Cách nấu cháo cóc cho bé ăn dặm có khó không? Không khó chút nào, nhưng cần lưu ý khi sơ chế cóc. Cùng tham khảo 3 cách nấu sau đây để bồi bổ cho bé nhé!
Trẻ còi xương, chậm lớn hay suy dinh dưỡng là nỗi lo của nhiều cha mẹ. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này của bé bằng món cháo cóc thơm ngon, bổ dưỡng. Thịt cóc khi chúng ta chế biến cần cẩn thận hơn các loại thịt khác nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thịt cóc có hàm lượng protein cao hơn hẳn thịt bò và thịt lợn. Thịt cóc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho người già, người ốm và đặc biệt hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn, còi xương, hạ cam, lở ngứa,…
Tuy nhiên, chất độc ở một số bộ phận của con cóc như nhựa cóc, gan và trứng có thể gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong rất cao. Nên để đảm bảo an toàn, chúng ta chỉ nên ăn phần đùi cóc. Bộ phận này có nhiều thịt, không tiếp xúc với nội tạng của cóc nên chắc chắn không bị nhiễm độc tố. Dưới đây là một số món cháo cóc phổ biến, dễ nấu, cùng tham khảo để bổ sung vào thực đơn cho con nhé.
1. Cách nấu cháo cóc cho bé đơn giản nhất
Nguyên liệu nấu cháo cóc cho bé
- Thịt đùi cóc: 20g
- Gạo tẻ: 50g
- Gạo nếp: 20g
- Gia vị, ngò mỗi loại 1 ít.
Cách nấu cháo cóc đơn giản nhất
Đùi cóc đã sơ chế sạch, ướp với hành, tiêu, nước mắm. Rang gạo nếp và gạo tẻ trên chảo nóng với lửa nhỏ, không để gạo chuyển màu. Sau đó đem gạo tẻ và gạo nếp nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho thịt cóc băm đã ướp vào nấu cùng cháo. Nêm nếm lại gia vị theo khẩu vị của bé, đợi cháo sôi trở lại thì tắt bếp. Cho cháo ra bát, thêm ít hành ngò rồi cho bé ăn khi cháo còn ấm nóng nhé.
2. Cách làm món cháo cóc đậu xanh bổ dưỡng cho bé
Nguyên liệu nấu cháo cóc đậu xanh cho bé
- Thịt đùi cóc: 20g
- Gạo tẻ: 50g
- Đậu xanh bóc vỏ: 20g
- Gia vị, ngò mỗi loại 1 ít
Cách nấu món cháo cóc đậu xanh bổ dưỡng cho trẻ
Thịt đùi cóc sau khi làm sạch thì đem băm nhuyễn. Ướp nước mắm, hành tím, tiêu. Đặt chảo lên bếp, phi thơm mỡ, tỏi, hành tím cho thơm, cho thịt cóc vào xào chín.
Gạo, đậu xanh chúng ta cho vào nồi nước nấu cháo. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa liu riu và nấu cho đến khi gạo và đậu chín mềm. Tiếp theo cho thịt cóc đã xào chín vào. Đợi nồi cháo sôi trở lại, nêm thêm các loại gia vị cho phù hợp với khẩu vị của bé rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát rắc thêm ít hành, ngò băm nhuyễn là đã có món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu rồi.
3. Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai thơm ngon cho bé
Nguyên liệu làm cháo cóc bí đỏ, phô mai cho bé
- Thịt đùi cóc: 20g
- Gạo tẻ: 50g
- Bí đỏ: 100g
- Gia vị, ngò mỗi loại 1 ít
- Phô mai Con bò cười: 1 miếng.
Cách nấu cháo cóc bí đỏ, phô mai thơm ngon
Thịt đùi cóc sau khi sơ chế được băm nhuyễn (cả xương), ướp với nước mắm, hành tím, tiêu. Chúng ta đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng thì cho tỏi và hành tím vào xào cho thơm. Sau đó cho thịt cóc vào xào cùng.
Cho gạo, bí đỏ vào nồi nước nấu cháo. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và nấu cho đến khi gạo và bí chín mềm. Đánh nhuyễn bí đỏ với cháo. Tiếp theo cho thịt cóc đã xào chín vào cháo. Nêm nếm lại gia vị theo khẩu vị của trẻ rồi tắt bếp. Múc cháo vừa đủ cho trẻ ăn dặm ra bát, thêm phô mai vào khi cháo còn nóng, khuấy đều. Cho trẻ thưởng thức món cháo này khi cháo còn ấm nhé.
Một số lưu ý khi bồi bổ cho bé bằng cháo cóc
- Trong gan, trứng, da, mủ (chất tiết màu trắng sữa từ tuyến dưới da và tuyến mang tai, còn gọi là nọc độc của cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc theo gai) của cóc chứa nhiều bufotoxin. Đây là một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn nên chúng ta cần hết sức thận trọng khi chế biến thịt cóc.
- Cần chú ý chất độc trong thịt cóc không bị nhiệt phân hủy. Vì vậy, một khi chất độc của cóc, trong quá trình chế biến không đảm bảo, bám vào thịt cóc thì chất độc đó sẽ không biến mất dù thịt cóc đã được luộc, hầm. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên ăn phần đùi cóc.
- Cần mua thịt cóc tươi do người có kinh nghiệm chế biến. Không nên mua thịt cóc, bột cóc đã qua chế biến của những người bán cóc dạo.
- Hiếm khi ngộ độc do chạm hoặc sờ tay vào một con cóc. Nhưng khi dịch tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng… có thể gây đau rát, sưng tấy. Nguy hiểm nhất là khi chất độc này được hấp thụ qua đường tiêu hóa (ăn vào), sau đó sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc toàn thân.
- Các triệu chứng ngộ độc thường xảy ra khoảng 1 giờ sau khi ăn, hoặc sớm hơn (15-30 phút) nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng hoặc người lớn uống rượu. Các triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, choáng váng, đau nhói ở các đầu ngón tay, ngón chân. Tiếp theo là nôn mửa dữ dội liên tục, tiêu chảy, đau bụng và tụt huyết áp. Sau đó, các triệu chứng giống như suy tim có thể xuất hiện như rối loạn nhịp tim… và cuối cùng có thể tử vong trong vài giờ.
Cách xử lý ban đầu nếu trẻ bị ngộ độc do ăn thịt cóc
Khi chất nhầy do cóc bài tiết dính vào tay, mắt, miệng thì cần nhanh chóng rửa ngay vùng tiếp xúc nhiều lần bằng nước sạch. Trường hợp ngộ độc qua đường tiêu hóa (ăn vào), cần kích thích trẻ nôn ra thức ăn. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Mucwomen vừa chia sẻ cách nấu cháo cóc cho bé còi xương, chậm lớn đơn giản tại nhà. Cùng tham khảo cách làm để bồi bổ cho bé yêu nhà mình nhé.
Xem thêm:
- Cách nấu cháo chim cút bổ dưỡng cho trẻ
- Hướng dẫn cách nấu cháo cho trẻ 9 tháng ăn dặm đơn giản dinh dưỡng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!