Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc, chè trôi nước nhân đậu xanh, chè trôi nước đậu đỏ, chè trôi nước khoai tím được hướng dẫn trong bài viết bên dưới sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết để thực hiện món chè dai thơm, ngọt thanh, không bị cứng, phù hợp với khẩu vị của cả gia đình. Giờ đây, bạn có thể linh hoạt thay đổi nguyên liệu nấu chè thưởng thức.
Chè trôi nước ngũ sắc dẻo thơm, ngọt thanh màu sắc đẹp mắt
Chè trôi nước là món ăn truyền thống của người Việt. Tết Đoan Ngọ hoặc những ngày mồng một, rằm, người Việt thường tự nấu chè trôi nước để cúng tổ tiên. Chén chè thể hiện lòng biết ơn và cầu mong cho cuộc sống của các thành viên luôn viên mãn. Có rất nhiều cách nấu chè trôi nước khác nhau. Mỗi cách sử dụng một nguyên liệu, vì vậy, hương vị món ăn cũng thơm ngon khác biệt. Dưới đây là 4 cách nấu chè trôi nước không bị cứng để bạn trổ tài chiêu đãi gia đình. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tham khảo ngay nhé.
Cách làm chè trôi nước ngũ sắc
Nguyên liệu làm chè trôi nước ngũ sắc
Phần nhân:
Phần vỏ chè trôi nước:
Phần nước cốt dừa:
Phần nước đường:
Một số nguyên liệu làm chè trôi nước
Bí quyết làm chè trôi nước ngũ sắc hấp dẫn
Bước 1: Đậu xanh ngâm với nước khoảng 20 phút cho mềm. Sau đó, bạn vớt đậu xanh để ráo nước, rồi cho vào nồi xâm xấp nước và luộc chín đậu xanh.
Khi đậu xanh đã chín nhừ thì bạn cho ra tô, dùng muỗng tán nhuyễn đậu xanh và trộn với sữa đặc, khuấy đều cho đến khi đậu xanh dẻo, mịn là được.
Bước 2: Tiếp đến, bạn cho vào chảo chiên khoảng 20ml dầu ăn và xào đậu xanh với lửa nhỏ đến khi thấy đậu xanh khô, không còn dính trên chảo thì tắt bếp. Bạn để nguội bớt và vo thành những viên đậu xanh hình tròn nhỏ.
Nặn nhân đậu xanh làm chè trôi nước có kích thước vừa phải (Ảnh: Internet)
Bước 3: Bạn trộn 650gr bột nếp với nước, để riêng khoảng 100gr bột khô dùng khi xử lý quá trình vỏ trôi nước bị nhão. Sau đó, rót từ từ 400ml nước ấm vào phần bột nếp, dùng tay nhào cho bột kết dính, dẻo mịn.
Nếu như bột đã ướt hoặc nhão thì bạn không cần thêm nước, mà cho thêm bột khô dự phòng vào. Bước tiếp theo, bạn cho 70ml sữa đặc, 70gr đường cát trắng nhào chung với phần bột nếp dẻo mịn.
Bước 4: Như phần nguyên liệu đã liệt kê ở trên là nguyên liệu thô, do đó bạn phải sơ chế thêm một bước thì mới có màu tự nhiên được.
- Màu đỏ: lấy 50gr ruột gấc.
- Màu cam: bạn pha 10gr ruột gấc với 40ml sữa tươi không đường.
- Màu xanh lá cây: pha bột trà xanh với 60ml sữa tươi không đường.
- Màu tím: khoai lang tím luộc chín, nghiền mịn.
- Màu vàng: bí đỏ luộc chín, nghiền mịn.
Thịt gấc tạo màu đỏ hoặc màu cam cho chè trôi nước ngũ sắc
Sau khi lấy được các màu tự nhiên từ rau, củ quả thì bạn chia khối bột trắng ra 5 phần bằng nhau. Dùng từng phần màu nhỏ cho vào từng tô bột và tiếp tục nhào cho màu lên đều khối bột. Tương tự như lúc nhào bột nguyên khối, nếu bạn thấy bột nhão thì cho thêm một ít bột khô vào trộn là được.
- Bước 5: Bước tiếp theo của cách làm chè trôi nước ngũ sắc, bạn vo tròn từng cục bột vỏ trôi nước và cán dẹt bột rồi cho nhân đậu xanh đã vo tròn vào chính giữa. Dùng tay gói cẩn thận phần nhân vào chính giữa, tránh phần vỏ quá mỏng làm cho nhân chè trôi nước rơi ra ngoài.
Lưu ý: bạn nên làm lần lượt theo từng màu cho đến hết nhé.
Những viên chè trôi nước có màu tự nhiên đẹp mắt
- Bước 6: Cách luộc chè trôi nước không bị dính như sau: bạn thấm dầu ăn vào phần vỏ từng viên chè trôi nước ngũ sắc. Cho lên bếp đun sôi một nồi nước và thả từng viên chè vào để luộc chín. Bạn quan sát khi vỏ bánh có độ bóng đẹp và nổi lên mặt nước là chín.
Lưu ý: Bạn nên luộc với số lượng vừa phải để chè không bị dính chùm vào nhau và luộc theo từng màu.
- Bước 7: Sau khi đã luộc chín các viên chè trôi nước, thì bạn chuyển sang nấu nước chan. Bạn cho đường thốt nốt vào 1.2 lít nước. Khi đường thốt nốt đã tan hoàn toàn, nước đường chuyển sang màu nâu thì bạn cho phần gừng cắt sợi vào nấu cùng. Tiếp đến, bạn cho chè trôi nước vào nấu khoảng 10 phút để nước đường thấm vào bên trong viên trôi nước.
Sau đó cho chè trôi nước ngũ sắc nấu chung với nước đường để tạo vị ngọt.
- Bước 8: Nước cốt dừa là nguyên liệu không thể thiếu trong món chè trôi nước, đặc biệt là món chè trôi nước của người miền Nam. Vị béo béo của nước dừa sẽ làm cho món chè trôi nước trở nên đậm đà và chuẩn vị hơn. Bạn cho 150ml nước cốt dừa, kèm với một ít muối và đun sôi hỗn hợp. Tiếp đến đổ từ từ bột năng vào và khuấy đều để nước cốt dừa tạo độ sệt thì tắt bếp.
- Bước 9: Cuối cùng, bạn múc chè ra chén cùng với nước đường, gừng và bạn chan một ít nước cốt dừa lên trên, rắc một ít mè là có thể thưởng thức được rồi.
Cách làm chè trôi nước nhân đậu xanh bằng bột nếp
Chè trôi nước nhân đậu xanh thơm ngon (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu nấu chè trôi nước
Cách nấu chè trôi nước nhân đậu xanh
- Bước 1: Bạn sơ chế nguyên liệu như sau: gừng cạo vỏ, rửa sạch và cắt sợi mỏng. Mè trắng rửa sạch, để ráo nước rồi rang vàng thơm. Đậu xanh ngâm nước ấm khoảng 1 tiếng cho mềm.
- Bước 2: Đậu xanh ngâm mềm thì bạn cho vào nồi, hấp chín. Bạn dùng muỗng tán nhuyễn đậu rồi thêm vào 70gr đường cát, khuấy đều theo một chiều cho đậu xanh và đường hòa quyện. Sau đó, bạn vo đậu xanh thành những viên tròn nhỏ để làm nhân chè trôi nước.
Sênh đậu xanh với đường để làm nhân chè
- Bước 3: Cho bột nếp vào âu, từ từ rót nước ấm vào và nhào cho đến khi bột dẻo mịn và không dính tay rồi bọc bột trong màng thực phẩm để bột nghỉ khoảng 30 phút. Tiếp theo, bạn tách bột thành những miếng nhỏ, vo tròn rồi dùng chày cán dẹt, cho viên đậu xanh vào giữa, bọc kín và vo tròn.
- Bước 4: Rót nước lọc ra nồi, nấu sôi thì cho viên trôi nước vào nấu đến khi nổi lên là đã chín. Vớt viên chè trôi nước ra xả qua nước lạnh rồi để ráo.
Luộc chín các viên chè trôi nước (Ảnh: Internet)
- Bước 5: Bạn cho 50gr đường cát trắng vào nồi, đảo cho đường tan thì cho gừng vào đảo cùng để tạo mùi thơm cho chè. Đường chuyển sang màu vàng nhạt thì bạn cho vào 500ml nước lọc, 200gr đường thốt nốt vào nấu cùng. Nước đường sôi, bạn cho viên trôi nước vào nấu khoảng 10 phút cho ngấm nước đường là hoàn thành món chè.
- Bước 6: Bạn cho 300ml nước cốt dừa, 30gr đường cát, xíu muối vào nồi nấu sôi thì cho vào 1 muỗng canh bột năng đã hòa tan, chỉnh lửa liu riu đến khi nước cốt dừa thơm và sánh lại thì tắt bếp.
- Bước 7: Múc chè trôi nước nhân đậu xanh ra tô, rắc mè rang, rưới nước cốt dừa lên và dùng nóng nhé!
Cách nấu chè trôi nước khoai lang tím từ bột mì
Chè trôi nước khoai lang tím đẹp mắt (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm chè trôi nước khoai lang tím
Cách nấu chè trôi nước ngọt thanh
- Bước 1: Sơ chế và cắt sợi gừng tươi. Đậu phộng và mè đen rang vàng. Khoai lang tím gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc, cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn. Bước 2: Cho bột mì vào âu, thêm khoai lang đã hấp chín, nhào đều tay, thêm nước nếu bột khô. Bạn nhào đến khi bột dẻo mịn và không dính tay thì để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Nhào bột đều tay để bột dẻo mịn (Ảnh: Internet)
- Bước 3: Đậu phộng, mè đã rang vàng giã nhỏ, trộn đều lại với nhau, thêm vào khoảng 50gr đường cát, xíu dầu ăn, đảo đều và để hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút rồi vo thành viên nhân tròn nhỏ.
- Bước 4: Bột đã nở, bạn chia thành những khối nhỏ vừa, vo tròn rồi dùng chày cán mỏng, cho viên nhân đậu phộng, mè rang vào, vo cho viên chè trôi nước tròn đều là được.
- Bước 5: Cho chè trôi nước vào nồi nước sôi luộc chín thì vớt ra xả qua nước lạnh và để ráo nước.
- Bước 6: Cho vào nồi 200gr đường thốt nốt và 500ml nước lọc, nấu sôi thì cho gừng cắt sợi vào để nước đường thơm hơn. Cuối cùng, thả chè trôi nước vào nấu thêm khoảng 10 phút cho ngấm nước đường.
- Bước 7: Múc chè trôi nước khoai lang tím ra chén, thêm nước cốt dừa nhà làm, mè trắng rang và thưởng thức nhé!
Cách nấu chè trôi nước nhân đậu đỏ bằng bột năng
Chè trôi nước nhân đậu đỏ được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm chè trôi nước đậu đỏ
Cách nấu chè trôi nước không bị cứng, dẻo thơm khó cưỡng
- Bước 1: Gừng, mè bạn sơ chế tương tự như cách làm chè trôi nước nhân đậu xanh. Riêng với đậu đỏ, bạn ngâm 2 tiếng với nước ấm cho mềm rồi hấp chín, tán nhuyễn.
- Bước 2: Cho bột năng ra âu, rót từ từ 100ml nước sôi vào, vừa rót vừa khuấy cho bột dẻo. Sau khi bột nguội bớt thì bạn nhào cho dẻo mịn và để bột nghỉ khoảng 30 phút.
- Bước 3: Đậu đỏ đã tán nhuyễn, bạn thêm vào khoảng 100gr đường cát, khuấy cho đường tan là được. Tiếp theo, bạn vo đậu đỏ thành từng viên nhỏ.
- Bước 4: Bạn phân bột năng thành từng khối nhỏ vừa, cán mỏng rồi cho nhân đậu đỏ vào, vo tròn là được viên chè trôi nước.
Viên chè trôi nước thành phẩm (Ảnh: Internet)
- Bước 5: Bước này tương tự hai cách làm chè trôi nước ở trên. Bạn chỉ cần chuẩn bị nước sôi, cho viên chè trôi nước vào luộc chín thì vớt ra xả với nước lạnh.
- Bước 6: Nấu sôi 300gr đường thốt nốt với 500ml nước, thêm gừng cắt sợi vào rồi trút những viên chè trôi nước vào nấu thêm 10 phút.
Nấu viên trong nước đường để tạo vị ngọt tự nhiên
- Bước 7: Cuối cùng, bạn múc chè trôi nước nhân đậu đỏ ra chén, thêm nước cốt dừa, mè trắng rang và thưởng thức. Chè trôi nước sẽ ngon nhất khi bạn dùng nóng.
Một số lưu ý trong cách làm chè trôi nước ngon
- Bạn nên dùng màu tự nhiên từ rau củ quả, để tạo màu cho chè trôi nước. Mặc dù màu thực phẩm đậm hơn, nhưng đôi khi mùi vị sẽ ảnh hưởng đến món ăn.
- Nếu phần bột vỏ trôi nước còn lại nhưng không đủ nhân, thì bạn có thể sáng tạo nặn riêng những viên trôi nước không nhân nho nhỏ.
- Chè trôi nước là tên gọi xuất phát từ quá trình những viên chè được luộc trong nước sôi, khi chín sẽ bồng bềnh trên mặt nước. Những viên chè nhỏ còn được gọi là chè ỷ. Chén chè trôi nước luôn có viên to, viên nhỏ, có nhân hoặc không nhân với đa dạng màu sắc thể hiện sự đoàn tụ gia đình.
- Cách nấu chè trôi nước với lá dứa sẽ ngon hơn. Bạn chỉ cần thêm lá dứa vào nồi nước luộc viên trôi nước là được nhé!
Dùng lá dứa nấu chè trôi nước sẽ tạo mùi thơm hấp dẫn
Cách nấu chè trôi nước nhiều công đoạn sơ chế. Thế nhưng thành phẩm hấp dẫn dần “lộ diện” với những màu sắc hấp dẫn, mùi thơm của nước đường và gừng, hòa quyện với vị béo của nước cốt dừa, mè… sẽ làm bạn không thể chối từ những chén chè truyền thống này.
4 cách nấu chè trôi nước ngon đã được chia sẻ đến bạn. Giờ đây, bạn có thể thường xuyên tự nấu món chè với hương vị yêu thích tại nhà thưởng thức nhé! Tiếp theo, bạn hãy cùng chúng tôi khám phá cách nấu chè Lod Chong Singapore nhé!
Điểm: 4.69 (19 bình chọn)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!