Chén, ly, tô thủy tinh… là những vật dụng quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có bao giờ bạn nghĩ đến việc chúng đã được tạo ra như thế nào hay chưa? Cùng khám phá quy trình 10 bước cơ bản sau đây nhé!
Quá trình tạo nên sản phẩm thủy tinh
Để có được những sản phẩm đó phải trải qua các công đoạn nghiêm ngặt, đạt chuẩn:
Bước 1: Chuẩn bị và pha chế nguyên liệu
Silicat- nguyên liệu chính làm thủy tinh (hình minh họa)
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm nên thủy tinh thông thường là silicat (cát thạch anh). Lưu ý quan trọng và cũng gây khó khăn người tham gia vào quá trình sản xuất đó là phải làm sao cho cát thật sạch và không bị lẫn sắt hay bất cứ chất nào khác. Điều này là yếu tố tạo nên độ trong suốt nhất định cho đồ thủy tinh.
Nếu lẫn sắt trong cát thì thủy tinh thành phẩm sẽ có màu xanh lục. Trong trường hợp không thể nào tìm được loại cát sạch 100%, người thợ pha chế sẽ điều chỉnh hiệu ứng màu bằng cách bổ sung vào cát một loại hóa chất có tên gọi là Mangan đioxit.
Bước 2: Thêm chất phụ gia
Để từ cát chế tạo được nên thủy tinh, cần bổ sung thêm chất phụ gia. Theo đó, chất phụ gia được ứng dụng nhiều nhất hiện nay là Natri cacbonat (NANCO3). Chất này có công dụng giúp hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh.
Vôi sống – chất phụ gia
Tuy nhiên, khi sử dụng NANCO3, để đảm bảo thủy tinh không bị thấm nước, người ta thường cho thêm Canxi Oxit (CaO) hoặc vôi sống vào.
Các chất phụ gia này chiếm khoảng 25 đến 30% hợp chất có trong thủy tinh
Bước 3: Bổ sung các chất hóa học cần thiết khác
Tùy theo mục đích sử dụng của thủy tinh mà có thể bổ sung các chất hóa học cần thiết khác nhau như:
Thủy tinh dùng làm vật trang trí (bình hoa thủy tinh, chai lọ thủy tinh,…): thêm oxit tạo sự lấp lánh và độ mềm dẻo giúp dễ cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy trong quá trình pha chế.
Thủy tinh dùng làm mắt kính: thêm Lantan oxit có tính khúc xa và hấp thụ nhiệt.
Bước 4: Tạo màu thủy tinh
Bạn có thể tạo màu cho thủy tinh nếu muốn (hình minh họa)
Thêm chất tạo màu nếu muốn đồ vật thủy tinh có màu theo ý thích. Chẳng hạn thêm lưu huỳnh tạo màu vàng; oxit sắt hoặc oxit đồng tăng độ xanh…
=> Xem thêm: Có phải ly thủy tinh màu sắc sặc sỡ dễ gây nhiễm độc?
Bước 5: Đổ hỗn hợp vào nồi nấu kim loại hay thùng chứa có khả năng chịu nhiệt
Lưu ý ở bước này, bạn phải dùng thùng có độ chịu nhiệt cao vì nhiệt độ của thủy tinh sau khi nấu chảy là 1000 độ C.
Bước 6: Nung nóng chảy hỗn hợp tạo thành chất lỏng
Tiếp theo sau khi đã cho nguyên liệu vào lò những nguyên liệu trên sẽ được nấu chảy ở trong lò với nhiệt độ là 1500 độ C. Chai lọ thủy tinh tiếp tục được đun nóng để tăng cường độ bền. Công đoạn này gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ các điểm tụ có thể tạo ra trong quá trình làm nguội thủy tinh. Sau khi những nguyên liệu trên được nấu tan chảy ra hỗn hợp chất lỏng này sẽ được đổ dẫn qua những ống dẫn có thể chịu được sức nóng của chất lỏng này để dẫn đến những chiếc khuôn ở bên dưới chờ sẵn.
Với bước này, tùy vào loại thủy tinh muốn tạo mà có cách nung khác nhau. Chẳng hạn như:
- Với thủy tinh thạch anh: nung trong lò luyện bằng ga
- Các loại thủy tinh khác: dùng nồi nung hoặc lò điện
Bước 7: Tạo độ đặc cho thủy tinh
Đồng nhất hỗn hợp, loại bỏ bọt trong hỗn hợp thủy tinh lỏng rồi khuấy thật đều và cho thêm vài chất như Natri Sunfat, Antimon oxit… tạo độ đặc quánh cho thủy tinh.
Bước 8: Tạo hình
Từ hỗn hợp thủy tinh nóng chảy thu được, có thể tạo khuôn để bắt đầu cho quá trình tạo hình bằng hai cách như:
- Rót vào khuôn đã định hình sẵn, để nguội
- Dồn thủy tinh nóng chảy vào đầu của một ống rỗng, vừa xoay vừa thổi hơi vào ống
Bước 9: Thủy tinh được làm nguội
Trong khi chờ đợi thủy tinh nguội hẳn, bạn có thể dọn dẹp vật dụng xung quanh và chuẩn bị vật chứa thủy tinh đã đông lại.
Bước 10: Hoàn thiện thủy tinh tạo ra sản phẩm
Sản phẩm gia dụng thủy tinh (hình minh họa)
Sau khi làm nguội thì thủy tinh được đun nóng lại một lần nữa trước khi hoàn thiện. Bước này nhằm mục đích loại bỏ các điểm tụ có thể phát sinh trong khâu làm nguội đồng thời tăng độ bền của sản phẩm thu được.
Như vậy, để có được thủy tinh, rồi từ thủy tinh đến các sản phẩm hữu hình là một quá trình rất dài. Ngày nay, các sản phẩm từ thủy tinh được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình bởi tính thẩm mỹ cũng như những tính năng nổi trội.
=> Xem thêm:
- Những lý do chúng ta nên chọn đồ thủy tinh thay cho đồ nhựa
- Cách chọn và sử dụng đồ thủy tinh an toàn
Sapakitchen – nhà phân phối đồ gia dụng thủy tinh nhập khẩu cao cấp
Hiện nay, đồ dùng bằng thủy tinh trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhằm mục đích giúp người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội được sử dụng các mặt hàng gia dụng cao cấp từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới, Công ty TNHH Đồ Dùng Gia Đình Sapa đã nhập khẩu và phân phối các sản phẩm gia dụng cao cấp từ Mỹ, Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản với tư cách là nhà phân phối chính thức.
Hiện nay, Công ty đã phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm đồ gia dụng thủy tinh cao cấp với hơn 1000 đại lý trên toàn quốc gồm có: Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm điện máy, đại lý, chợ, các cửa hàng bán lẻ và các website,…
Với những thông tin bên trên, bạn cũng thấy rằng mỗi sản phẩm thủy tinh được tạo ra từ một quá trình khắt khe, chuẩn mực. Với những ai đang quan tâm tới sức khỏe và có nhu cầu mua các dụng cụ, đồ dùng nhà bếp chất lượng tốt thì hãy ghé thăm:
Công ty TNHH Đồ Dùng Gia đình Sapa
Địa Chỉ:
* HCM: 65 Đào Duy Anh, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM.
☎ Hotline: 0906 783 781
* HN: Số 6 Ngách 3, Ngõ 95 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội.
☎ Hotline: 0936 239 818
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!