Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tươi tăng cường sinh lý

Có anh em nào đã từng bị vợ cằn nhằn mỗi khi uống rượu? Nếu có, hãy thay đổi quan điểm của vợ bằng việc thử ngay cách ngâm rượu ba kích sau để gìn giữ cuộc sống vợ chồng luôn thăng hoa.

Nghe đến tên ba kích, chắc chắn anh em nào hay uống cũng từng một lần trải nghiệm loại rượu quen thuộc này. Có mùi thơm nồng dễ uống, rượu ba kích còn mang những công dụng đáng ngạc nhiên.

Xem thêm: Bật mí cách khử mùi chum sành trước khi ngâm rượu

Cách bảo quản rượu ngâm thơm ngon đậm vị bất kể thời gian

[GIẢI ĐÁP] Ngâm rượu có nên đậy kín nắp ?

1. Tác dụng của rượu ba kích

Trong Đông y, củ ba kích mang tính ấm. Ngửi qua có mùi thoảng của thuốc bắc, ba kích có vị cay, nhưng ngọt.

Không chỉ có tác dụng với anh em phái mạnh, rượu ba kích còn hỗ trợ rất nhiều cho các chị em phụ nữ và người già, người có tuổi.

Với các đấng mày râu, rượu ngâm ba kích có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Đặc biệt, loại “rượu thần” này còn giúp tăng cường sinh lực, giữ cuộc sống vợ chồng luôn thăng hoa.

Với chị em phụ nữ, rượu ba kích khi sử dụng đúng định lượng khiến máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trí nhớ, giảm mệt mỏi, đẹp da trẻ lâu.

Ngoài ra, sử dụng ba kích cho các bệnh nhân lớn tuổi, ba kích có tác dụng tích cực rõ rệt, nhất là với những người đang bị mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn, ăn ngủ kém.

2. Các loại ba kích có thể ngâm rượu

Có nhiều cách ngâm rượu ba kích như kết hợp với các loại dược liệu bổ khác như sâm cau, nấm ngọc cẩu… Thế nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể ngâm ba kích nguyên chất mà giữ nguyên các tác dụng chúng đem lại.

Tuy nhiên, giữa ba kích để ngâm rượu lại cũng có nhiều chủng loại khác nhau. Thông thường có hai loại ba kích ngâm rượu chính, đó là: ba kích tươi và ba kích khô.

Ba kích tươi

Trước đây, giới ngâm rượu chỉ phổ biến nhất hai loại ba kích trắng và ba kích tím. Sau này, người ta phát hiện thêm vùng Tây Giang – Quảng Nam có thêm loại ba kích đen và ba kích vàng.

  • Ba kích trắng và ba kích tím: Về cơ bản vẻ ngoài của hai loại này khá giống nhau. Nhưng khi tách lõi, ta sẽ thấy ba kích tím có một màu ánh tím xám đen hơi đục, nhưng khó nhận diện ở củ non. Còn ba kích trắng khi bẻ lõi lại có màu trắng trong.
  • Ba kích đen và ba kích vàng: Hai dòng này khá khó phân biệt về màu sắc, nhưng so với hai loại tím trắng thì lõi bên trong to hơn, thịt ít, củ thẳng dài không giống ruột gà. Phải đến khi ngâm rượu mới cho ra thành quả màu đen đối với củ ba kích đen, rượu vàng đối với ba kích vàng.

Về độ phổ biến, ba kích tím và ba kích trắng vẫn thường được sử dụng hơn cả nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao.

Ba kích khô

Ba kích khô chỉ đơn giản là sản phẩm đã được bóc tách và sấy khô từ những củ ba kích tươi. Ba kích khô đã được làm sẵn, mua về chỉ việc xử lý qua rồi đem ngâm.

Khi ngâm rượu ba kích khô, vị đặc trưng của ba kích đã bị mất đi ít nhiều. Màu sắc rượu cũng không tươi và đẹp so với ngâm củ tươi.

Anh em có thể dễ dàng tìm thấy ba kích khô bởi chúng được bày bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, hãy lựa chọn cơ sở uy tín để bảo đảm an toàn sức khỏe.

3. Cách ngâm rượu ba kích tươi đơn giản giúp bổ thận tráng dương

Công thức dưới đây là công thức tiêu chuẩn về cách ngâm rượu ba kích, anh em có thể tăng giảm về số lượng dược liệu tùy ý, chỉ cần giữ đúng tỉ lệ.

Chuẩn bị

Để có một bình rượu ngâm ba kích hảo hạng, anh em cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau.

  • 3kg ba kích tím hoặc trắng tươi
  • 1-2 quả la hán
  • 12 lít rượu trắng 35 – 40 độ
  • Chum sành ngâm rượu
  • 1 miếng nilon to, 1 dây chun buộc miệng chum

Lưu ý, khi ngâm rượu ba kích uống nhậu, bạn có thể ngâm theo tỉ lệ 1:8 (1 cân ba kích, 8 lít rượu). Nhưng khi ngâm làm rượu dược liệu bổ thận tráng dương, tỷ lệ vàng là 1:4 anh em nhé!

Sơ chế củ ba kích

Cách ngâm rượu ba kích vô cùng đơn giản, nhưng lại mất thời gian nhất khâu sơ chế tách lõi củ ba kích.

Nguyên nhân ba kích phải tách lõi là bởi chúng không chứa hàm lượng dinh dưỡng nào. Ngâm rượu không ngon mà lại có hại cho những người bị bệnh về tim mạch.

Trước khi sơ chế, đem rổ ba kích đi rửa sao cho sạch hết đất, có thể dùng bàn chải đánh răng để cọ. Cách thứ hai, bạn có thể dùng vòi rửa xe máy để bụi đất bám trên ba kích đẩy ra nhanh hơn.

Về cách tách lõi, anh em có thể áp dụng một trong ba cách sau:

  • Cách 1: Dùng tay bẻ nhỏ từng chút một phần thịt của củ ba kích.
  • Cách 2: Dùng dao đập dập, sau đó tước phần thịt ra khỏi lõi.
  • Cách 3: Dùng dao chẻ đôi giữa lõi của của ba kích để việc bóc tách lõi dễ dàng hơn.

Sau khi tách hết lõi, rửa qua thịt ba kích với rượu trắng để khử khuẩn đồng thời giúp rượu ngâm sau này trong hơn.

Cách ngâm rượu ba kích chuẩn

Sau khi đã chuẩn bị hết các nguyên liệu, anh em chỉ cần làm theo cách ngâm rượu ba kích chuẩn như sau.

  • Bước 1: Rửa sạch chum, tráng lại chum lần cuối bằng rượu trắng dùng ngâm ba kích.
  • Bước 2: Cho ba kích và quả la hán tách nhỏ vào chum, sau đó đổ rượu đã chuẩn bị vào.
  • Bước 3: Dùng nilon che kín miệng chum, cố định bằng dây chun để đảm bảo rượu không bị bay hơi và nhạt vị.
  • Bước 4: Đậy nắp chum và cất vào chỗ an toàn, chắc chắn.

4. Ngâm rượu ba kích bao lâu có thể sử dụng?

Sau khi biết cách ngâm rượu ba kích chuẩn, nhiều anh em vẫn thắc mắc ngâm bao lâu có thể uống được. Việc này tùy thuộc vào loại rượu và chất liệu bình ngâm rượu.

Trường hợp ngâm trong bình nhựa, lọ thủy tinh có thể dùng sau 4-5 tháng. Trường hợp anh em ngâm rượu ba kích trong chum sành, rượu đã có thể thưởng thức sau khoảng 3 tháng. Bởi chất sành khiến rượu ngấu nhanh và đượm vị hơn.

Tuy nhiên, để rượu được êm nhất và ba kích chiết xuất hết dinh dưỡng, anh em nên sử dụng rượu sau 6 tháng trở đi. Rượu ba kích ngâm càng lâu càng ngon. Đồng thời chất sành cũng giúp khử sốc và andehit, khiến rượu êm dịu hơn.

5. Lưu ý khi dùng rượu ba kích

Rượu ba kích mang nhiều công dụng thần kỳ tới sức khỏe của con người, nhất là anh em nào muốn cải thiện chuyện phòng the. Nhưng muốn đạt được hiệu quả cao nhất, hãy sử dụng đúng cách, đúng liều lượng nhé.

Mỗi ngày, anh em chỉ nên uống 2 lần và với số lượng nhỏ trong khoảng từ 20 ml – 50 ml. Sử dụng trong bữa ăn hoặc trong ngày.

Lưu ý, những người bị nóng trong, táo bón, bị viêm đường tiết niệu, đau buốt khi đi tiểu không nên dùng rượu ba kích. Rượu ba kích cũng không phù hợp với trẻ em và phụ nữ có thai.

Với những chia sẻ về cách ngâm rượu ba kích trên, hy vọng anh em sẽ tự mình tạo ra được mẻ rượu ngon và có những phút giây thăng hoa bên người thân yêu!

Nếu muốn sở hữu các loại chum sành Bát Tràng chất lượng cao, liên hệ ngay Gốm sứ Bảo Khánh để nhận được những sản phẩm chum sành số 1 Bát Tràng nhé.