Kỹ thuật nuôi tằm lá sắn – thầu dầu

KỸ THUẬT NUÔI TẰM LÁ SẮN, THẦU DẦU

I – THỜI VỤ NUÔI TẰM 1. Thời vụ Tằm lá sắn, thầu dầu có thể nuôi quanh năm, có thể chia ra hai vụ chính

– Vụ xuân hè: Từ 1/3 đến 30/5 – Vụ thu: Từ 1/8 đến 30/10

  1. Chuẩn bị nuôi tằm

Nhà, dụng cụ nuôi, nhân giống, bảo quản trứng

Yêu cầu cơ sở vật chất cho 100kg kén

MỤC LỤC ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG Chiếc (m2) Nhà tằm con Phòng 1 20-25 Nhà tằm lớn Phòng 2 40-45 Nhà để lá Phòng 2 40-45 Nong nuôi tằm Chiếc 40-50 1,2-1,3 m Foocmon Kg 3kg/100kg kén Clorua vôi kg 2kg/100kg kén Dao, thớt, rổ, rá thay vôi Bộ 1 bộ Than đốt lò mùa đông kg 30kg/ngày/phòng Lao động nuôi tằm công 70 công/100kg kén Lao động nhân giống công 50 công/100 kg kén

Phải rửa sạch và sát trùng triệt để nhà cửa, dụng cụ nuôi, số lần rửa và sát trùng được quy định như sau:

– Rửa lần thứ nhất: Toàn bộ nhà cửa dụng cụ sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

– Sát trùng lần thứ nhất: Bằng Clorua vôi 2% với lượng 100ml/m2 đóng cửa để 1 đến 2 ngày.

– Rửa lần thứ 2: Toàn bộ nhà cửa, dụng cụ nuôi, nhân giống tằm

– Sát trùng lần thứ 2: Bằng dung dịch Foocmon 2% + 5% nước vôi trong với lượng 100 đến 200 ml/m2.

– Rửa lần thứ 3: Tất cả nhà và dụng cụ nuôi được rửa sạch thuốc, phơi khô.

II – LƯỢNG LÁ ĂN CHO TỪNG ĐỘ TUỔI ( TÍNH CHO 1 GR TRỨNG TẰM)

Yêu cầu từ 16-18 kg lá

Kỹ thuật hái lá: Hái lá đúng kĩ thuật, đảm bảo thu hoạch sắn, quả thầu dầu có chất lượng và có lá nuôi tằm

Chọn lá, hái lá: Lá cho tằm phải thích hợp cho từng lứa tuổi của tằm

Mức độ hái lá: Tháng 7-8: hái 1/5 tổng số lá trên cây, hái từ dưới lên Tháng 9-10: hái 1/3-1/4 tổng số lá trên cây

Trước khi thu hoạch củ sắn 7-10 ngày và quả thầu dầu 10-15 ngày có thể hái toàn bộ lá

Không nên hái cả cuống, tuyệt đối không được tuốt từ trên xuống

Khi hái lá để lại 2/3 cuống lá ở trên cây, sau này cuống tự rụng. Nếu hái cả cuống sắn thì cây sẽ mất nhựa nhiều và mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào, làm cây sắn dễ bị bệnh.

Yêu cầu lá ăn (kg)

1 Gam trứng: Tuổi 1: 0,5kg; Tuổi 2: 1kg; Tuổi 3: 1,5kg; Tuổi 4: 2,6 kg; Tuổi 5: 7,4 kg Tổng cộng 16-18 kg.

III – ẤP TRỨNG

Trứng tằm phải đảm bảo thoáng mát, ánh sánh tự nhiên, không đậy nilon, không phun nước trực tiếp vào trứng. Yêu cầu nhiệt độ 26-28oC, độ ẩm 85-90%

IV – BĂNG TẰM

Tằm nở được 1-2 tiếng thì tiến hành băng tằm

Thời gian băng tằm được quy định như sau: – Mùa hè: 8-9h sáng – Mùa xuân: 10h sáng

Tằm nở ngày nào băng riêng ngày đó, tằm ngày đầu và ngày cuối ít (dưới 20%) thì bỏ.

V – TỔ CHỨC NUÔI TẰM

Tằm được băng theo mô, mỗi mô băng từ 5-10 gr trứng, nuôi từ tằm con đến tuổi 3, sau khi kiểm tra không có bệnh gì thig gộp lại thành lô nuôi cho đến chín, lên né và gỡ kén.

VI – THỨC ĂN CHO TẰM

Chất lượng lá được quy định như sau:

TUỔI TẰM CHẤT LƯỢNG LÁ 1 Khi băng tằm, hái lá thứ nhất tính từ ngọn xuống, ngày thứ 2 hái lá thứ 2 tính từ ngọn xuống 2 Lá thứ 3 tính từ ngọn xuống 3 Lá thứ 4 tính từ ngọn xuống 4 Lá bánh tẻ màu xanh thành thục 5 Lá màu xanh sẫm, thành thục hoàn toàn

Không hái lá lúc trời mưa, trời nắng gắt, lá để cho tằm làm giống phải có chất lượng tốt hơn các giống nuôi tằm lấy kén

VII – BẢO QUẢN LÁ

Lá cho tằm con được hái và xếp gọn theo mái ngói cuống lên trên. Lá được vẩy nước và xếp mỏng trên sàn nhà sạch, trên phải phủ bằng nilon hoặc lá chuối tươi.

Lá cho tằm lớn để ở phòng bảo quản lá riêng, lá hái về dỡ ra để nguội, vẩy nước cho tươi, xếp thành luống cao 30-40 cm, rộng 1-1,2m và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 25-27oC, độ ẩm 90%.

Sau mỗi lần cho tằm ăn, đảo lại lá một lần và vẩy nước lên trên để giữ lá tươi lâu.

VIII – CHO TẰM ĂN 1. Số bữa cho tằm ăn được quy định như sau:

Số bữa cho tằm ăn tính trong 1 ngày đêm: – Tằm con: Từ 1-3 tuổi, nếu đậy giấy nilon hoặc đậy giấy nên 5 bữa/ngày đêm Nuôi bình thường 6 bữa/ngày đêm

– Tằm lớn: Từ tuổi 4 đến chín, nuôi bình thường 6 bữa/ngày

  1. Kích thước thái lá

– Tuổi 1: Thái lá hình vuông, mỗi cạnh dài 1 cm – Tuổi 2: Thá lá hình vuông, mỗi cạnh dài 1-2 cm – Tuổi 4: Lá thái hình vuôn mỗi cạnh dài 3-4 cm – Tuổi 5: Cho ăn cả lá, trường hợp lá to xé ra làm 2-3 mảnh

  1. Mở nilon 10-15 phút trước khi cho tằm ăn, nếu nhiệt độ cao, tăng số bữa và gam lượng lá mỗi bữa, tằm sắp ngủ hoặc mới dậy cho ăn ít hơn, lá lon và ngon hơn tuổi tằm, lượng lá cho tằm ăn ban ngày.

IX – THAY PHÂN SAN TẰM

Trong quá trình nuôi tằm, cần tiến hành thay phân thường xuyên. Khi thay phân kết hợp nhặt bỏ tằm bệnh, tằm còi cọc. Trường hợp tằm tằm quá dầy san bớt tằm sang nong khác. Khi san tằm thao tác nhẹ nhàng, tránh làm sát thương mình tằm, tằm con dùng đũa gắp, tằm lớn băt tằm bằng tay. Tằm kẹ, tằm bệnh nhặt bỏ vào thùng đem chôn nơi quy định.

Số lần thay phân qua các tuổi được quy định như sau:

Tuổi 1: Một lần vào lúc báo ngủ Tuổi 2: Hai lần vào lúc tằm ăn bữa thứ 2 sau khi ngủ dậy và lúc tằm báo ngủ lần 2 Tuổi 3: Hai lần như tuổi 2 Tuổi 4: Bốn lần: Lần thứ nhất vào lúc tằm ăn bữa thứ 2 sau khi ngủ 3 dậy 4. Tuổi 5: Mỗi ngày một lần vào buổi sáng, những ngày nóng ẩm nhiệt độ cao tăng thêm một lần vào buổi chiều.

Thay phân xong chuyển ra nơi qui định quét dọn sạch sẽ, rửa tay rồi mới lấy lá cho tằm ăn.

X – KIỂM TRA, QUẢN LÝ TẰM NGỦ VÀ DẬY

Khi tằm báo ngủ (70% số tằm trên ổ hoặc mô) thì tiến hành thay phân, cho tằm ăn hai bữa lá tươi ngon để tằm vào ngủ là vừa, trường hợp tằm ngủ không đều phải phân lô và có chế độ chăm sóc riêng.

Khi tằm ngủ tránh động mạnh lên nong và đũi, khép cửa cho tối và tránh gió lùa. Khi tằm ướm ngủ giảm độ ẩm 5%, tăng nhiệt độ lên 1oC so với yêu cầu để tằm vào ngủ nhanh. Khi tằm gần dậy tăng độ ẩm lên 5% và giảm nhiệt độ xuống 1oC so với yêu cầu để tằm lột xác.

Tằm dậy được trên 90% thì tiến hành cho tằm ăn bữa đầu. Trường hợp tằm dậy không đều phải phân lô để nuôi riêng không để tằm quá đói

Phòng nuôi tằm phải sạch sẽ, không hút thuốc lá trong phòng nuôi tằm.

XI – VỆ SINH PHÒNG BỆNH TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI

Trong quá trình nuôi tằm phải tiến hành kiểm tra bệnh gai ở các tuổi, phương pháp kiểm tra:

Bắt tằm ngủ muộn, còi cọc, gói vào giấy ngoài ghi tên giống, số lứa, số lô hoặc ổ, chuyển đến bộ phận chiếu kính kiểm tra bệnh. Nếu có bệnh phải loại bỏ ngay ổ hoặc lô đó đi. Số lượng con tằm để chiếu kính: Tuổi 2: 10 con; tuổi 3: 10 con; tuổi 4-5: 7 con.

Tằm bị bệnh ngoài con đường do thức ăn còn có một số vi khuẩn xâm nhập qua da. Mầm bệnh vôi rơi vào da tằm, gặp điều kiện ẩm nhiệt độ thích hợp sẽ nảy mầm và kí sinh vào tằm. Cho nên cần sát trùng mình tằm để kịp thời diệt trừ và hạn chế các bệnh rơi trên da tằm

Thuốc dùng để sát trùng mình tằm thông thường là clorua vôi có nồng độ Clo hữu hiệu 30%. Tằm tuổi 1,2,3 dùng nồng độ 1% (1 phần thuốc hòa 29 phần vôi bột) Tằm tuổi 4-5 dùng nồng độ 2% (1 phần thuốc hòa 14 phần vôi bột)

Lượng thuốc rắc cho các độ tuổi tằm như sau

Tuổi tằm: Lượng thuốc (gam) 1 2 3 4 5 Lượng thuốc đã pha trộn 1mm2 tằm 2-3 4 6 8 10