Trong quá trình làm việc thi thoảng ta cũng gặp những trường hợp máy bãi với điện 110V và cũng không có sẵn rô để thay thế cho các máy như vậy, thường thì ta sẽ tư vấn khách mua máy mới nhưng nếu như anh em có thể sửa lại được chiếc máy tâm huyết của họ thì hẳn khách đó sẽ rất muốn sửa chữa chỗ bạn đó, nếu chưa biết cách quấn rô to thì có thể tham khảo thêm ở đây nhé!
Cách gỡ dây rotor trước khi quấn
Các bạn cắt 2 đầu dây rô sau đó đóng 2 đầu dây đã cắt ra, trong khi đóng thì đóng luôn cả cổ góp ra nhé.
Nếu cổ góp còn nhiều thì có thể sử dụng luôn cổ góp đó để quấn lại nhưng nếu có thì ta nên thay để lấy tiền cho dễ và đảm bảo tuổi thọ hơn nữa :)))
Cắt xong thì anh em đột dây ra là được, nếu gặp trường hợp keo AB chắc quá thì có thể dùng khò để keo nở ra sau đó ta đóng dây sẽ dễ hơn.
Cách quấn lại rotor, ruột máy cầm tay
Ta lấy số nan đồng trên cổ góp chia cho số rãnh dây trên rô to sẽ ra số lượng cuộn dây cần quấn trên mỗi rãnh.
Từ đó ta sẽ để ý khi lấy số liệu dây trong 1 rãnh như sau:
số vòng cần quấn = tổng số vòng trong 1 rãnh/ số cuộn dây cần quấn/2
Nghĩa là nếu ta quấn rô 12 rãnh với cổ góp 12 nan đồng và số vòng trong đó là 100 thì ta sẽ có như sau:
100/(12:12=1)/2 = 50 vòng
Để ý chiều quay của rô thì ta sẽ quấn từ phải sang trái nếu nhìn từ đầu rô quay ngược chiều kim đồng hồ. Quấn ngược lại nếu rô quay theo chiều kim đồng hồ.
Sau khi quấn xong 1 cuộn thì quấn 1 vòng vào trục rô và quay sang quấn cuộn đối diện.
Các bạn xem tham khảo cách quấn rô cơ bản của bác này nhé, rất bổ ích đấy
À, vẫn còn vụ cân bằng động sau khi quấn nữa (nếu không được cân bằng động thì máy chạy sẽ rung và có tiếng khó chiu, ngoài ra con rô đó cũng không bền nữa), anh em có thể tham khảo cách quấn dưới đây để hạn chế rung lắc nhất có thể nhé:
Vì là quấn rô ta thường quấn lại và số liệu vẫn còn nguyên bản nên khi bắt đầu quấn mình hãy tìm xem cách móc dây ra của người ta như thế nào trước khi chặt nhé, còn nếu anh em va vấp nhiều rồi thì không nói.
Hướng dẫn pha và đổ keo AB cho rô vừa quấn xong
Sau khi quấn rô xong thì ta sẽ cần đổ keo cho rô để đảm bảo độ bền cho rô vừa quấn xong vì rô hoạt động ở tốc độ quay rất lớn nên nếu không có keo 2 thành phần thì dây quấn sẽ sớm bị văng ra khỏi rãnh và công cốc công cò luôn :)))
Trước khi tiến hành pha keo thì anh em nên hơ nóng rô cho có thể dùng khò hoặc bếp ga tùy, miễn sao không làm bong men, cháy dây đồng là oke.
Mục đích hơ nóng rô là để đổ keo vào keo sẽ không bị chết luôn mà nhờ sức nóng của rô sẽ làm cho keo có thêm thời gian len lỏi vào trong các kẽ dây và làm cho rô bền hơn. Ngoài ra trong quá trình hơ nóng thì lúc đổ keo vào khi khô nó sẽ không bị sủi bọt.
Chi tiết đổ keo ở video này:
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!