Chim trĩ được xem là một trong những con vật “sang chảnh” chủ yếu phục vụ cho nhu cầu làm cảnh, một số rất ít được nuôi lấy thịt và trứng. Loài chim này có họ hàng rất gần với các giống gà, tuy nhiên chúng được xếp vào nhóm động vật hoang dã nên kỹ thuật nuôi cũng có nhiều điểm khác biết so với các giống gia cầm thông thường. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con cách nuôi chim trĩ khoa học để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Cách nuôi chim trĩ khoa học
Chọn giống chim trĩ
Khi chọn chim trĩ giống nên chọn những con nhìn lanh lẹ, mắt tinh, bụng thon gọn, chân to mập đều, không dị tật, lông khô mượt, lông đuôi sát vào cơ thể. Có trọng lượng trung bình 21-22g.
Làm chuồng
Chuồng nuôi chim trĩ không cần làm quá phức tạp. Nên khoanh vùng nhiều nơi để có thể dễ dàng giám sát, theo dõi chúng phát triển. Diện tích mỗi khu nuôi nên là 350x600x265cm (rxdxc), nên nuôi khoảng 6-8 con/khu với 1 chim trống + 2 chim mái. Nên có tường vây xung quanh có thể xây bằng bê tông hoặc có thể dùng lưới. Phải làm mái chuồng (có thể bằng bê tông hay nhựa …) để ngăn chặn việc chim thoát ra ngoài. Nên rải 1 lớp cát dưới nền chuồng để dễ dàng vệ sinh và luôn khô ráo, đảm bảo vệ sinh.
Thức ăn và nước uống Thức ăn chủ yếu của chim trĩ là ngũ cốc và cám đậm đặc, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Từ sau 10 ngày tuổi trở đi nên cho chim trĩ ăn thêm một số loại rau xanh băm nhỏ để cân đối khẩu phần ăn của chúng. Chim trống đạt 1,7kg, con mái đạt 1,2kg lúc 7 tháng là đạt yêu cầu. Về nước uống, nước phải luôn sạch, nên thay nước và vệ sinh dụng cụ hàng ngày.
Kỹ thuật nuôi chim trĩ Để mô hình nuôi chim trĩ thành công, trước hết cần phải hiểu đúng về giá trị kinh tế cũng như nắm vững các quy trình kỹ thuật để có hướng chăm sóc thích hợp.
Tuổi chim trĩ bắt đầu sinh sản là từ tháng thứ 8. Mùa đẻ trứng là vào mùa xuân đến đầu hè. Số lượng trứng trung bình một con mái có thể đẻ là 69 trứng/năm. Tập tính sau sinh sản của chim trĩ khá giống với loài chim tu hú, chúng thường đẻ trứng xong nhưng lại không ấp nên tỉ lệ nở không cao. Do đó người nuôi nên có sự can thiệp (dùng máy ấp) để đạt tỉ lệ nở cao nhất. Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ không khác gì so với ấp trứng gà, trứng vịt. Do đó, không khó để có một đàn trĩ như ý muốn.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất của chim trĩ là yếu tố ghép đôi và bảo quản trứng. Tỷ lệ ghép đôi phù hợp là 1 trống + 3 mái, tỷ lệ trứng nở khi có sự can thiệp là 80-85% với điều kiện trứng phải được bảo quản tốt ở 20-22oC và hàng ngày nên đảo đầu quả trứng một lần. Thời gian chưa cho trứng vào ấp cũng phải đảo quả trứng, bảo quản trứng không quá 7 ngày. Sức đề kháng của chim trĩ rất cao, có thể chịu được thời tiết nóng và lạnh. Cũng nên cho chúng dùng một số loại thuốc phòng các bệnh như Newcasttle, tụ huyết trùng, Ecoli, lasota …
Việc chăm sóc chim trĩ làm cảnh và lấy thịt có khác nhau. Đối với chim trĩ nuôi mục đích thương phẩm thì cần có chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cụ thể khi chim mái đễn thời kỳ đẻ, nên cho chúng ăn cám để quả trứng phát triển nhanh hơn, kích thước to hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!