Gợi ý cách may cổ áo sơ mi nam [Đầy Đủ Nhất 2023]

Video dạy kĩ thuật may cổ áo sơ mi nam có mếch

clip kĩ thuật may cổ áo sơ mi nam có mếch

Kỹ thuật may cổ áo sơ mi nam có mếch

Áo sơ mi nam luôn là sự lựa chọn tuyệt vời đối với các bạn nam công sở hay các quý ông, thậm chí tầng lớp học sinh, sinh viên. Khi học may áo sơ mi, các bạn thường khó khăn trong việc may cổ áo sơ mi nam có mếch. Trong bài dưới đây, Trung tâm dạy cắt may ALA sẽ hướng dẫn cho bạn.

Chuẩn bị các bán thành phẩm

Bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau:

2 lá bán cổ:

  • 1 lá ép mếch sẽ là lá chính, còn lại là lá lót.
  • Tương tự phần chân cổ chuẩn bị 2 lá, lá chính là lá ép mếch.
  • Máy may, kéo, kim, chỉ, máy là, …

Tiến hành may

Khi may, ta sẽ may lộn lá cổ trước:

  • Đặt mặt phải của lá mếch ngửa lên trên, tiếp theo là lá lót. Sắp xếp cho 2 lá đều nhau và bắt đầu may. Ta sẽ may từ bên trái sang bên phải, căn chân vịt sao cho đều máy.
  • Tiến hành: Cắm kim và lưu ý đường may cần cách với mếch từ 0,1 – 0,2mm để khi lộn không bị cộm; lại mũi kim cho chắc và máy. Cần đặt dây lộn bằng cách lấy 1 sợi chỉ và nhăc chân vịt lên và đưa sợi chỉ vào giữa 2 lớp vải, nhấc chân vịt xuống, cắm kim sâu và lại thêm 1 mũi. xoắn sợi chỉ lộn lại và đặt vào giữa hai lớp vải và may tiếp.

Còn 1 mũi cuối cùng của bản cổ ta cũng đặt dây lộn giữa hai lớp vải và máy 1 mũi, lại mũi cho chắc. Như vậy chúng ta đã may xong lá cổ trước.

Sửa lộn bản cổ:

Cắt đầu mếch lên một chút để khi lộn không bị cộm vào bên trong. Tương tự với đầu còn lại. Sau đó, sửa đường may, cách 0,3 đầu nhọn và thao tác lộn bằng cách gập các mép vải về phía lá lót, lấy ngón cái đẩy và kéo dần dần sợi dây lộn ra. Tiếp tục với bên còn lại. Ta được 2 đầu êm.

Diễu bản cổ:

Đường may theo quy cách từ 0,6 – 0,7mm.

Đặt mặt có mếch lên bên trên, cắm kim và máy lại. Đối với vải dày thì chúng ta chỉ cần kéo nhẹ sợi dây lộn và may tiếp đến hết lá cổ. My thêm 1 mũi cho chắc và đều.

Hướng dẫn may chân cổ áo sơ mi nam có mếch

Trước tiên ta chuẩn bị 2 lá chân cổ, lá lót và lá chính có ép mếch.

Các bạn phải diễu 1 đường từ 0,6 – 0,7cm. Ở đây ta có thể dùng mẫu thành phẩm để làm, hãy dùng tay cạo rẽ cho bản cổ phẳng lại.

Tiếp tục diễu đường 0,6 – 0,7 bằng cách ngửa bản cổ lên và diễu theo máy may. Tiến hành lại mũi, may đánh cong đều theo đường chân cổ. Cắt các chỉ thừa.

Diễu xong ta may cặp chân cổ với bản cổ

  • Ta cần phải làm dấu: Gập đôi bản cổ lại, đánh dấu bằng cách vẽ hoặc bấm 1 điểm nhỏ trên khu vực. Tương tự đối với chân cổ ta cũng gập đôi lại và đánh dấu điểm chân cổ.
  • May cặp: Để sắp xếp ta để lá lót của chân cổ mặt phải ngửa lên trên, mặt phải bản chính của bản cổ ngửa lên trên. Ta để mặt có mếch ngửa lên trên và may.
  • Có 2 cách để may
  • Cách 1: Ướm điểm giữa của chân cổ trùng với điểm giữa của bản cổ và may 1 đường vòng
  • cách 2: Đặt lá lót mặt phải ngửa lên trên, tiếp theo đó là lá chính của chân cổ. Sau đó, may đường vòng nối các điểm đánh dấu và đặt bản cổ vào.

Ở đây ta may cách thứ 2:

  • Tiến hành như trên và lại mũi, khi may gần đến điểm đánh dấu của chân cổ ta đặt bản cổ vào. Chú ý khi may đường phấn làm dấu là chính của chân cổ trùng với đường làm dấu của bản cổ. Khi may lưu ý kéo nhẹ lá lót ở bên dưới. Ta được các đường phấn trùng nhau, tiếp theo ta may tương tự cho đến hết.
  • Tiến hành lại mũi để chắc chắn hơn.

Như vậy may cặp giữa chân cổ và bản cổ đã xong. Sau đó ta sửa đường may bằng cách để lại cặp giữa chân cổ và bản cổ chỉ còn 0,7cm. Lưu ý chất liệu vải dày ta có thể lấy kéo bấm nhả, bấm chéo cách đường chỉ 0,3cm để khi lộn sẽ không bị cộm.

Tiến hành lộn để kết thúc:

Lấy ngón cái và gấp các mép vải về phía lá lót, chân cổ không bị cộm thì ta lấy kéo cắt góc.Tương tự với bên còn lại. Ta gấp lại và lộn khéo để đẩy hết ra cho vuông góc, sau đó cạo tay để phẳng các nếp. Để êm phẳng hơn ta có thể mang đi là để được cổ phẳng và đẹp.

Chúc các bạn thành công với kỹ thuật may cổ áo sơ mi có mếch theo cách hiện đại.