“Nuôi ốc bươu đen bỏ vốn 1 thu về 5”. Vì vậy, rất nhiều người đầu tư nuôi ốc bươu đen nhưng lại không có kiến thức gì về chúng. Nắm bắt được tâm lý đó, các chuyên gia của thuyhaisanvn đã tổng hợp một số kiến thức và kinh nghiệm từ mô hình nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp để phổ cập đến bà con. Tuy nhiên, có chăng chỉ cần kỹ thuật đơn giản là đã thu về lợi nhuận cao? Hãy cùng xem hướng dẫn chi tiết nhé.
Đặc điểm sinh học của ốc bươu đen
Để bắt đầu nuôi trồng ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi. Bà con cần phải nắm kĩ những đặc điểm sinh học của loài này, có như thế khi áp dụng kỹ thuật nuôi trồng mới đạt được hiệu quả cao.
Đặc điểm sinh trưởng
Trong môi trường tự nhiên, cá thể ốc bươu đen có thể đạt tới chiều dài 85mm và chiều rộng vỏ 70mm.
Trong điều kiện nuôi nhân tạo thì tốC độ tăng trưởng của cá thể ốc bươu đen nhanh hơn, trung bình là 0,53%/ngày đối với ốc tiền trưởng thành và 0,08%/ngày đối với ốc tưởng thành.
Đặc điểm sinh sản
Ốc bươu đen là loài phân biệt giới tính đực, cái rõ ràng và thụ tinh trong. Thời gian sinh sản chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Một tổ trứng của ốc cái trong môi trường nuôi cho ra trung bình từ 172-349 trứng. Còn trong điều kiện tự nhiên thì tầm 263 trứng/ lần đẻ.
Mô hình nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp
Dù mô hình nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng các kỹ thuật cần thiết thì khó có thể cho ra ốc thành phẩm với chất lượng tốt và giá trị cao.
Chuẩn bị thùng xốp
Với những bà con có nhu cầu nuôi ít, quy mô nhỏ thì thùng xốp là một mô hình phù hợp. Bà con chỉ cần chuẩn bị thùng xốp (không sử dụng nắp) có kích thước phù hợp với số lượng ốc. Tuy nhiên, để ốc thích ứng với môi trường mới trong thùng xốp bà con cần phải làm như sau:
- Đổ nước vào thùng đến khi ngập được một nữa thân ốc rồi dừng lại.
- Sau đó bỏ thức ăn của ốc vào.
- Thả ốc đen vào thùng tầm 30 phút để ốc thích ứng rồi mới bỏ vào thùng xốp chuẩn bị trước đó làm bể nuôi.
Tiêu chuẩn chọn giống
- Ốc bươu đen giống được chọn cần đảm bảo khỏe mạnh, chất lượng tốt.
- Khi mua cần quan sát phần vỏ không bị sứt cũng như cần có màu tươi sáng ở phần đỉnh vỏ.
- Kích thước con giống trung bình khoảng 0,4-0,6g/con.
Quản lý nguồn thức ăn
Thức ăn của ốc bươu đen chủ yếu là bèo, các loại rau củ, trái cây chín. Ngoài ra bà con có thể bổ sung thêm các vitamin, các vi chất để tăng cường sức đề kháng cho ốc.
Cần lưu ý nguồn thức ăn của ốc bươu đen phải sạch sẽ. Chỉ nên cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi chiều tối. Bà con cũng có thể điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, sao cho khi đến sáng là ốc vừa ăn hết thức ăn. Đồng thời cũng không nên bỏ thức ăn quá nhiều, nếu ốc không ăn hết sẽ tồn động lại rất dễ làm ô nhiễm nguồn nước.
Quy trình chăm sóc và quản lý nguồn nước
Nguồn nước chắc chắn phải sạch sẽ và được thay 1 lần/tuần. Mỗi lần thay nên bỏ nước từ 20-50% tùy thuộc và độ dơ của nước. Nên xả nước từ từ để không gây áp lực lên cho ốc bươu đen.
Sau khi thay xong nên sát trùng nước cũng như bổ sung canxi cho vỏ ốc bằng cách cho vào nước 1 muỗng café/2 lít nước thuốc vôi xịt. Không nên dùng quá nhiều có thể làm tăng độ pH dẫn đến chết ốc.
Cần đảm bảo độ pH của nước từ 6.5 đến 8 độ.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp
Sau đây là một số loại bệnh phổ biến ở ốc bươu đen, bà con cần nắm rõ để phòng tránh và giảm thiệt hại trong suốt quá trình nuôi:
- Bệnh ký sinh trùng giun tròn
- Bệnh đỉa ở ốc
- Bệnh do vi khuẩn, nấm, tảo
- Bệnh sinh vòi
Lưu ý khi nuôi ốc bươu đen trong thùng xốp
Để ốc phát triển tốt nhất trong môi trường thùng xốp. Ngoài việc có chế độ ăn hợp lý thì việc phòng ngừa bệnh là điều không thể thiếu. Bà con cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau để phòng ngừa bệnh cho ốc:
- Thấy thức ăn dư bất thường nên kiểm tra lại nguồn nước và thức ăn cũng như quan sát ốc có dấu hiệu gì bất thường hay không.
- Nếu cho ốc ăn quá nhiều và môi trường nước bị ô nhiễm sẽ gây nên tình trạng sưng vòi. Lúc này, ốc cần được chữa trị kịp thời nếu không sau một tuần sẽ chết hàng loạt.
- Cần đảm bảo thức ăn sạch và an toàn. Bởi nếu cho ốc ăn thức ăn có hại thì sẽ chết hàng loạt trong 1 ngày.
Bất kể mô hình nuôi trồng thủy sản nào cũng có thể giúp bà con tạo ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, không có kỹ thuật nuôi trồng nào đơn giản mà có thể thu về lợi nhuận cao. Mỗi loại thủy sản, mỗi mô hình đều có những kỹ thuật riêng đòi hỏi bà con cần phải nắm bắt, thực hành qua nhiều lần mới có thể mang lại kết quả tốt nhất. Thông qua bài viết trên, hi vọng bà con sẽ thành công với mô hình nuôi ốc bươu trong thùng xốp. Ngoài ra, bạn có thể tham thảo thêm một số mô hình nuôi các loại thủy sản khác tại đây.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!