Cách thức các bước dạy trẻ ca hát

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nhờ âm nhạc mà ta thể hiện được tâm tư tình cảm, những nội dung hay và hấp dẫn. Và việc thưởng thức âm nhạc cũng vậy. Nó giúp chúng ta có trí tưởng tượng phong phú hơn. Thế nên việc dạy hát cho trẻ mầm non rất cần thiết. Vậy các bước dạy hát cho trẻ mầm non như thế nào hiệu quả?

Lợi ích của nhận thức âm nhạc mang đến cho trẻ mầm non

Cho trẻ mầm non thưởng thức âm nhạc mang đến rất nhiều lợi ích bất ngờ. Những lợi ích tuyệt vời của âm nhạc đối với trẻ mầm non như sau:

Âm nhạc kích thích sự sáng tạo

Khi nghe âm nhạc sẽ có các từ, vần điệu giúp trẻ tưởng tượng ra một thế giới với đầy màu sắc. Trẻ em dễ dàng mô tả hình ảnh qua các cử động, nét mặt. Đứa trẻ sẽ tự do sáng tác các giai điệu thể hiện cảm xúc riêng của bản thân mà nó gặp thông qua các sự vật, hiện tượng hàng ngày. Điều này kích thích sự sáng tạo của trẻ trọn vẹn.

Bé nghe nhạc thường xuyên giúp kích thích sự sáng tạo

Bé nghe nhạc thường xuyên giúp kích thích sự sáng tạo

Nhận thức âm nhạc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ

Khoa học đã chứng minh trẻ em biết hát trước khi khi trẻ biết nói. Thông qua những bài thực hành về phát âm để giai điệu giúp trẻ phát âm chính xác. Khi trẻ lớn lên chúng thực hành các kỹ năng ngôn ngữ thông qua đánh giá và nhận xét.

Bé thưởng thức âm nhạc nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ

Bé thưởng thức âm nhạc nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ

Tăng khả năng đánh giá và nhận xét

Khả năng này được thể hiện thông qua việc trẻ lắng nghe, quan sát và đưa ra ý kiến của bản thân khi nghe 1 tác phẩm nào đó. Giúp trẻ có thể đưa ra được những đóng góp và ý kiến một cách mạnh dạn, tự tin trong tương lai.

Nhờ âm nhạc mà bé biết đánh giá và nhận xét tốt hơn

Nhờ âm nhạc mà bé biết đánh giá và nhận xét tốt hơn

Âm nhạc cảm giác đến kỹ năng vận động và thể chất

Nhờ âm nhạc và các thiết bị hỗ trợ trẻ được vận động. Mỗi chuyển động trên cơ thể từ nhỏ lẻ đến toàn bộ các bộ phận uyển chuyển hơn. Giúp trẻ phát triển hệ cơ xương, phát triển cảm giác – cảm xúc.

Trẻ vận động khi nghe nhạc

Trẻ vận động khi nghe nhạc

Khả năng thể hiện cảm xúc

Âm nhạc chính là nghệ thuật sử dụng âm thanh thể hiện cảm xúc. Âm nhạc đào tạo tất cả và được thể hiện các cấp độ cảm xúc như vui, buồn, bất ngờ,… Tất cả đều được thể hiện qua các giai điệu âm nhạc.

Âm nhạc là nơi để trẻ thể hiện cảm xúc

Âm nhạc là nơi để trẻ thể hiện cảm xúc

Các bước dạy hát cho trẻ mầm non hiệu quả

Để dạy hát cho trẻ mầm non không đơn giản như các bé lớn tuổi. Bởi khả năng đọc và ghi nhớ của trẻ chưa tốt. Do đó mà khi dạy hát cho trẻ mầm non cần kiên trì. Quá trình dạy hát cho các bé được thực hiện qua các bước sau.

Dạy hát

Hoạt động dạy hát là nội dung quan trọng và trọng tâm tác động mạnh mẽ tới khả năng cảm thụ âm nhạc của bé. Mỗi bài hát với giai điệu và tiết tấu khác nhau, nhịp điệu hấp dẫn dễ nghe giúp đưa trẻ vào thế giới cái đẹp, màu sắc và hình ảnh một cách khéo léo. Giúp trẻ cảm thấy thích thú, biết cảm nhận và biết yêu cái đẹp hơn.

Dạy nghe hát – nghe nhạc

Quá trình nghe hát và nghe nhạc là nội dung tạo điều kiện cho trẻ thưởng thức âm nhạc và làm quen với các làn điệu dân ca của mọi miền tổ quốc giúp đời sống văn hóa của bé phong phú hơn. Góp phần phát triển và hình thành thói quen nghe nhạc, có thêm kiến thức, phân biệt nội dung, ghi nhớ tác phẩm và hình thành mối liên hệ giữa âm nhạc với cuộc sống.

Bé nghe và hát các bài hát tuổi thơ

Bé nghe và hát các bài hát tuổi thơ

Vận động theo nhạc

Dạy trẻ vận động theo nhạc tạo sự cảm hứng về nhịp điệu, giúp trẻ phát triển trí tuệ và thể chất. Vận động theo nhạc giúp bé phát triển cảm giác nhịp, khả năng phản ứng nhanh, sự khéo léo trong âm nhạc. Ngoài ra còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tự do thể hiện và bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.

Trò chơi âm nhạc

Đối với trẻ mầm non thì trò chơi âm nhạc là dạng tổng hợp tất cả các hoạt như ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc,.. dưới hình thức vô cùng hấp dẫn. Trong trò chơi sẽ có các quy luật, nội dung được quy định sẵn. Trò chơi âm nhạc giúp thoả mãn nhu cầu chơi, hát, vận động của bé.

Trò chơi âm nhạc còn rèn luyện tai nghe, củng cố vốn bài hát, phát triển cảm giác nhịp điệu cho bé. Mỗi trò chơi sẽ hướng tới sự phát triển và kỹ năng riêng. Giúp trẻ có động lực và vui chơi thoải mái, tích cực hơn.

Những lưu ý khi dạy hát cho trẻ mầm non

Qua các mục trên bạn biết được các bước dạy hát cho trẻ mầm non. Mỗi bước đều cần tới sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên. Do đó mà khi dạy hát cho trẻ mầm non cần lưu ý các điều sau:

> Nên dạy cho trẻ những bài hát từ đơn giản tới phức tạp. Giáo viên cần tạo sự hứng thú cho trẻ trong quá trình dạy hát để bé cảm thấy thích thú hơn.

> Dạy trẻ các bài hát theo đúng chủ đề, lứa tuổi của trẻ như các dòng nhạc thiếu nhi, nhạc bài hát về tình yêu quê hương đất nước.

> Kết hợp các hoạt động ca hát ngoài trời, sự kiện ở trường lớp để trẻ thêm yêu âm nhạc và có hứng thú hơn.

> Kết hợp với gia đình trong việc dạy hát cho trẻ mầm non.

Mong rằng các bước dạy hát cho trẻ mầm non ở trên và các lưu ý sẽ giúp ích cho ba mẹ và giáo viên trong việc dạy âm nhạc cho trẻ.