Lưu ngay Top cách tháo máy lạnh toshiba [Hot Nhất 2023]

Sau một thời gian sử dụng điều hoà nhà bạn cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên để vệ sinh máy lạnh Toshiba đúng cách, giúp điều hoà hoạt động tốt không phải ai cũng biết cách. Bài viết dưới đây Điện Máy Siêu Rẻ sẽ chia sẽ các bước vệ sinh điều hoà Toshiba đơn giản tại nhà.

Cách vệ sinh điều hoà Toshiba này sẽ áp dụng trên các dòng điều hoà thường (Non-Inveter), Inverter của dòng 1 chiều, 2 chiều

1. Cách vệ sinh máy điều hoà Toshiba

1.1. Chuẩn bị dụng cụ

Để tiến hành tháo và vệ sinh điều hòa Toshiba một cách đơn giản, nhanh chóng, đúng cách tại nhà bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như sau:

  • Máy bơm tăng áp: Là những máy bơm nước áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên dàn lạnh và dàn nóng của thiết bị.
  • Tua vít: Là dụng cụ để tháo điều hoà
  • Nước rửa chén và chất tẩy rửa chuyên dụng: Để lau chùi dàn lạnh trên điều hoà
  • Một chiếc khăn sạch: Để lau khô sau khi đã vệ sinh máy lạnh Toshiba
  • Nước sạch: Xịt rửa và vệ sinh điều hoà
  • Túi vệ sinh điều hòa: Đựng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.

1.2. Vệ sinh mặt ngoài điều hoà

Bước 1: Chuẩn bị khăn vải mềm sạch để lau chùi vỏ ngoài của máy lạnh.

Bước 2: Tiếp đến là mở lớp vỏ bên ngoài ra, lưu ý là không dở lên quá cao. Tốt nhất là chỉ để ngang tầm với cạnh trên của máy điều hòa.

  • Tháo ốc 2 bên và tháo những chốt cố định ở phía trên điều hòa.
  • Ấn vào 2 chốt nằm ở phía dưới thì ta sẽ lấy được vỏ áo của máy ra bên ngoài.

Bước 2: Tiếp đến là tháo lớp vỏ bên ngoài ra

Bước 3: Sau khi đã vệ sinh xong bên ngoài, bạn cần hong khô vỏ máy lạnh dưới quạt máy hoặc sử dụng khăn mềm khô để lau sạch lần nữa.

1.3. Vệ sinh lưới lọc

Bước 1: Khi đã vệ sinh lớp mặt nạ của máy, nhẹ nhàng rút tấm lưới lọc không khí ra bên ngoài.

Bước 1: Nhẹ nhàng rút tấm lưới lọc không khí ra bên ngoài.
Bước 1: Nhẹ nhàng rút tấm lưới lọc không khí ra bên ngoài.

Bước 2: Bạn cần sử dụng vòi xịt nước mạnh để xối thẳng vào tấm lưới lọc theo chiều ngược lại của lớp bụi.

Bước 2: Dùng vòi xịt để vệ sinh tấm lưới lọc

Bước 3: Sau đó, dùng giẻ mềm và nước thường để lau sạch lại. (Không sử dụng nước nóng để rửa tấm lưới này vì nó được làm bằng chất liệu nilong, gặp nước nóng sẽ hỏng).

Bước 3: Sau đó, dùng giẻ mềm và nước thường để lau sạch lại.

Bước 4: Sau khi rửa xong, bạn chỉ cần lấy giẻ khô và đợi khoảng 30 phút để nó khô hẳn

1.4. Vệ sinh dàn lạnh

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước tháo dàn lạnh điều hoà Toshiba để vệ sinh một cách dễ dàng.

Bước 1: Để vệ sinh dàn lạnh điều hoà Toshiba bạn cần phải tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt

Bước 1: Tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt giữ quạt

Bước 2: Tiếp theo bật nắp trước máy lạnh theo chiều lên trên.

Bước 3: Dùng tua vít 4 cạnh để tháo ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh.

Bước 4: Sau đó tháo bỏ vỏ máy bên ngoài, chúng ta sẽ thấy được bộ phận cần vệ sinh bên trong (dàn trao đổi nhiệt).

Bước 5: Dùng bọc chuyên dụng bọc lại cục lạnh để tránh nước văng ra trong quá trình vệ sinh.

Bước 5: Dùng bọc chuyên dụng bọc lại cục lạnh để tránh nước văng ra trong quá trình vệ sinh.

Bước 6: Dùng khăn khô hoặc bọc ni lông để bọc lại khu vực mạch điện trên cục lạnh. Đây là bước cực kỳ quan trọng nhằm tránh tình huống nước văng vào làm chập điện, hư hỏng máy

Bước 7: Dùng vòi xịt để xịt rửa vệ sinh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trên cục lạnh.

Bước 8: Xịt rửa cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc. Đây là bộ phận nằm bên trong nhưng vẫn chứa khá nhiều bụi bẩn cần vệ sinh.

Bước 8: Xịt rửa cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc.

Bước 9: Sau khi đã vệ sinh điều hoà xong, bạn tiến hành lắp lại điều hoà

1.5. Vệ sinh dàn nóng

Việc vệ sinh cục nóng có phần đơn giản hơn so với dàn lạnh, đầu tiên bạn cần tháo vỏ bảo vệ mặt trước bằng cách nạy các ngàm giữ.

Bước 1: Tháo vỏ bảo vệ

Vỏ bảo vệ cục nóng điều hòa là bộ phần nằm bên ngoài cục nóng, có vai trò bao bọc, bảo vệ linh kiện bên trong. Việc vệ sinh vỏ bảo vệ vô cùng đơn giản, người dùng có thể dùng tay tháo các khớp giữ của vỏ một cách nhẹ nhàng để có thể tiến hành vệ sinh được các bộ phận bên trong.

Bước 1: Tháo vỏ bảo vệ

Bước 2: Xị rửa cánh quạt, các góc cạnh chứa bụi bên ở bên trong cục nóng.

Bước 3: Tiếp theo bạn cần xịt rửa bụi bẩn bám ở mặt sau cục nóng.

Bước 3: Tiếp theo bạn cần xịt rửa bụi bẩn bám ở mặt sau cục nóng.

Bước 4: Xịt rửa vỏ bảo vệ cục nóng đã tháo ra trước đó.

Bước 5: Dùng khăn khô lau lại toàn bộ thân máy để loại bỏ nước bám trên bề mặt.

1.6. Vệ sinh ống xả nước điều hoà Toshiba

Ở các dòng điều hòa thông thường, ống xả nước được thiết kế là một ống PVC, được lắp đặt ở gần dàn nóng và gắn vào tường. Đây là đường ống vô cùng quan trọng, làm nhiệm vụ nhận nước, dẫn nước từ điều hòa ra môi trường bên ngoài, tránh hiện tượng rò rỉ trong sàn nhà, tường nhà. Bạn nên vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần để tránh hiện tượng tắc nghẽn do bụi bẩn đọng lại.

Đường ống xả nước điều hòa được vệ sinh sạch với 2 bước cơ bản sau:

Bước 1: Tiến hành tháo ống xả nước từ điều hòa, sử dụng vòi xịt chuyên dụng, xịt mạnh để tẩy rửa cặn bẩn bám trên đường ống. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các dụng cụ kim loại chuyên dụng để gạt bỏ rêu hoặc vật cản bên trong.

Bước 2: Để ống dẫn xả nước khô hoàn toàn và tiến hành lắp lại đúng vị trí ban đầu.

2. Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh Toshiba một lần

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và các trung tâm bảo dưỡng điện lạnh, tần suất vệ sinh máy lạnh còn tùy thuộc vào môi trường và thói quen sử dụng của người dùng.

  • Đối với các hộ gia đình thì cần vệ sinh điều hòa Toshiba định kỳ 3-4 tháng/ lần.
  • Đối với các nhà hàng, công ty, cửa hàng thì nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên hơn 3 tháng/lần.
  • Đối với nhà máy, xí nghiệp lắp máy lạnh trong môi trường nhiều bụi bẩn thì nên vệ sinh máy lạnh định kỳ mỗi tháng 1 lần.

3. Lưu ý cách tháo vệ sinh điều hòa Toshiba

◾Ngắt kết nối điện: Điều hòa cần đảm bảo ngắt điện hoàn toàn trước khi tháo lắp, vệ sinh để có thể đảm bảo an toàn cho người thực hiện cũng như những người xung quanh.

◾Không xịt nước trực tiếp vào bảng mạch điện: Bạn không nên dùng vòi xịt với áp suất cao, lực xịt quá mạnh khi vệ sinh dàn lạnh. Bởi nếu để nước dính vào các mạch điện có thể gây ra chập cháy khi bật lại điều hòa.

◾Bảo vệ dàn lạnh cẩn thận khi vệ sinh: Khi thực hiện tháo các linh kiện bên trong dàn lạnh, bạn không nên phơi các bộ phận này trực tiếp bên ngoài để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc mưa gió làm hỏng các bo mạch.

◾Kiểm tra lại gas sau khi vệ sinh: Bạn cần đảm bảo gas không bị rò rỉ để đảm bảo an toàn khi dùng, hạn chế cháy nổ do khí gas gây ra.

◾Không vệ sinh bằng các chất như sơn, xăng hay chất tẩy rửa mạnh: Việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh này có thể làm ăn mòn thiết bị, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng điều hòa.

◾Tháo và lắp điều hòa đúng quy trình: Một số linh kiện điều hòa rất nhỏ và dễ bị thất lạc, nhầm lẫn với bộ phận khác. Người dùng cần lắp theo quy trình, tránh thất lạc cũng như hạn chế trường hợp lắp sai chỗ.

◾Vệ sinh điều hòa theo định kỳ: Đối với các dòng điều hòa dân dụng, người dùng cần vệ sinh ít nhất 3-4 tháng/lần, không nên để thời gian quá lâu, ảnh hưởng đến chất lượng không khí thiết bị.

◾Không tự ý tháo lắp linh kiện khi chưa có kinh nghiệm: điều hòa là thiết bị có cấu tạo khá phức tạp, người dùng không nên tự ý mở và vệ sinh bên trong, nên tìm tới các dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để được hướng dẫn, tránh việc làm hỏng thiết bị.