Chăm sóc con nhỏ bằng đồ ăn dặm là kỹ năng quan trọng bắt buộc mẹ bỉm sữa nào cũng cần phải biết để bé được phát triển tối ưu. Trong đó kinh nghiệm tăng độ thô thức ăn dặm cho bé không phải bà mẹ nào cũng biết và điều này tác động lớn đến các kỹ năng sau này của con.
Tại sao cần phải tăng dần độ thô thức ăn dặm cho bé?
Thức ăn dặm cho bé là nguồn thực phẩm chính cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động hằng ngày của mỗi đứa trẻ khi sữa mẹ ít dần, con bắt đầu cai sữa hoặc bỏ ti sữa mẹ.
Gần 6 tháng tuổi, các bé đã có thể ăn dặm rau củ quả được hấp chín mềm, tuy nhiên chủ yếu vẫn dùng bột ăn dặm. Đây cũng là thời điểm trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên khả năng làm nhỏ thức ăn chưa được hoàn thiện, mẹ nên cho bé ăn thô từ từ, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ thức ăn mắc kẹt nơi cổ họng gây nghẹt thở.
Để đảm bảo an toàn trong ăn uống, chúng ta nên tăng độ thô của thức ăn dặm cho bé lên dần. Bắt đầu bằng bột ăn dặm, cháo ăn dặm sau đó thay dần bằng cơm, trứng luộc, thịt băm, hoa quả, ngũ cốc,…
Các giai đoạn quan trọng khi cho bé ăn dặm
Giai đoạn 1: 5-6 tháng
Đây là giai đoạn khởi đầu cho “hành trình” ăn dặm của các bé. Trong khoảng thời gian này, lưỡi của bé chưa thể cử động linh hoạt, bé chỉ biết nuốt chửng mà không làm nhỏ thức ăn.
Đồ ăn dặm cho bé trong thời điểm này chủ yếu là thức ăn có dạng lỏng như súp, canh, bột, cháo…
Mẹ có thể cho bé ăn vào bất cứ khung giờ nào, tuy nhiên nên cho ăn cách giờ bú 1 tiếng đồng hồ. Để thức ăn được nhuyễn mịn nhất, mẹ nên dùng rây bột nghiền nhỏ thức ăn.
Giai đoạn 2: 7-8 tháng tuổi
Trong giai đoạn 7-8 tháng, bé đã có thể làm nhỏ thức ăn bằng lưỡi và hàm trên. Những động tác nhai của bé đang còn trệu trạo, mẹ cần chú ý về kích thước đồ ăn. 80% thức ăn được xay nhỏ, 20% thức ăn còn lại nghiền thô bằng thìa.
Mẹ cần bổ sung thêm rau, thịt cá trắng với số lượng nhiều hơn. Bên cạnh cơ thể bé cần nhiều năng lượng hơn từ thức ăn, bé còn có những biểu hiện ham ăn hơn so với thời điểm bắt đầu ăn dặm.
Lúc này thời gian ăn uống của bé cũng đã dần ổn định hơn, mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 lần/ngày. Đây mới chỉ là thời điểm bé bắt đầu tập ăn thô, mẹ không cần phải sốt sắng khi thấy con ăn ít.
Giai đoạn 3: 9-11 tháng tuổi
9 đến 11 tháng tuổi, lưỡi của bé đã có thể hoạt động linh hoạt, khả năng đưa được thức ăn đến hàm hoặc răng cửa để cắn nhỏ trở nên tốt hơn. Trong giai đoạn này chúng ta có thể tăng độ cứng đồ ăn dặm cho bé như chuối chín, táo lê, các loại hạt,…
Mẹ có thể chia khẩu phần ăn của bé thành 3 lần trong ngày, nên cho bé ăn cùng người lớn để tăng thêm không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn uống.
Giai đoạn 4: 12-18 tháng tuổi
Ở một số bé, đây là giai đoạn răng đã mọc khá nhiều, kỹ năng nhai, nuốt thức ăn cũng đã trở nên thành thạo. Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của con các loại thực phẩm cá, thịt viên, đậu phụ, các loại ngũ cốc như đậu, ngô, khoai.
Các chú ý mẹ cần nhớ khi cho con ăn dặm thô
Khi tăng độ thô trong thức ăn dặm cho bé, mới đầu con dễ bị trớ, ọe, không tiếp thu đồ ăn. Tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng vì đây là phản xạ tự nhiên của những đứa trẻ.
Nếu mẹ sợ con bị trớ, không dám tăng độ thô thức ăn sẽ làm cho bé mất đi kỹ năng nhai, nuốt về sau. Bên cạnh đó hệ tiêu hóa chỉ quen với dạng co bóp thức ăn lỏng, mềm, sẽ rất dễ xuất hiện các bệnh đường ruột về sau.
Trong khẩu phần ăn dặm của con, mẹ vẫn luôn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất xơ, chất béo, khoáng chất, vitamin… Bên cạnh nguồn thực phẩm là đồ ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm sữa ngoài, bánh ăn dặm, trái cây,…để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể của con.
Trong khoảng thời gian từ 12 tháng trở lên, không ít mẹ khá đau đầu và mệt mỏi với thói quen ngậm thức ăn, biếng ăn ở trẻ nhỏ. Đây cũng chính là giai đoạn quan trọng để hình thành những kỹ năng ăn uống sau này của bé, chúng ta không nên ép ăn đối với trẻ.
Cách chuẩn bị thức ăn thô hấp dẫn bé ăn ngon hơn
Trang trí thức ăn bắt mắt là một trong những phương pháp hiệu quả giúp bé ăn uống ngon miệng, tăng khẩu phần ăn và hấp thu chất dinh dưỡng theo lối chủ động.
Mẹ có thể tham khảo một số cách trang trí thức ăn bắt mắt, chỉ mất 15 phút chuẩn bị trước mỗi bữa ăn cho bé:
Chú thỏ ngộ nghĩnh
Nguyên liệu:
- Cơm trắng
- Rau xúp lơ xanh
- Cà rốt
- Ngô ngọt
- Cà chua
Chú gấu vàng quàng khăn:
Nguyên liệu:
- Cơm gạo lứt hoặc cơm trắng
- 1 quả trứng gà
- Súp lơ xanh
- Cải tím
- Cà rốt xay nhuyễn
Thỏ trắng từ trứng gà
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà
- Cà rốt
- Hương thảo để làm râu (có thể thay thế bằng rong biển)
Các cách trang trí từ bánh mì và một số nguyên liệu khác
Trên đây là 1 số chia sẻ dành cho các mẹ trong giai đoạn chăm con bằng đồ ăn dặm. Kinh nghiệm giúp chúng ta tránh được tâm lý khủng hoảng, mệt mỏi vì con biếng ăn, khó hấp thụ chất dinh dưỡng.
Chúc mẹ luôn có những phương pháp chăm sóc con tốt nhất, bé khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện cả trí tuệ lẫn thể chất. Và mẹ đừng quên cập nhật Kidsplaza.vn thường xuyên để theo dõi thêm các kinh nghiệm chăm con của các mẹ bỉm sữa tại đây nhé!
Xem thêm:
>>> Hướng dẫn làm đồ ăn dặm cho bé bằng nguyên liệu đơn giản
>>> Cách Làm Nước Ép Trái Cây Cho Bé Ăn Dặm Cực Đơn Giản
>>> Chia sẻ trọn bộ thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng kiểu Nhật
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!