Bạn có đang tìm hiểu về cách phục hồi tóc hư tổn nhẹ và nặng không? Theo thời gian, sự thay đổi thần kinh nội tiết và các yếu tố tác động từ bên ngoài như tia ánh nắng mặt trời, stress, ăn uống mất cân bằng, lạm dụng quá nhiều hóa chất, máy làm tóc… khiến tóc nhanh hư tổn, sớm gãy rụng, khô xơ, chẻ ngọn…. Vậy phải làm thế nào để chăm sóc mái tóc hư tổn một cách hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ bật mí các phương pháp giúp mái tóc phục hồi ngay tại nhà.
Tóc hư tổn là như thế nào?
Tóc hư tổn là tình trạng mái tóc khô xơ, chẻ ngọn, dễ rụng, đứt gãy từng đoạn, màu tóc xỉn màu và mất đi độ đàn hồi, khi sờ vào không cảm nhận được độ suôn mượt, mềm mại của tóc. (1)
Tóc hư tổn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân chính bao gồm:
- Nguyên nhân bên trong: Do sự thay đổi thần kinh nội tiết (thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh hay nam giới mãn dục), căng thẳng, stress, di truyền…
- Nguyên nhân bên ngoài: Do ăn uống thiếu chất, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, và đặc biệt việc thay đổi kiểu tóc thường xuyên, sử dụng nhiều hóa chất để làm đẹp (uốn, duỗi, nhuộm)…
Tóc hư tổn khiến tóc khô, chẻ ngọn, dễ gãy rụng, có thể đứt gãy từng đoạn
Dấu hiệu tóc hư tổn và cách kiểm tra mức độ hư tổn nặng hay nhẹ
Khi thấy tóc có các dấu hiệu sau đây, chứng tỏ mái tóc đang bị hư tổn và cần có biện pháp cải thiện càng sớm càng tốt:
1. Tóc dễ bị chìm trong nước
Sử dụng bình xịt để xịt nước lên tóc nhằm tạo một làn sương mịn quanh tóc, sau đó quan sát các giọt nước trên tóc (nếu nhờ ai đó chụp ảnh các giọt nước bám trên sợi tóc thì càng tốt).
-
Tóc khỏe: giọt nước sẽ có hình dạng tròn đầy và có thể dễ dàng lăn ra khỏi tóc vì acid béo trên tóc cản trở quá trình nước làm ướt tóc. Bạn có thể thấy rõ các giọt nước dường như không bị hấp thụ.
-
Tóc hư tổn nhẹ: những giọt nước có hình bầu dục.
-
Tóc hư tổn nặng: giọt nước gần như bị hấp thụ toàn bộ vào sợi tóc. Các acid béo không còn bao quanh sợi tóc nữa làm cho tóc thấm nước rất nhanh.
2. Độ co giãn của tóc giảm đi đáng kể
Bạn cũng có thể thử tính thấm ướt của tóc bằng cách nhổ bốn sợi tóc ở các vị trí: từ đỉnh đầu, từ phía sau gáy và từ 2 bên. Thả các sợi tóc trong một chậu nước. Nếu các sợi nổi, chúng khá khỏe mạnh. Ngược lại, nếu chúng chìm xuống vì thấm nước, chúng đã bị hư tổn. Sau phép thử độ thấm ướt, bài kiểm tra thứ 2 dành cho tóc là thử nghiệm kéo tóc nhằm đo độ đàn hồi của các sợi tóc.
Để thực hiện một thử nghiệm kéo tóc, hãy làm ẩm một phần mái tóc của bạn. Nhổ 1 sợi tóc và kéo nhẹ.
-
Tóc khỏe: bạn sẽ kéo dài khoảng 1/2 độ dài ban đầu của tóc và khi buông tóc ra, nó trở về nguyên hình dạng ban đầu.
-
Tóc hư tổn nhẹ: bạn kéo dài khoảng 1/3 chiều dài ban đầu nhưng khi buông ra, sợi tóc bị mảnh đi và xoăn.
-
Tóc hư tổn nặng: bạn dường như không cảm nhận được tóc còn độ đàn hồi và nếu tiếp tục kéo, tóc sẽ đứt.
3. Mái tóc trở nên khô ráp và quăn rất dễ cảm nhận
Kiểm tra độ trơn mượt và độ xốp có thể xác định tình trạng lớp biểu bì tóc của bạn. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra độ trơn mượt của tóc bằng cách: Kẹp một phần tóc giữa ngón trỏ và ngón giữa của bạn và trượt phần tóc qua ngón tay từ đầu đến ngọn.
-
Tóc khỏe: Tóc dễ dàng vượt qua bài kiểm tra này vì biểu bì tóc rất khỏe, độ trơn mượt cao khiến bạn có cảm giác tóc tự trôi ra khỏi 2 ngón tay của bạn
-
Tóc hư tổn nhẹ: bạn sẽ cảm thấy hơi khô và không đồng đều
-
Tóc hư tổn nặng: bạn cảm thấy tóc rất khô, xơ và xốp
4. Phần đuôi bị chẻ ngọn
Đuôi tóc bị chẻ thành nhiều ngọn và có màu cháy nắng. Tình trạng này xảy ra ở hầu như toàn bộ đuôi tóc trên đầu, cho thấy tóc có dấu hiệu tổn thương nặng nề. Bạn nên xem thêm bài viết cách chữa đuôi tóc khô xơ như thế nào.
Đuôi tóc chẻ ngọn, khô xơ là dấu hiệu tóc hư tổn cần có biện pháp phục hồi
5. Tóc dễ gãy nhất là khi dùng lược
Tóc rối chưa được gỡ, dùng sai loại lược… là lý do khiến tóc nhanh hư tổn, dễ gãy nhất. Vì vậy, hãy ưu tiên chọn lược phù hợp với cấu trúc tóc của bạn. Ví dụ, tóc dày nên chọn lược có lớp lông chải bằng sợi nylon, tóc xoăn nên dùng lược tròn, lược thưa…
6. Mái tóc trở nên xốp hơn
Độ xốp của sợi tóc được xác định là khả năng hấp thụ và giữ độ ẩm, màu sắc và bất kỳ loại chất lỏng nào khác trong lớp biểu bì của tóc. Thông thường, sợi tóc với độ xốp thấp có các biểu bì tóc đóng chặt và xếp lên nhau thẳng thớm, loại tóc này được coi là tóc khỏe, thường rất bóng mượt, đặc biệt là với tóc đen. Tóc có độ xốp thấp sẽ đẩy hơi ẩm ra khỏi sợi tóc khi bạn làm ướt tóc, nên thường khó làm tóc vì nó không tiếp nhận hóa chất.
7. Dễ rối và khó khăn để gỡ rối
Tóc hư tổn thì thường khô, rối và gặp khó khăn khi chải tóc, vì sợi tóc đã mất đi độ bóng mượt nên các sợi tóc càng “dính” chặt vào nhau hơn. Sau khi gỡ rối, sợi tóc cũng mất một khoảng thời gian mới trở lại độ thẳng như bình thường.
8. Lượng tóc rụng nhiều hơn bình thường
Khi tóc trở nên yếu ớt, vòng đời của tóc trở nên bất thường, quá trình mọc và rụng tóc thường diễn không đúng chu kỳ. Số lượng tóc rụng nhiều và kéo dài, trong khi đó lượng tóc mới không kịp hình thành để thay thế lượng tóc rụng. Vì vậy, mái tóc trở nên thưa thớt và thậm chí lộ rõ cả mảng da đầu gây hói đầu.
9. Tóc mọc chậm hơn bình thường
Mái tóc hư tổn còn được biểu hiện bằng việc lâu mọc. Có nhiều yếu tố góp phần vào nguyên nhân khiến tóc hư tổn và mọc chậm hơn bình thường như thói quen ăn uống, tạo kiểu quá nhiều, căng thẳng, uống thuốc điều trị bệnh… Nếu không sớm cải thiện, lâu ngày có thể làm cho tóc trở nên khô xơ, thưa mỏng thiếu sức sống.
10. Khó tạo kiểu với mái tóc bị hư tổn
Tóc hư tổn, yếu ớt khiến quá trình tạo kiểu trở nên khó khăn, tóc khó vào nếp, khó tạo được kiểu dáng như mình mong muốn. Trong các trường hợp này cần có cách phục hồi tóc hư tổn sớm.
Phục hồi tóc là gì?
Hướng dẫn cách phục hồi tóc hư tổn nặng tại nhà theo từng nguyên nhân phổ biến
Tóc hư tổn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, việc cần nắm rõ nguyên nhân tóc hư tổn sẽ có cải thiện phù hợp. Sau đây là cách khắc phục tình trạng tóc hư tổn do những nguyên nhân thường gặp:
1. Do nhuộm tóc nhiều
Thuốc nhuộm có ảnh hưởng trực tiếp lên tóc. Cho dù bạn chỉ nhuộm màu nhạt, màu pastel hay chỉ phủ lên màu xám thì việc nhuộm tóc có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Hóa chất từ thuốc nhuộm sẽ làm tóc mất đi độ ẩm tự nhiên, không còn độ mềm mượt của tóc khi chạm vào. Bạn nên xem tiếp bài viết nhuộm tóc có hại hay không nhé!
Vì vậy, để tóc nhuộm không làm hư tổn tóc, các chị em nên lưu ý:
-
Không nên quá lạm dụng việc nhuộm tóc, chỉ nên nhuộm tóc 6 tháng/lần.
-
Nên chọn thuốc nhuộm chất lượng (thành phần thiên nhiên, thương hiệu uy tín…) để hạn chế sự hư tổn.
-
Cần thử thuốc nhuộm lên da tay để đảm bảo thuốc nhuộm tóc không bị kích ứng với da đầu.
-
Tóc nhuộm xong cần sử dụng dầu gội đầu và kem dưỡng tóc có độ pH phù hợp, ngăn không làm tóc phồng, thuốc nhuộm thoát ra ngoài vừa giữ được màu tóc vừa tăng độ bóng của màu nhuộm mà không làm tóc khô xơ.
-
Tóc nhuộm nên gội đầu và xả bằng nước mát, vì nước nóng có thể khiến tác động đến lớp biểu bì khiến màu tóc nhanh phai và khô xơ hơn.
Hạn chế nhuộm tóc và chỉ nên nhuộm tóc 6 tháng/lần
2. Do tẩy tóc
Nhuộm tóc tông màu sáng bắt buộc phải sử dụng thuốc tẩy để loại bỏ màu tóc tự nhiên trên từng sợi tóc. Để làm được điều này, phải cần đến thuốc tẩy để làm tóc phồng lên, giúp thuốc tiếp cận với phần bên trong của sợi tóc. Lúc này, hóa chất sẽ hòa tan các hắc tố tạo sắc tố cho tóc. Quá trình tẩy tóc làm cấu trúc tóc thay đổi vĩnh viễn khiến tóc trở nên xốp, giòn và dễ gãy, kém chắc và kém đàn hồi.
Vì vậy, lời khuyên để hạn chế hư tổn của tóc là hạn chế việc tẩy tóc. Khi có ý định tẩy tóc cần bổ sung độ ẩm cho tóc, chú ý dưỡng ẩm cho tóc và tránh làm tóc quá nhiều gây tổn thương cho tóc, trong vài tuần đầu không nên tạo kiểu tóc bằng nhiệt.
Tóc sau khi tẩy sáng màu sẽ rất yếu vì vậy cần hạn chế ra ngoài, hoặc khi ra ngoài cần có biện pháp chống nắng như đội mũ rộng vành, dùng xịt dưỡng tóc chống tia UV.
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các loại dầu tự nhiên như: dầu ô-liu, dầu hạnh nhân để dưỡng mái tóc nhuộm được mềm mượt hơn. Đây cũng là 1 trong các bí quyết chăm sóc mái tóc bị hư tổn được nhiều người chú ý. Khi vo gạo, phần nước vo gạo bạn nên giữ lại vì inositol – một thành phần được tìm thấy trong nước gạo đã được chứng minh là có thể thấm vào tóc hư tổn và phục hồi tóc hư tổn.
3. Do dùng dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt nóng
Việc sử dụng các dụng cụ tạo kiểu bằng nhiệt có thể làm “chín” các sợi tóc dẫn đến các lớp biểu bì nổi lên và tóc trở nên xốp. Việc sử dụng nhiệt quá thường xuyên ở nhiệt độ cao có thể khiến tóc bạn dễ bị hư tổn hơn.
Ngoài việc hạn chế sử dụng máy sấy và dụng cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt, bạn có thể ghi nhớ một số lưu ý sau để phục hồi tóc hư tổn do nhiệt:
-
Nên dùng máy sấy cách xa da đầu, chỉnh nhiệt độ nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy rằng giữ máy sấy cách tóc 15cm và di chuyển máy sấy liên tục có thể giúp giảm hư tổn.
-
Nên sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng tóc, bảo vệ tóc khỏi nhiệt và ngăn ngừa chẻ ngọn. Dầu dừa là một gợi ý cho tóc bị hư tổn. Các phân tử của dầu đủ nhỏ thâm nhập vào lớp biểu bì bên ngoài giúp nuôi dưỡng tóc tốt hơn.
-
Sấy lạnh hoặc hạ nhiệt độ sấy xuống: Nhiệt độ càng nóng, càng có thể gây ra nhiều thiệt hại cho tóc. Do đó, cài đặt nhiệt thấp nhất trên bất kỳ sản phẩm sấy tóc và hạn chế thời gian tóc tiếp xúc với không khí nóng.
-
Để tóc khô tự nhiên: Để làm điều này, bạn nhẹ nhàng quấn tóc ướt trong một chiếc khăn sau khi gội đầu để giúp hút hết nước thừa ra ngoài trước khi bạn để khô tự nhiên. Không dùng khăn chà xát tóc vì điều này có thể gây ra ma sát không cần thiết và làm hỏng tóc.
4. Không cắt tóc đều đặn
Quá lâu không cắt tỉa tóc, điều này là nguyên nhân phần đuôi tóc trở nên khô xơ và chẻ ngọn, xơ xác. Lời khuyên cho những trường hợp này là nên loại bỏ những phần tóc này ngay, đây chính là cách phục hồi tóc hư tổn nhanh nhất. Bạn nên có “lịch hẹn” để cắt tỉa những phần tóc khô xơ này thường xuyên hơn nhé.
4 cách phục hồi tóc hư tổn theo dấu hiệu hư tổn từ mái tóc của bạn
1. Cách phục hồi tóc bị xơ rối
Tóc hư tổn dễ xơ rối nguyên nhân là do các lớp biểu bì của tóc không nằm xếp chồng như nhau như vảy cá mà nhô lên. Điều này đã tạo ra nhiều ma sát hơn giữa các sợi tóc và với các vật dụng khác như lược, gối nằm… làm tóc giảm đi độ bóng mượt.
Đây là những lưu ý giúp tóc giảm xơ rối:
-
Cẩn thận khi chải tóc và gỡ rối: Bắt đầu chải từ phần đuôi tóc và từ từ di chuyển dần về phía chân tóc.
-
Chỉ chải tóc khi tóc khô: Tóc yếu nhất khi ẩm ướt, vì vậy chỉ nên chải tóc khi tóc đã khô hoàn toàn.
-
Dùng lược thưa: Bạn có thể dùng lược răng thưa để chải tóc, nhưng hãy đợi cho đến khi tóc khô.
-
Cột khi hoạt động mạnh: Hãy buộc tóc đuôi ngựa, thắt bím hoặc búi lỏng trước khi làm việc nhà, hoạt động thể thao… để giữa cho tóc đỡ rối và xơ hơn.
Tóc khô xơ khiến vẻ ngoài trở nên kém sắc, thiếu tự tin
2. Tóc mất độ bóng và khô thì phục hồi thế nào?
Tóc hư tổn thường thiếu dầu và độ ẩm tự nhiên bao phủ bên ngoài lớp biểu bì, khiến tóc mất đi độ bóng, khô xơ dễ gãy. Việc thiếu độ ẩm trên mỗi sợi tóc cũng được xem là tình trạng “thắt nút” khiến tóc xơ rối nhiều hơn.
Cách giải quyết tình trạng tóc mất độ bóng mượt và khô tại nhà như sau:
-
Dưỡng ẩm cho tóc: Tóc thiếu dầu tự nhiên thường thô ráp, xỉn màu, dễ bị tĩnh điện và rối. Do đó, nên dưỡng ẩm cho tóc bằng dầu xả, tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, tinh dầu bưởi…
-
Chọn dầu gội dịu nhẹ: Dầu gội có bổ sung độ ẩm và ít chất tẩy rửa có thể giúp ngăn quá nhiều dầu bị tách ra trong quá trình gội đầu.
3. Phục hồi khi sợi tóc bị xoăn
Tóc xoăn là dấu hiệu cho thấy lớp biểu bì của bạn không nằm theo trật tự vốn có, nghĩa là các sợi bên trong của tóc bị lộ ra ngoài. Cách khắc phục tóc xoăn trở thành tóc suôn mượt là nên tránh các loại dầu gội có tính tẩy mạnh, thay vào đó là dùng dầu gội dịu nhẹ và dầu xả giàu dầu dưỡng. Cân bằng độ pH cho da đầu và tóc bằng nước giấm táo pha loãng, sử dụng tinh dầu thoa lên thân tóc khi tóc còn ẩm để tăng hiệu quả dưỡng mềm mượt tóc.
4. Tóc trở nên cứng và dễ gãy – phục hồi ra sao?
Tóc khô cứng thường dễ gãy rụng. Đây là một trong những tình trạng khó cải thiện nhất. Vì vậy, tóc cần được chăm sóc và bảo vệ từ bên trong ra ngoài:
-
Một chế độ ăn uống khoa học như đủ 4 nhóm chất, đặc biệt là protein, có nhiều thực phẩm như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt.
-
Bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời: Phơi nắng quá nhiều có thể làm cho tóc của bạn dễ gãy và dễ bị cháy nắng. Nên đội mũ, che ô hoặc sử dụng sản phẩm chống tia cực tím chuyên cho tóc.
-
Tránh nhuộm, tẩy, xử lý hóa chất và tạo kiểu tóc bằng nhiệt khi tóc đã quá khô cứng và rụng nhiều. Nên cho tóc nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến khi có tóc mới khỏe mạnh thay thế.
8 cách phục hồi tóc bị hư tổn hoàn toàn từ thiên nhiên
Phục hồi tóc hư tổn từ các nguyên liệu tự nhiên được đánh giá là an toàn, lành tính được nhiều người sử dụng, tuy nhiên phương pháp dưỡng tóc mềm mượt từ thiên nhiên này cần nhiều thời gian và sự kiên trì mới mong có hiệu quả. Sau đây là một số các bước phục hồi vùng tóc hư tổn từ thiên nhiên:
1. Bồ kết
Bồ kết là nguyên liệu chăm sóc tóc quen thuộc của hầu hết chị em thế hệ trước. Bồ kết có chứa nhiều hỗn hợp flavonozit và chất saponaretin và saponin có tác dụng trị gàu, chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch da đầu, giảm gãy rụng, giúp tóc óng ả hơn.
Cách làm:
- Dùng quả bồ kết khô, nướng thơm dùng để nấu nước để gội đầu. Nước bồ kết nấu sôi để nguội, bỏ bã và lấy nước để gội đầu.
- Có thể kết hợp bồ kết với lá bưởi, sả, hương nhu… để tăng mùi hương và tính hiệu quả cho da đầu.
- Nên gội đầu 3-4 lần/tuần.
2. Dầu dừa
Dầu dừa chứa acid lauric và acid capric có khả năng chống nấm, vi khuẩn, nấm gàu trên da đầu; đồng thời có có nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa cao có khả năng phục hồi những phần tóc bị hư tổn, giúp tóc bóng mượt, chắc khỏe và lấy lại sự đàn hồi của tóc. Ngoài ra, hãy dành thời gian để tham khảo thêm cách sử dụng dầu dừa cho tóc chắc khỏe nhé!
Ủ tóc với dầu dừa giúp tóc bóng mượt, phục hồi phần tóc hư tổn
Cách làm:
- Lấy dầu dừa nguyên chất thoa đều lên tóc ẩm.
- Dùng tay massage da đầu 10 phút và dùng khăn hoặc mũ trùm đầu ủ tóc khoảng 1 giờ thì xả tóc và gội đầu lại sạch với dầu gội.
- Có thể kết hợp dầu dừa với các các nguyên liệu khác để tăng tính hiệu quả như mật ong, trà xanh, chanh… để tăng tính hiệu quả.
- Nên thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
3. Bia
Bia dồi dào vitamin B1 nên có thể giúp chị em khôi phục tóc hư tổn tại nhà, cải thiện mái tóc khô xơ trở nên mượt mà hơn.
Cách làm:
- Sau khi gội đầu xong, dùng 1 lon bia để xả tóc lại rồi dùng khăn quấn tóc lại để khoảng 20 phút giúp các dưỡng chất thấm sâu vào da đầu cũng như từng sợi tóc.
- Sau đó xả tóc lại tóc bằng nước lạnh.
- Nên thực hiện 2-3 lần để đạt kết quả tốt nhất.
4. Nha đam
Nha đam có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp da và tóc. Nhờ thành phần acid béo, khoáng chất, chất chống oxy hóa, và đặc biệt và lượng enzyme tự nhiên dồi dào, nha đam có tác dụng phục hồi mái tóc hư tổn, tăng cường độ ẩm và giúp tóc trở nên mềm mượt và bóng khỏe hơn. Đừng bỏ quên cách ủ tóc mọc bằng gel nha đam tươi nhé!
Cách làm:
- Chọn bẹ nha đam bẹ to, lược bỏ vỏ lấy lõi trắng và ép lấy nước.
- Dùng nước nha đam kết hợp với lòng trắng trứng gà để ủ tóc.
- Dùng hỗn hợp nha đam và trứng gà ủ tóc khoảng 30 phút thì xả lại bằng nước lạnh và dầu gội đầu.
- Nên duy trì đều đặn 1-2 lần/tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.
5. Trứng gà
Trứng gà chứa rất nhiều dưỡng chất như: protein, vitamin và khoáng chất không chỉ giúp tóc phát triển mà còn có khả năng ngăn ngừa tóc gãy rụng, cải thiện tóc khô xơ, hư tổn. Chắc chắn bài viết cách ủ tóc bằng lòng đỏ trứng gà sẽ làm bạn hài lòng.
Cách làm:
- Bên cạnh bổ sung trứng gà trong thực đơn ăn uống hàng ngày thì có thể dùng trứng gà với một số nguyên liệu khác như: chanh, mật ong, nha đam, bia… để làm mặt nạ ủ tóc hàng tuần.
6. Sữa tươi
Sữa tươi không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm cho da mà là cách phục hồi tóc hư tổn hiệu quả.
Cách làm:
- Bạn có thể dùng sữa tươi không đường nguyên chất để thoa đều lên tóc, và ủ tóc khoảng 1 giờ, sau đó gội đầu lại bằng nước sạch.
- Hoặc có thể kết hợp sữa tươi với trứng gà, mật ong, nha đam, chuối, dầu ô-liu để tăng tính hiệu quả.
- Nên thực hiện 2 lần/tuần giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe hơn.
7. Bơ
Bơ có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin khoáng chất như: vitamin B, C, E, acid béo Omega 3, sắt, đồng… góp phần cải thiện mái tóc hiệu quả.
Cách làm:
- Dùng bơ xay nhuyễn, có thể kết hợp với mật ong, trứng gà, dầu ô-liu thành một hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên tóc, massage da đầu nhẹ nhàng và ủ tóc trong 30 phút rồi xả sạch và gội đầu lại với dầu gội dịu nhẹ.
- Nên thực hiện 2 lần/tuần để góp phần cải thiện tóc hư tổn.
8. Mật ong
Mật ong được xem là “cực phẩm” trong việc khôi phục tóc hư tổn tại nhà. Bởi mật ong có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa rất thích hợp cho mái tóc khô xơ, thiếu độ ẩm. Việc thường xuyên dưỡng tóc với mật ong sẽ giúp mái tóc suôn mềm, chắc khỏe hơn.
Cách làm:
- Có thể dùng mật ong thoa đều lên tóc hoặc có thể kết hợp mật ong với dầu ô-liu, giấm táo, dầu dừa để ủ tóc.
- Sau khi thoa đều mật ong lên tóc, massage da đầu nhẹ nhàng 5-10 phút rồi ủ tóc khoảng 30 phút thì xả và gội đầu sạch.
- Nên thực hiện 2 lần /tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Qik Hair: Bí quyết phục hồi tóc bị hư tổn từ bên trong an toàn, hiệu quả
Theo các chuyên gia, việc chăm sóc tóc từ bên ngoài chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không thể giải quyết tình trạng tóc hư tổn từ gốc. Bằng nghiên cứu cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong da đầu chính là yếu tố quyết định sự hình thành và sức sống của từng sợi tóc: khỏe mạnh hay yếu ớt, mềm mượt hay khô xơ, có vòng đời dài hay ngắn… Tế bào mầm tóc bị chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết và một số yếu tố tác động từ bên ngoài (môi trường, dinh dưỡng, hóa chất, nhiệt độ làm tóc…).
Với hai công thức chuyên biệt dành riêng cho nam và nữ, Qik Hair giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc phát triển chắc khỏe từ gốc
Vì vậy, bên cạnh chăm sóc tóc bên ngoài, có chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc tóc đúng cách thì cần bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho nam và nữ giúp cân bằng thần kinh nội tiết, bảo vệ tế bào mầm tóc trước các yếu tố gây hại, giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc tăng trưởng phát triển thành sợi tóc khỏe mạnh, bóng mượt.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ kết hợp tinh chất Cynatine® độc quyền với các tinh chất quý từ thiên nhiên để tạo ra sản phẩm Qik Hair với 2 công thức chuyên biệt: công thức CLI Beta (Qik Hair cho nữ) và ông thức CLI Alpha (Qik Hair cho nam) giúp ổn định thần kinh nội tiết, tăng cường cường dưỡng chất, thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào mầm tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh.
Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, khám phá ra tế bào mầm tóc là thành tựu đột phá của các nhà khoa học Mỹ, mở ra hướng mới trong việc phục hồi tóc khô xơ, thưa tóc, hói đầu. Qik Hair được chiết xuất 100% tinh chất thiên nhiên, được chính minh tính an toàn và hiệu quả cao giúp chăm sóc tóc từ gốc, giúp tóc giảm gãy rụng, phát triển chắc khỏe và mượt mà.
Các lưu ý khi chăm sóc, khôi phục tóc tại nhà
Bên cạnh cung cấp dưỡng chất chuyên biệt, giúp chăm sóc và nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ gốc thì việc chăm sóc tóc đúng cách cũng rất quan trọng. Sau đây là những lưu ý chăm sóc tóc, giúp tóc phục hồi đúng chuẩn ngay tại nhà.
- Ngừng sử dụng phương pháp chăm sóc tóc không phù hợp: Nếu nhận thấy tóc yếu thì cách phục hồi tóc hư tổn tốt nhất là ngưng ngay các thói quen làm đẹp, ảnh hưởng đến “sức khỏe” của mái tóc như: Tránh nhuộm tóc, tẩy tóc, hạn chế uốn tóc và duỗi tóc. Vì tất cả những công đoạn này càng khiến cho tóc thêm hư tổn nặng nề hơn.
- Nên nhẹ nhàng với tóc mỗi khi bạn gội đầu hoặc sấy khô: Để phục hồi tóc hư tổn thì bước gội đầu và sấy khô tóc rất quan trọng vì tóc càng ướt càng dễ gãy rụng. Vì vậy, trong quá trình gội đầu không nên chà xát quá mạnh vào tóc và da đầu, nên massage nhẹ nhàng tóc và da đầu. Khi gội tóc xong nên dùng khăn thấm nước và để tóc khô tự nhiên, hạn chế sử dụng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao để sấy tóc.
- Không gội đầu quá thường xuyên: Việc gội đầu hàng ngày sẽ không tốt cho tóc, sẽ làm tóc và da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên bảo vệ da đầu, và làm tóc khô hơn. Vì vậy, chỉ nên gội đầu từ 2-3 lần tuần thôi nhé.
- Chỉ chải tóc khi tóc khô: Đây là “nguyên tắc” chăm sóc tóc mà mọi người cần ghi nhớ. Tóc mới gội xong, lúc tóc đang ướt thì không nên chải tóc. Nên chải bằng lược răng thưa, chải phần ngọn tóc trước rồi mới đến phần chân tóc. Với tóc uốn thì thậm chí không cần chải tóc, chỉ cần dùng tay luồn vào tóc để vuốt tóc để tránh làm tóc xơ rối, mất nếp tóc.
- Tránh để một số kiểu tóc: Với mái tóc yếu, hư tổn thì không nên làm các kiểu tóc quá cầu kỳ hay phải kéo căng tóc vì sẽ khiến tóc thêm xơ xác và dễ gãy rụng hơn.
- Không quên dùng dầu xả tóc: Sau khi gội đầu xong đừng quên dùng dầu xả cho tóc giúp duy trì độ ẩm giúp tóc trở nên mềm mại, óng ả. Tuy nhiên, bạn nên dùng dầu xả một lượng vừa đủ ra tay và thoa nhiều lên phần ngọn tóc, là phần tóc thường bị hư tổn nhiều và không nên thoa dầu xả lên phần chân tóc, nên cách chân tóc ít nhất 3cm. Massage tóc nhẹ nhàng khoảng 3 phút cho tóc ngấm và tóc thì xả lại bằng nước lạnh. Sử dụng dầu xả quá nhiều sẽ làm tóc sẽ bị nhờn và nhanh bị bẩn hơn.
- Làm mặt nạ dưỡng tóc tại nhà: Đây là cách hồi phục tóc hư tổn ngay tại nhà giúp cứu nguy cho mái tóc xơ xác, thiếu sức sống. Nên dùng các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô-liu, mật ong, chuối, bơ… là tốt nhất. Sử dụng các nguyên liệu kể trên thoa đều lên tóc và ủ tóc từ 30-60 phút và xả sạch và gội đầu lại sạch. Nên thực hiện 1-2 lần/tuần để đạt hiệu quả cho tóc. (3)
- Sử dụng tinh dầu hoặc serum dưỡng tóc chuyên sâu: Trong trường hợp tóc xơ rối, hư tổn nhiều thì có thể sử dụng thêm các tinh dầu hoặc serum để bảo vệ tóc hàng ngày. Nên chọn serum chống tóc rối hoặc tinh dầu dưỡng cho tóc hỗn hợp, thoa lên tóc và chải hoặc massage nhẹ nhàng lên tóc và da đầu.
Trên đây là bài viết cung cấp đầy đủ cho bạn cách phục hồi tóc hư tổn ngay tại nhà hiệu quả, hy vọng bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn để chăm sóc và bảo vệ mái tóc của mình luôn chắc khỏe, bóng mượt, giúp mình tự tin với diện mạo của bản thân.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!