Hầu hết các mẹ đều phải đi làm lại khi bé từ 4 -6 tháng tuổi. Mẹ không thể ở suốt bên cạnh cho con bú mỗi ngày. Đồng thời sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất của trẻ trước 6 tháng tuổi. Do đó, việc cho bé bú song song vừa trực tiếp từ mẹ vừa gián tiếp từ bình là rất cần thiết. Sau đây các thông tin hữu ích cho mẹ về tình trạng bé nên bú mẹ hay bình. Đồng thời cũng cung cấp cho mẹ các mẹo tập bú song song cho bé hiệu quả nhất.
1. Lợi ích khi trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Đặc biệt là nguồn sữa non dành cho trẻ vừa mới sinh. Lượng sữa non sẽ không nhiều nhưng đó là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Sữa non của mẹ đã được chứng minh là nguồn dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe của trẻ. Không có thực phẩm nào có thể thay thế được. Do đó, đối với trẻ sơ sinh vừa chào đời thì sữa non chính là nguồn thực phẩm tối ưu nhất cho bé.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia khuyến cáo bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Trẻ bú sữa mẹ sẽ có nhiều lợi ích như sau:
- Thành phần trong sữa mẹ sẽ tự động thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của bé.
- Sữa mẹ chứa hàng loạt các dưỡng chất và kháng thể giúp bé phát triển tốt nhất và bảo vệ sức khỏe của bé.
- Bú sữa mẹ giúp não bộ bé phát triển tốt hơn và thông minh hơn khi dùng sữa bột.
- Hạn chế các chứng bệnh béo phì, tim mạch, hen suyễn…
- Nâng cao hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật.
Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp thắt chặt tình mẫu tử, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, còn tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn đối với các trẻ bú đêm. Thay vì mẹ phải thức dậy pha sữa bình cho bé thì có thể cho bé bú ti mẹ trực tiếp.
2. Khi nào trẻ nên bú bình?
Những sai lầm các mẹ thường gặp phải khi tập bé bú bình
Ở một số trường hợp đặc biệt như bé không được nuôi bằng sữa mẹ, sinh non thì trẻ sơ sinh cần phải tập bú bình. Nhưng nếu bé vẫn bú sữa mẹ bình thường thì mẹ không nên cho bé bú bình trước 6 tuần tuổi. Mẹ không nên tập trẻ bú bình quá sớm. Bởi vì bé sẽ dễ quen với ti bình mà bỏ qua ti mẹ. Thời điểm được xem là tốt nhất để tập cho trẻ bú bình là 2 – 3 tháng tuổi. Vào lúc này mẹ có thể tập cho bé vừa ti trực tiếp từ mẹ và ti sữa mẹ đã được vắt ra bình.
3. Tại sao nên tập cho trẻ bú song song
Khi bé được từ 4 – 6 tháng tuổi, đa số các mẹ bỉm sữa đều phải trở lại đi làm. Thời gian này mẹ không thể ở nhà cho con bú đúng cữ được. Do đó, để đảm bảo bé vẫn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thì bú bình là giải pháp lý tưởng nhất. Mẹ có thể vắt sữa ra, bảo quản và cho bé bú bình bất cứ khi nào bé cần. Mẹ có thể an tâm đi làm mà không sợ bé bị thiếu sữa mẹ. Ngoài ra, bú sữa mẹ bằng bình cũng giúp gia đình dễ dàng theo dõi lượng sữa trẻ bú mỗi ngày và dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu mẹ không tập bú bình cho con vào thời điểm 2 – 3 tháng thì đến khi mẹ đi làm, bé sẽ rất khó để thích nghi với ti bình và không chịu bú bình. Điều này sẽ gây cho khó khăn cho mẹ và làm suy giảm sự phát triển của bé.
Đồng thời khi bé càng lớn càng phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng của bé càng cao. Vì vậy, bé nên tập bú song song để đáp ứng đủ dưỡng chất cho bé bằng các loại sữa công thức khác.
4. Cách tập cho bé bú sữa mẹ và bú bình
Khi bú bình mẹ nên đặt con ở tư thế ngửa với phần đầu cao hơn thân để giúp hạn chế trào ngược. Các vấn đề thường gặp khi con tập bú bình như đầy hơi, nôn trớ… Vì thế mẹ cần cẩn thận quan sát và cho trẻ bú bình đúng cách trong thời gian đầu tập. Mẹ có thể lựa chọn các loại bình sữa có khả năng chống sặc và đầy hơi để hỗ trợ bé trong quá trình bú.
Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ tập bú song song:
- Khi mẹ đi làm, người chăm sóc cho bé nên là người tập cho trẻ bú bình. Khi tập trẻ bú bình nên giữ đúng tư thế mà mẹ thường cho trẻ bú.
- Cho bé chơi đùa làm quen với bình sữa trước khi ti.
- Không chờ bé quá đói mới cho ti. Hãy tập bú bình khi bé hơi đói.
- Chọn bình sữa có ti gần giống ti mẹ nhất.
- Lần đầu tập bú bình với tần suất 1 lần một ngày trong 1 tuần. Sau mỗi tuần khi bé bắt đầu quen có thể tăng số lần bú bình lên.
- Trong giai đoạn tập bú bình, nên dùng sữa mẹ để bé dễ thích nghi.
5. Các lưu ý khi cho bé bú
Khi cho trẻ bú dù là bú bình hay bú mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh và khử trùng bình sữa thường xuyên.
- Khi tập bú bình mẹ không nên ép trẻ hoặc thể hiện sự căng thẳng. Nếu lần đầu bé không chịu hợp tác dùng bình. Mẹ hãy cất nó và kiên trì cho các lần sau.
- Không tạo áp lực, không ép trẻ bú.
- Kiểm soát dòng chảy của sữa để tránh bé bị sặc.
- Khi bé đang ti hoặc ti xong có thể xoa lưng, vỗ ợ hơi cho trẻ dễ tiêu hóa.
Thời điểm tập bé bú bình rất cần được mẹ lưu tâm. Quá trình tập bú diễn ra quá muộn. Trẻ đã quá quen với ti mẹ quá lâu sẽ rất khó khăn trong việc tập ti bình. Từ đó, gây rất nhiều khó khăn cho cả mẹ và bé.
Hy vọng với các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn sự quan trọng của việc bú mẹ và sự cần thiết của bú bình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!