Cách khắc phục ủ giấm bị hư – Hướng dẫn cách ủ giấm bất bại

Giấm là một trong những nguyên liệu tạo vị chua và sự kích thích cho các món ăn ngon. Tuy là một loại nguyên liệu phổ biến trong các gia đình Việt Nam, nhưng khó để ủ thành công ngay từ lần đầu tiên. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách khắc phục ủ giấm bị hư.

Cách khắc phục ủ giấm bị hư

Cách khắc phục ủ giấm bị hư
Cách khắc phục ủ giấm bị hư

Nguyên nhân ủ giấm khiến cho giấm bị hư bạn thường thấy là giấm nổi váng, giấm không lên men được, giấm bị mốc, giấm có màu đục, giấm có mùi lạ… Thường các tình trang này khiến cho giấm bị hư, ủ giấm không thành công. Cùng chúng tôi tìm cách khắc phục tình trạng này:

  • Cần vệ sinh kỹ lưỡng chai lọ sử dụng để ủ giấm. Tốt nhất lên lựa chọn hũ thủy tinh. Sau khi rửa bằng xà phòng và xả qua với nước lạnh thì bạn cần trụng thêm một lần nữa với nước sôi. Sau đó để thật ráo nước trước khi cho nguyên liệu ủ giấm vào.
  • Các dụng cụ khác dùng để múc, hay tiếp xúc với quá trình ủ giấm của bạn cũng cần được phải làm vệ sinh sạch sẽ.
  • Các nguyên liệu dùng để ủ giấm cũng phải được lựa chọn chất lượng, an toàn, hợp vệ sinh.
  • Phần nắp đậy hủ ủ giấm cần sử dụng là vải mành thưa. Hoặc nắp đã được đục lỗ. Tránh đậy quá kín sẽ ngăn chặn sự phát triển của con giấm, khiến cho giấm bị hư.
  • Không đặt hũ giấm của bạn ở nơi có ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao hay nơi ẩm thấp.
  • Nếu có thể thì bạn nên xin con giấm từ nhà khác để quá trình ngâm giấm của bạn diễn ra nhanh hơn. Đồng thời cũng nâng cao khả năng thành công khi ủ giấm.
  • Trong thời gian ủ giấm tuyệt đối không xê dịch hũ giấm hoặc khuấy giấm lên nhiều lần.

Hướng dẫn hai công thức ủ giấm chắc chắn thành công

Hướng dẫn cách ủ giấm gạo

cách ủ giấm gạo
Cách ủ giấm gạo

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cơm.
  • Đường trắng.
  • Men bia.
  • Lòng trắng trứng.
  • Một miếng vải lọc.
  • Lọ thủy tinh sạch để ủ giấm.
  • Nồi nấu.

Hướng dẫn các bước làm giấm gạo

Để việc ủ giấm bị hư không xảy ra thì bạn cần chú ý thực hiện theo đúng các bước như sau:

Bước 1: Cơm sau khi đã nấu, để nguội thì bạn ngâm trong nước lọc khoảng 4 tiếng. Hoặc bạn có thể ngâm cơm với nước, sau đó cho vào tủ lạnh và để qua đêm.

Bước 2: Kế tiếp bạn cho cơm vào vải lọc và bóp lấy phần nước. Với mỗi chén nước cơm thu được cho vào ¾ chén đường trắng. Sau đó khuấy đều hỗn hợp này.

Bước 3: Cho hỗn hợp nước cơm khuấy đường lên bếp và đun sôi trong 20 phút. Sau đó tắt bếp để nguội. Đong lượng men bia bằng với lượng nước cơm rồi khuấy đều với nhau. Cho vào lọ thủy tinh đã được vệ sinh kỹ lưỡng và khô ráo nước. Đậy nắp có đục lỗ hở hoặc bọc kín bằng vải mùng. Ủ nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trong vòng một tháng để hỗn hợp lên men.

Bước 4: Lấy phần nước sau khi ủ xong đun sôi với lòng trắng trứng theo tỷ lệ 1 lít giấm gạo cần 1 lòng trắng trứng. Sau đó để nguội là có thể dùng được nước giấm gạo này rồi đấy.

Thành phẩm giấm gạo
Thành phẩm giấm gạo

Hướng dẫn cách ủ giấm chuối

Ủ giấm chuối muốn tránh tình trạng giấm bị hư chúng ta có một số mẹo nhỏ trong cách làm như sau:

Chuẩn bị các nguyên liệu

  • Chuối: 6 trái.
  • Nước dừa tươi: 1 lít.
  • Nước lọc: 8 lít.
  • Rượu trắng: 100ml.
  • Lọ thủy tinh 10 lít.
  • Đường trắng: 100g.

Các bước thực hiện ủ giấm chuối

Cách ủ giấm chuối
Cách ủ giấm chuối

Bước 1: Chuối lột bỏ vỏ, cắt nhỏ hoặc để nguyên trái. Lọ thủy tinh sau khi rửa sạch thì bạn tráng qua nước sôi và để ráo. Dừa chặt lấy nước và lọc qua một lần để loại bỏ bụi bẩn. Dùng ngay để nước dừa không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bước 2: Khuấy đều nước dừa tươi, nước lọc, rượu trắng và đường. Sau đó cho chuối, nước ủ giấm này vào. Bọc miệng lọ thủy tinh bằng vải mành rồi cột chặt miệng lọ lại. Lưu ý phần nước và chuối ở trong lọ chỉ ở khoảng 80% thể tích của lọ. Tránh quá đầy đến miệng lọ sẽ dễ khiến cho giấm dễ bị hư.

Bước 3: Đặt lọ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát và ủ giấm trong khoảng thời gian từ 45 đến 60 ngày để con giấm lên men. Đây là hũ giấm cái đầu tiên. Sau đó chiết khoảng 80% nước giấm ra sử dụng. Bạn pha tiếp hỗn hợp ngâm giấm như ban đầu rồi rót vào hũ giấm cái có con giấm và chuối bên trong. Nuôi tiếp trong khoảng 30 ngày.

Bước 4: Lúc này con giấm cái đã dày, bạn có thể cắt ra một miếng để gây những hủ giấm mới. Những nước giấm thu được bạn hãy đun sôi và lọc qua một lượt trước khi sử dụng nhé.

Thành phẩm giấm chuối
Thành phẩm giấm chuối

Vậy là bạn đã biết nguyên nhân giấm bị hư cũng như cách khắc phục như thế nào. Hãy thực hiện ngay hai cách ủ giấm mà chúng tôi đã giới thiệu để có sản phẩm giấm an toàn, chất lượng sử dụng cho gia đình mình.