta biết thì bọ xít ghét mùi nồng đậm từ tỏi, vậy thì chúng ta cần tấn công vào điểm yếu này của chúng. Nước xả vài đậm đặc có mùi rất nồng, đây là cách tấn công khứu giác bọ xít với mùi nồng hiệu quả và an toàn. Vì nước xả vài là một loại sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
Sử dụng một lượng nước xả vải vừa đủ rồi dùng bông chà xát lên cửa, lưới ngăn côn trùng,… Cứ như vậy mỗi ngày cho đến hết mùa sinh sản của bọ xít.
Bài viết này đã cũng cấp cho các bạn những cách diệt bọ xít an toàn và hiệu quả. Cũng như cung cấp những thông tin cần biết về loài bọ xít hút máu. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn phòng chống bọ xít hút máu một cách hiệu quả.
Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thông qua:
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!