Cách Rạch Tay Không Đau – Cách Rạch Tay Mà Không Đau

Chứng tự cắt rạch thân thể là gì?

Tự làm bị thương mình một cách có mục đích, bằng cách sử dụng những vật thể bén nhọn tạo các vết cào xước hoặc vết cắt lên thân thể. Tự cắt rạch thân thể là một dạng của chứng tự gây tổn thương (self – injury, SI). Hầu hết những người mắc chứng này là nữ, nhưng đôi khi cũng gặp ở nam. Thường hay bắt đầu vào những năm đầu niên thiếu và một số trường hợp kéo dài đến khi đã trưởng thành.

Người ta có thể cắt rạch trên cổ tay, cánh tay, chân hoặc bụng của họ. Một số người tự gây thương tích bằng cách đốt da với tàn thuốc lá hoặc que diêm đang cháy.

Khi các vết cắt hay bỏng này lành, chúng thường để lại sẹo. Những người tự tổn thương có xu hướng che dấu các vết sẹo, do đó, đôi khi không ai biết việc này.

Tại sao người ta lại tự tổn thương mình?

Khá là khó hiểu tại sao người ta lại chủ động cắt rạch lên thân thể mình. Cắt rạch là cách để một số người cố gắng đối phó với nỗi đau từ những cảm xúc mãnh liệt, áp lực mạnh mẽ, hay khi có những trục trặc trong các mối quan hệ. Khi đó họ đang phải đương đầu với những cảm xúc không thể chịu đựng nổi hoặc những tình huống họ cho rằng không thể thay đổi được.

Một số người tự cắt da vì họ không thể thoát được cảm giác tồi tệ. Những người này không tìm được cách tốt hơn để tự giải thoát khỏi những đau đớn về tình cảm hay những áp lực đang đè nặng. Một số lại cắt để bộc lộ những cảm xúc mãnh mẽ của cơn thịnh nộ, nỗi đau buồn, bị chối bỏ, thất vọng, khao khát, hoặc sự trống rỗng.

Có nhiều cách để đối phó với những khó khăn, ngay cả với vấn đề lớn hay đau đớn khôn cùng. Với những phiền muộn lớn lao trong cuộc sống, hay khi cảm xúc đang áp đảo, khi đó bạn cần được sự giúp đỡ chuyên sâu từ các chuyên viên tâm lý. Đối với các tình huống khó khăn hoặc cảm xúc mạnh mẽ, trao đổi với bố mẹ, người lớn, hoặc bạn bè sẽ rất có ích. Tập thể dục nhiều cũng có thể giúp nhìn nhận tổng quan vấn đề và giúp cân bằng lại cảm xúc.

Nhưng những người tự cắt mình lại không biết cách đối phó với vấn đề. Hoặc kỹ năng đối phó của họ bị lấn át bởi những cảm xúc quá mạnh mẽ. Khi những cảm xúc không được thể hiện một cách lành mạnh, căng thẳng sẽ được tạo nên – đôi khi đến mức không chịu đựng được. Tự cắt rạch có thể là để thoát khỏi sự căng thẳng đó. Với một số người, đó như là một cách cảm thấy kiểm soát được sự việc.

Nỗi bức thiết phải tự cắt rạch có thể khởi nguồn từ việc không thể bộc lộ một luồng cảm xúc mạnh mẽ — chẳng hạn như tức giận, đau đớn, xấu hổ, thất vọng hoặc bị ghét bỏ. Những người này đôi khi nói rằng họ cảm thấy không hòa hợp được hoặc không ai hiểu họ. Họ cũng có thể tự rạch da vì mất người thân thiết hoặc để thoát khỏi cảm giác trống rỗng. Tự cắt da dường như là cách duy nhất để họ cảm thấy nhẹ nhõm hoặc để bày tỏ nỗi đau riêng do các mối quan hệ hay bị từ chối.

Những người tự làm tổn thương đôi khi có vấn đề sức khỏe tâm thần khác góp phần vào tình trạng căng thẳng của họ. Tự cắt rạch thân thể đôi khi (nhưng không phải luôn luôn) kết hợp với trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống, rối loạn suy nghĩ và rối loạn hành vi. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý tâm thần mà làm người ta không kiểm soát được các xung động và có thể bị nguy hiểm không cần thiết. Một số người lại có vấn đề về lạm dụng rượu và ma túy.

Một số người lại tự cắt rạch sau khi phải trải qua một tổn thương, như sống sót qua một thảm họa, bị bạo hành hoặc lạm dụng. Tự tổn thương mình có thể giống như một cách để “đánh thức” những cảm giác đã trơ sau khi trải qua biến cố đó. Hoặc hành động đó như là cách để sống lại với nỗi đau mà họ phải chịu đựng trong biến cố, bộc lộ sự giận dữ với nó, hoặc cố nắm quyền kiểm soát sự việc đó.

Chuyện gì sẽ xảy ra với những người tự gây tổn thương?

Mặc dù tự cắt rạch thân thể có thể tạm thời giải thoát khỏi một cảm giác tồi tệ, ngay cả những người đã tự tổn hại cũng đồng ý rằng đó không phải là cách tốt để giải tỏa tâm lý. Bởi một điều, cảm giác nhẹ nhõm đó không tồn tại. Nỗi muộn phiền gây ra hành động tự hủy hoại vẫn còn – chỉ là được che đậy đi thôi.

Mọi người thường không có ý định làm tổn thương mình vĩnh viễn khi họ cắt cứa. Và họ cũng không định sẽ tái diễn hành động này. Nhưng cả hai đều có thể xảy ra. Đôi khi có thể không kiểm soát được độ sâu của vết cắt, đến nỗi phải khâu, hoặc tệ hơn, phải nhập viện. Vết thương có thể bị nhiễm trùng nếu một người sử dụng công cụ không tiệt trùng hoặc bẩn – dao cạo, kéo, đinh, hoặc thậm chí là cạnh sắc của nắp lon soda.

Hầu hết những người tự tổn thương không cố tự sát. Đó thường là nỗ lực để cảm thấy tốt hơn, không phải để kết thúc tất cả. Mặc dù một số người tự cắt da có ý định tự sát, nhưng thường bởi những cảm xúc đau đớn thúc đẩy việc tự tổn thương, chứ không phải do bản chất của hành động cắt.

Hành động tự cắt rạch có thể thành thói quen. Nó có thể trở thành một hành vi ép buộc — nghĩa là nếu một người càng làm một việc nhiều lần, thì họ cảm thấy càng muốn làm điều đó. Não bắt đầu liên kết cảm giác giải thoát khỏi muộn phiền với hành động tự cắt cơ thể, và nó khao khát cảm giác giải tỏa này khi có căng thẳng vào lần sau. Khi cắt rạch trở thành một hành vi ép buộc, lúc đó đã không thể dừng lại. Do vậy, hành động tự cắt rạch có thể xem như một dạng nghiện, khi cảm giác muốn tự tổn hại trở nên không thể cưỡng lại được. Một hành vi với khởi đầu để cảm thấy nắm quyền kiểm soát lại kết thúc với việc kiểm soát ngược lại bạn.Bạn đang xem: Cách rạch tay không đauXem thêm: Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 Trang 14, Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2Xem thêm: Tranh Vẽ Tranh Đề Tài Trường Học, Vẽ Tranh Đề Tài Trường Em Đẹp Nhất

Nó bắt đầu như thế nào?

Việc tự cắt thân thể thường bắt đầu với một kích động. Nó không hề như những gì ta từng nghĩ. Shauna nói: “Nó bắt đầu khi một cái gì đó thực sự buồn và bạn không biết làm thế nào để nói về nó hoặc phải làm gì. Nhưng bạn không thể khiến tâm trí thoát khỏi cảm giác buồn bã, và cơ thể chịu đựng nỗi đau này. Và bạn cắt cơ thể mình trước cả khi bạn biết điều đó. Và sau đó bằng cách nào đó, bạn đang ở một nơi khác. Sau đó, khi bạn cảm thấy khủng khiếp về một cái gì đó, bạn thử nó một lần nữa – và dần dần nó trở thành một thói quen.”

Natalie, một học sinh trung học người đã bắt đầu cắt tay từ lúc còn là học sinh cấp 2, giải thích rằng đó là một cách để giải tỏa tâm lý khỏi cảm giác bị từ chối và bất lực mà không chịu đựng nỗi. “Tôi không thấy nó có gì xấu vào lúc đầu – chỉ là cách để tâm trí thoát khỏi những thứ quá ư tồi tệ. Tôi cho rằng một phần nào đó mình cũng biết đó là điều xấu, bởi vì tôi luôn luôn giấu nó. Một lần, một người bạn hỏi tôi có tự cắt tay mình không và tôi đã nói dối “không”, tôi đã xấu hổ.”

Đôi khi tự làm hại bản thân cũng gây ảnh hưởng lên hình ảnh cá nhân của một người. Jen nói, “Tôi thực sự thích nhìn các vết cứa. Tôi cảm thấy tệ khi chúng bắt đầu lành – và vì vậy tôi sẽ “làm mới lại” bằng cách cứa một lần nữa. Bây giờ tôi có thể thấy nó điên rồ như thế nào, nhưng lúc đó, nó có vẻ hoàn toàn hợp lý với tôi. Tôi đã chỉ nghĩ đến chúng, như thể đó là một bí mật mà chỉ mình tôi biết. Như thể đó là cách để tôi kiểm soát mọi chuyện. Tôi không tự cắt mình nữa, nhưng nay phải đối phó với mấy vết sẹo.”

Bạn không thể ép buộc một người tự làm thương dừng lại. Bạn không thể nổi điên với một người bạn làm vậy, chối bỏ người đó, thuyết giảng họ, hoặc cầu xin họ ngừng lại. Thay vào đó, hãy cho họ biết bạn quan tâm đến họ, họ xứng đáng được khỏe mạnh và hạnh phúc, và rằng không có ai phải chịu đựng khó khăn một mình.

Gây áp lực để cứa?

Các cô cậu trẻ mà tự cắt mình phải đương đầu với những khó khăn lớn. Nhiều người làm việc chăm chỉ để khắc phục vấn đề khó khăn. Vì vậy họ thấy khó để tin rằng một số trẻ em tự cắt tay chỉ vì nghĩ rằng đó là một cách có vẻ cứng rắn và nổi loạn.

Tia là một bạn đã cố gắng tự làm hại bởi vì một số cô gái tại trường đã làm nó. “Nó có vẻ như nếu tôi đã không làm điều đó, họ sẽ nghĩ rằng tôi sợ hoặc gì đó. Vì vậy, tôi đã làm một lần. Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng thật là ngốc nghếch để làm một cái gì mà không cần lý tốt. Lần tiếp theo họ yêu cầu tôi chỉ nói, “Không, cảm ơn – nó không dành cho tôi”. ”

Nếu bạn có một người bạn thuyết phục bạn tự cắt rạch bản thân, nói những gì bạn nghĩ. Tại sao phải làm một thứ mà bạn biết không phải là tốt cho bạn? Có rất nhiều cách khác để biểu hiện bạn là ai.

Lindsay đã tự cắt mình trong 3 năm vì bị lạm dụng từ khi còn nhỏ. Giờ cô đã 16 tuổi và đã không còn tự tổn hại mình trong hơn một năm. “Tôi cảm thấy tự hào về điều đó”, Lindsay nói. “Vì vậy khi tôi nghe những cô gái nói về nó như nó là điều cần làm, tôi rất thông cảm với điều này.”

Nhận trợ giúp

Có những cách tốt hơn để đối phó với khó khăn hơn tự cắt rạch thân thể — cách lành mạnh, lâu dài mà không để lại những vết sẹo tình cảm và thể chất. Bước đầu tiên để có được trợ giúp giải quyết những khó khăn đã dẫn đến việc tự tổn hại vào lần đầu. Dưới đây là một số ý tưởng để làm điều đó:

Xác định các vấn đề kích thích hành động tự cắt rạch. Cắt là để phản ứng với căng thẳng về tình cảm hoặc đau khổ. Cố gắng tìm ra những cảm giác hoặc tình huống khiến bạn tự cắt bản thân. Giân dữ? Chuyện tình cảm? Một mất mát đau đớn hay chấn thương? Bị phê phán hay ngược đãi? Xác định các vấn đề bạn đang có, sau đó nói với ai đó về nó. Nhiều người gặp khó khăn khi tìm ra vấn đề của họ. Đây là lúc mà một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn. Yêu cầu được giúp đỡ. Nói cho ai đó mà bạn muốn sự trợ giúp đối phó với khó khăn. Nếu người bạn yêu cầu không giúp có được sự giúp đỡ bạn cần, hãy tìm người khác. Đôi khi người lớn làm giảm sự quan trọng vấn đề của thiếu niên hoặc nghĩ rằng chúng chỉ là một giai đoạn. Nếu cảm giác này đang xảy ra với bạn, tìm một người lớn, những người có thể giúp bạn. Làm việc với nó. Mọi người với những nỗi đau khôn nguôi nên tìm đến chuyên gia tâm lý để vượt qua nó, và học cách đối phó với cuộc sống sau này.

Dù thói quen này khó bỏ, nhưng có thể bỏ được. Nhận sự trợ giúp về tâm lý để vượt qua cơn khủng hoảng không phải do bạn yếu đuối hay điên. Những chuyên gia này đã được đào tạo để khơi nguồn sức mạnh bên trong mỗi người để tự họ thúc đẩy quá trình lành thương. Sức mạnh này sẽ giúp giải quyết những vấn đề sau này theo cách lành mạnh hơn.

Tài liệu tham khảo