Làm Thế Nào Để Mở Mắt Dưới Nước

Loài cá sống trong nước có cặp mắt vừa to vừa tròn. Chúng tung tăng bơi lội và luồn lách thật uyển chuyển. Những ai đã từng câu cá đều rõ, cá có thị lực thật tinh tường và nhờ có nó, cá tránh được sự tấn công của kẻ thù.

Loài cá sống trong nước có cặp mắt vừa to vừa tròn. Chúng tung tăng bơi lội và luồn lách thật uyển chuyển. Những ai đã từng câu cá đều rõ, cá có thị lực thật tinh tường và nhờ có nó, cá tránh được sự tấn công của kẻ thù.

Bạn đang xem: Làm thế nào để mở mắt dưới nước

Cấu tạo mắt người và mắt cá

Cấu tạo của mắt người và mắt cá về cơ bản thì giống nhau. Nhưng cái khác cũng nhiều. Mắt người có hình cầu do củng mạc có màu trắng, là một tổ chức vững chắc, nhưng khá mềm mại và bao bọc, được bố trí một cách rất tinh vi trong một tổ chức mềm ở hốc mắt. Trước và bên ngoài là mi mắt vừa mềm vừa dày, rất linh hoạt, bảo vệ hết sức chu đáo nhãn cầu, đến “gió cũng không lọt qua được”.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Mở mắt trong nước, tức là để nhãn cầu tiếp xúc với nước ở phần trước. Nếu nước sạch cũng không có gì ảnh hưởng lắm loại trừ những yếu tố vật lý chẳng hạn bạn nhảy quá cao mà mở mắt hoặc lặn sâu áp suất của nước lớn ép lên nhãn cầu làm các vi huyết quản ở kết mạc nổi tia máu. Trên lòng trắng phần lộ ra của củng mạc cũng có thể nhìn thấy khá rõ từng sợi tia máu.

Tuy nhiên chúng có thể mất đi rất nhanh mà không nguy hại gì nếu tác động đó ngắn và không thường xuyên.

Xem thêm: Kính Quan Sát Dòng Chảy Sight Glass Là Gì, Sight Glass Inoxpa

Phương pháp mò ngọc trai và những ảnh hưởng lên mắt

Phương pháp mò ngọc trai trước đây, đã bắt những thợ lặn phải mở to mắt trong khi bơi tìm ngọc dưới nước biển sâu. Người mò ngọc cầm một con dao nhỏ rất sắc nhọn, lặn xuống nơi nước rất sâu và dùng con mắt của mình để phát hiện ra trai ngọc ẩn dấu để rạch miệng chúng lấy ngọc. Họ phải chịu nhiều bệnh tật nghề nghiệp mà mắt là bộ phận đầu tiên và đương nhiên gánh hậu quả của áp suất cao nơi đáy biển. Không ít người đã mù lòa.

Con người gần như bị cận thị khi ở dưới nước

Con người nhìn cảnh vật dưới đáy biển và trên đất liền không hoàn toàn giống nhau. Dưới nước, các tia sáng đỏ, vàng sẫm đều bị nước hấp thụ. Ta chỉ nhìn thấy đáy biển toàn một màu xanh nhẹ. Có nơi toàn một màu vàng sáng. Ai chưa từng lặn nhiều cứ tưởng đó là mặt nước. Nếu đến gần mới biết đó vẫn là đáy biển mà lại là vùng nước sâu. Ánh sáng đó hóa ra là sự phản quang của đáy biển mà thôi. Ta lặn xuống để từ trong nước nhìn ra thì mặt nước lại là một nơi phẳng lặng hơn và kỳ lạ không có ánh sáng Thế đấy, ai lặn sâu xuống nước, xin chớ mắc bẫy điều đó, nó rất dễ làm cho con người ta bị tâm thần hoảng loạn. Kẻ chết đuối cứ tìm đến chỗ nước sâu mà không biết mặt nước ở đâu để trở về.

Dưới nước, người có thị lực tốt nhất cũng biến thành cận thị, nhìn mọi vật cứ như là trong mây, mơ hồ, huyền ảo. Hóa ra cuộc sống lâu nay trên đất iiền đã làm cho giác mạc của con người có tác dụng chiết quang để giảm bớt gánh nặng cho thủy tinh thể (nhân mát). Còn ngược lại cá luôn sống trong nước, giác mạc của nó không có khả năng chiết quang, thế nhưng lại có thị lực rất nhạy bén trong nước. Thì ra tỷ lệ chiết quang của nước giống như tỷ lệ chiết quang của mắt người. Vật ở trong nước khi nhìn cứ như tiến vào trong mắt. Hình của nó không rơi vào võng mạc mà lại rơi ở vùng trước võng mạc. Thành thử ai cũng thành cận thị khi nhìn trong nước. Muốn khắc phục, bạn phải tìm cách tạo nên một lớp không khí bao quanh mắt, trả lại môi trường quen thuộc của mắt mới nhìn rõ được.

Còn một số người thích chơi trò bắt tìm dưới nước. Việc làm này thật nguy hiểm. Các trò chơi trên mặt nước đâu thiếu. Còn bạn muốn nghiên cứu bạn phải trang bị đầy đủ mới được. Ta nên chọn những trò chơi an toàn có ích mà đỡ nguy hiểm là hơn.

  • Đại học tại chức tiếng anh là gì
  • Foxit reader là gì
  • Hàn quốc tiếng anh là gì
  • Tiềm ẩn tiếng anh là gì